Như Báo ANTĐ đã đưa tin, vừa qua, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với đối tượng Nguyễn Trọng Phương (37 tuổi, trú tại quận Ba Đình, Hà Nội) – người nhắn tin “đe dọa” chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh về tội khủng bố.
Tình trạng khai thác cát trên sông thời gian qua diễn ra khá phức tạp (ảnh minh họa)
Theo Luật sư, có đủ cơ sở pháp lý để khởi tố đối tượng nhắn tin đe dọa chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh về tội khủng bố. Bởi theo Điều 230a BLHS 1999 sửa đổi 2009 về tội danh này, người nào nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng mà xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá huỷ tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 10-20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Phạm tội trong trường hợp đe doạ thực hiện một trong các hành vi trên hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần thì bị phạt tù từ 2-7 năm.
Thông tư số 06/2012/TTLT/BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNTC-TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS về tội khủng bố cũng nêu rõ, hành vi khủng bố được thực hiện nhằm vào một trong các mục đích như gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng hoặc ép buộc chính quyền làm hoặc không làm một việc nhất định theo yêu cầu của những kẻ khủng bố, ép buộc tổ chức quốc tế làm hoặc không làm một việc nhất định theo yêu cầu của những kẻ khủng bố. Các hành vi này chỉ bị coi là khủng bố khi chúng được thực hiện nhằm vào một trong ba mục đích nêu trên. Trường hợp nhằm mục đích khác hoặc không rõ mục đích thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà người thực hiện các hành vi này sẽ bị xử lý theo các tội phạm tương ứng của BLHS.
Về yếu tố cấu thành tội phạm, cũng theo Thông tư số 06/2012, về mặt chủ quan, tội khủng bố được thực hiện với lỗi cố ý; mục đích của người thực hiện hành vi phạm tội là nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng. Tình trạng hoảng sợ trong công chúng là trạng thái tâm lý lo lắng của người dân về sự an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản. Hành vi uy hiếp tinh thần là đe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị uy hiếp hoặc thân nhân của họ nhằm làm cho người bị uy hiếp lo sợ, cản trở khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ một cách bình thường.
Cũng theo Luật sư, đối chiếu với các quy định nêu trên thì hành vi nhắn tin của Nguyễn Trọng Phương có thể đã uy hiếp tinh thần Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, phù hợp với quy định tại khoản 3, Điều 230a BLHS. Hành vi này nhằm khủng bố uy hiếp tinh thần của cán bộ, công chức hoặc công dân. Bên cạnh đó, nếu động cơ, mục đích của việc nhắn tin “đe dọa” lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh là nhằm ép buộc người có thẩm quyền quản lý và đứng đầu một địa phương là Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh “để yên” cho chúng trục lợi từ việc khai thác nguồn tài nguyên cát ở sông Cầu và hoạt động giao thông đường thủy thì tức là đối tượng đã nhắn tin với mục đích “ép buộc chính quyền làm hoặc không làm một việc nhất định theo yêu cầu của những kẻ khủng bố”. Nếu chứng minh được điều này, thì việc Cơ quan công an khởi tố Nguyễn Trọng Phương về tội khủng bố là phù hợp.
theo anninhthudo.vn
» Đối tượng nhắn tin đe dọa Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh
Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe Bảng tổng hợp các…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…
Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…
Nghị định 176/2024/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng kinh phí từ xử phạt vi…
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo