Áp dụng khoản 3 Điều 29 Bộ luật hình sự 2015

Áp dụng khoản 3 Điều 29 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định có thể được miễn trách nhiệm hình sự như thế nào?

3. Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Quy định có thể được miễn trách nhiệm hình sự, hiện đang có 02 quan điểm chính:

– Quan điểm thứ nhất cho rằng trong quá trình thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, nếu người thực hiện hành vi phạm tội có đủ điều kiện để được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 thì cơ quan tiến hành tố tụng vẫn phải ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tiến hành một số hoạt động điều tra rồi mới ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can với căn cứ “được miễn trách nhiệm hình sự”. Như vậy mới đúng trình tự, thủ tục mà BLTTHS năm 2015 quy định (đối chiếu với quy định tại các Điều 143 và 157 BLTTHS năm 2015).

– Quan điểm thứ hai cho rằng trong trường hợp này, chỉ cần ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự với lý do “thuộc diện được miễn trách nhiệm hình sự” chứ không cần phải làm các bước như quan điểm thứ nhất bởi lẽ sẽ giảm bớt thủ tục, thời gian, kinh phí… cho các cơ quan tiến hành tố tụng, phù hợp với chủ trương “cải cách, giảm bớt thủ tục hành chính” hiện nay. Ngoài ra, còn có một lý do quan trọng nữa là sẽ có lợi cho người thực hiện hành vi phạm tội vì trong lý lịch của họ sẽ không có “án tích”. Đây là tư tưởng nhân văn, tiến bộ đã được Hiến định.

Ngoài hai quan điểm trên, còn có quan điểm cho rằng để việc miễn trách nhiệm hình sự thực hiện đúng quy định của pháp luật mà vẫn có lợi cho người phạm tội, chỉ cần ra quyết định khởi tố vụ án để điều tra nhưng không khởi tố bị can, sau đó ra quyết định đình chỉ vụ án. Đây cũng là một cách để miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội.

Về cơ bản, việc vận dụng quy định tại khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) để miễn trách nhiệm hình sự cho người thực hiện hành vi phạm tội cần được thực hiện linh hoạt, phù hợp với thực tiễn và đặc thù của từng vụ việc, từng nơi, và quan trọng nhất là sự thống nhất quan điểm giữa các cơ quan tiến hành tố tụng về đường lối giải quyết vụ án. Trên cơ sở đó, cần có cách thức giải quyết và áp dụng khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 hợp lý, hợp tình và đúng quy định của pháp luật, tránh áp dụng tràn lan, tùy tiện… Hay nói cách khác, việc áp dụng quy định này cần linh hoạt, đúng pháp luật, tránh cứng nhắc, hình thức, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

theo vksndtc.gov.vn

» Luật sư bào chữa hình sự

» Luật sư bào chữa vụ án hình sự

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Dịch vụ Lập vi bằng Thừa phát lại làm bằng chứng

Dịch vụ Thừa phát lại Lập vi bằng làm bằng chứng. Khi bạn một sự…

Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự bồi thường như thế nào?

Người mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho phương tiện xe ô tô, mô…

Thế nào là tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thư rác và cách ngăn chặn

Thế nào là tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thư rác và cách ngăn chặn.…

Nghị định 10/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai

Nghị định số 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo