Bị can, Bị cáo có những quyền gì. Bị can, Bị cáo là tên gọi một người khi ở vào các giai đoạn tiến hành tố tụng khác nhau. Được gọi là bị can khi cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can, được gọi là bị cáo khi tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Theo quy định pháp luật hiện nay, Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Do vậy bị can, bị cáo vẫn có những quyền được bảo vệ theo pháp luật. Cụ thể Bộ luật tố tụng hình sự quy định các quyền như sau:
Điều 49. Bị can
1. Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự.
2. Bị can có quyền:
A) Được biết mình bị khởi tố về tội gì;
B) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ;
C) Trình bày lời khai;
D) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
Đ) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
E) Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;
G) Được nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
H) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
3. Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.
Điều 50. Bị cáo
1. Bị cáo là người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử.
2. Bị cáo có quyền:
A) Được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
B) Tham gia phiên toà;
C) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ;
D) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
Đ) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
E) Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;
G) Trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa;
H) Nói lời sau cùng trước khi nghị án;
I) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án;
K) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
3. Bị cáo phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.
Bị can, bị cáo được tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Theo các quy định hiện tại người thân được quyền chủ động mời luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo trong trường hợp bị can, bị cáo đang bị tạm giam.
» Điều kiện tại ngoại đối với bị can, bị cáo
» Luật sư bào chữa vụ án hình sự
Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe Bảng tổng hợp các…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…
Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…
Nghị định 176/2024/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng kinh phí từ xử phạt vi…
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo