Bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng phát sinh khi có thiệt hại thực tế do công trình xây dựng gây ra, có mối quan hệ nhân quả giữa nguyên nhân gây ra thiệt hại và thiệt hại xảy ra. Ai là người phải bồi thường, được xác định như thế nào, mức bồi thường là bao nhiêu, khi có thiệt hại xảy ra thì căn cứ phát sinh bồi thường trong lĩnh vực xây dựng là gì?
Mục lục bài viết
Khi xẩy ra tai nạn tại công trường gây thiệt hại đến: Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ.
Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
Do đó, phải bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng phải có các căn cứ sau:
Thiệt hại phải do sự tác động tự thân vận động của nhà cửa, công trình xây dựng được tạo nên từ sự tác động lẫn nhau của chính các thành tố nội tại trong cấu trúc nhà cửa, công trình xây dựng gây ra hoặc do nhà cửa, công trình xây dựng – những vật vô tri, vô giác cũng đang hàng ngày chịu sự tác động của các sự vật, hiện tượng khác (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,..) gây ra thiệt hại mà hoàn toàn không chịu sự tác động của con người.
Việc xác định người phải bồi thường thiệt hại là chủ sở hữu hay người chiếm hữu, người được giao quản lý, người sử dụng sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể như sau:
Nếu chủ sở hữu là người trực tiếp quản lý, sử dụng thì chủ sở hữu phải bồi thường.
Nếu do người khác chiếm hữu, sử dụng và do họ đã không thực hiện tốt nghĩa vụ quản lý thì họ phải bồi thường thiệt hại;
Theo đó, nếu chủ sở hữu là người đang thực hiện các quyền đối với tài sản hoặc đang được hưởng các lợi ích từ tài sản đó thì chủ sở hữu phải bồi thường, kể cả tại thời điểm đó nhà cửa, công trình xây dựng đang do người khác trực tiếp quản lý.
Nếu chủ sở hữu đã chuyển giao quyền khai thác công dụng hoặc hưởng các lợi ích từ nhà cửa, công trình xây dựng khác cho chủ thể khác (người thuê, người mượn,…) thì khi nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại, người được chuyển giao sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Hoặc, công trình đang xây dựng mà gây ra lún nền, nứt tường, nghiêng nhà của hộ liền kề thì lúc này trách nhiệm bồi thường sẽ là chủ sở hữu công trình đang xây dựng, nếu người thi công xây dựng cũng có lỗi thì phải liên đới bồi thường.
Ngoài các chủ thể trên, người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại có thể là người thi công. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thi công là quy định hoàn toàn mới trong Bộ luật dân sự năm 2015.
Thiệt hại xảy ra có thể bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
Mức độ bồi thường thiệt hại do hai bên thỏa thuận, căn cứ theo quy định của pháp luật và thiệt hại thực tế xảy ra, cụ thể gồm: mức thiệt hại thực tế đối với công trình lân cận bị hư hỏng và các chi phí khác có liên quan.
Các bên có thể tự xác định mức thiệt hại của công trình liền kề nếu không tự xác định được mức độ thiệt hại thì một trong các bên có thể thuê cơ quan định giá để xác định mức thiệt hại cụ thể để làm căn cứ bồi thường.
Nghị quyết số 06/2006/NQ-HĐTP quy định việc bồi thường thiệt trong một số trường hợp cụ thể như sau:
a) Trường hợp xảy ra thiệt hại về tài sản, người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải bồi thường các khoản sau:
– Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;
– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;
– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
b) Trường hợp xảy ra thiệt hại về tính mạng, người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải bồi thường các khoản sau:
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết.
– Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung.
– Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.
– Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm.
c) Trường hợp xảy ra thiệt hại về sức khỏe, người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải bồi thường các khoản sau:
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
– Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
– Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.
Trường hợp cụ thể của bạn thì về nguyên tắc, nếu bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại không thỏa thuận được khoản bồi thường cũng như mức bồi thường, bạn có quyền khởi kiện bên có gây thiệt hại ra Tòa án để đề nghị Tòa án xem xét, quyết định các khoản phải bồi thường, mức bồi thường…theo quy định của pháp luật.
» Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng
» Công trình xây dựng làm sụt lún, nứt nhà bồi thường như thế nào?
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…
Đăng ký đất đai lần đầu là rất quan trọng. Việc không đăng ký đất…
Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo