Cách xây dựng bản luận cứ bào chữa

Xây dựng bản luận cứ bào chữa là một trong những văn bản quan trọng nhất của Luật sư trong quá trình tham gia tố tụng, là hệ thống lý lẽ vận dụng để chứng minh, khẳng định hoặc bác bỏ một vấn đề pháp lý nhất định.

Luận cứ chính là tiếng nói chính thức của Luật sư tại phiên toà, thể hiện khả năng tranh tụng và văn hoá ứng xử của Luật sư, thể hiện kiến thức pháp luật, kiến thức xã hội để luật sư tranh tụng tại phiên toà. Đây cũng chính là chỗ dựa vững chắc về mặt tâm lý cho thân chủ, giúp thân chủ tin tưởng vào sự công bằng của pháp luật, đồng thời cũng thể hiện được chất lượng và khả năng của luật sư khi tham gia bào chữa, bảo vệ cho thân chủ thể hiện ở bản luận cứ đầy súc tích, cô đọng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục người nghe.

Tại phiên tòa, luận cứ là văn bản thể hiện quan điểm của người bào chữa trong việc bào chữa hoặc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình. Luận cứ cũng chính là sản phẩm trí tuệ của người bào chữa; là kết quả của quá trình nghiên cứu hồ sơ, nghiên cứu các văn bản pháp luật, thu thập, tìm kiếm những chứng cứ có giá trị chứng minh để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ.

Luận cứ bào chữa bao gồm:
Luận cứ bào chữa cho bị cáo;
Luận cứ bảo vệ cho người bị hại;
Luận cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan hoặc các chủ thể tham gia tố tụng khác.

Mẫu luận cứ bào chữa vụ án hình sự có kết cấu như thế nào?

Kết cấu cơ bản bản Luận cứ gồm ba phần:

  • Phần mở đầu:
    Giới thiệu tư cách của luật sư, về văn phòng luật sư đang hành nghề, về lý do tham gia bảo vệ và nêu tổng quát nội dung vụ việc;
  • Phần quan điểm pháp lý:
    Phần này rất quan trọng, là trọng tâm và đúc kết quá trình nghiên cứu hồ sơ, trao đổi, thống nhất với thân chủ, thể hiện quan điểm pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ.”
    – Nếu Viện kiểm sát truy tố chưa đúng người đúng tội, chưa đúng với phân tích của Luật sư thì Luật sư cũng phải nêu quan điểm của mình, nếu cần thiết thì đề nghị trả hồ sơ để điều tra bổ sung
    – Nếu Viện kiểm sát truy tố đúng người đúng tội, đúng với nhận định phân tích của Luật sư thì Luật sư cũng cần phải nêu ý kiến, đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận việc truy tố của Viện kiểm sát
    – Đặc biệt khi phân tích trách nhiệm hình sự của bị cáo, người Luật sư phải chứng minh thiệt hại của thân chủ là có thật, do chính hành vi của bị cáo gây ra, hành vi của bị cáo là hành vi trái pháp luật, đồng thời việc yêu cầu bồi thường của người bị hại là có căn cứ.
  • Phần đề xuất, kết luận:
    Tóm tắt lại những nội dung chính đã trình bày, không cần thiết phải lập lại toàn bộ nội dung, nội dung lập lại phải không mâu thuẫn với nội dung đã trình bày
    Đưa ra những đề xuất cụ thể về cách giải quyết vụ án theo hướng có lợi nhất cho thân chủ của mình với Hội đồng xét xử, trên cơ sở đó đưa ra phán quyết về vụ án một cách khách quan, công bằng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng – thân chủ của mình.

» Xác định tư cách đương sự trong vụ án dân sự

» Dịch vụ Luật sư tranh tụng, biện hộ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe

Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe Bảng tổng hợp các…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Hình thức văn bản hành chính

Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…

Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo