Tôi và chồng tôi lập gia đình được 7 năm, có 2 cháu (lớn 6 tuổi, cháu bé 4 tuổi, 2 xe máy và 1 ngôi nhà xây trong thời kỳ hôn nhân) đến nay do tính cách không hợp và nhiều mâu thuẫn giữa 2 vợ chồng, nên chúng tôi quyết định ly hôn. Về thủ tục ly hôn và việc phân chia quyền nuôi dưỡng con chúng tôi đã tìm hiểu rất kỹ nhưng còn việc phân chia tài sản rất mong luật sư tư vấn giúp.
Nay tôi muốn hỏi luật sư về căn nhà xây: 2 vợ chồng tôi là công chức, lương không được bao nhiêu nhưng khi xây nhà được bố mẹ vợ cho vay và cho nhiều hơn bố mẹ chồng, tuy nhiên không có giấy tờ vay mượn tiền của 2 bên.
Vậy luật sư cho tôi hỏi, khi vợ chồng tôi không thoả thuận được việc phân chia tài sản thì ngôi nhà chung sẽ được phân chia như thế nào?
Câu hỏi: Nếu trong trường hợp vợ tôi cố ý làm những giấy tờ vay mượn tiền của bố mẹ vợ để được chia phần nhiều hơn mà không có chữ ký của tôi thì tôi phải làm thế nào?
Nếu không thoả thuận được, toà thành lập hội đồng định giá thì giá đất và căn nhà là theo giá thời điểm hiện tại hay giá lúc mua và làm nhà (năm 2007)?
Rất mong luật sư giúp đỡ.
Lời tư vấn:
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email cho chúng tôi. Luật An Ninh xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Bộ Luật tố tụng dân sự 2015
Nội dung tư vấn
1. Nguyên tắc chia tài sản chung khi ly hôn
Điều 59, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết.
Theo nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến công sức đóng góp,
Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn Lật Hôn nhân và gia đình có gải thích như sau: “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.
Căn cứ điều 43, Luật hôn nhân và gia đình thì tài sản riêng cả vợ chồng gồm có: “Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.”
Như vậy, theo những quy định trên nếu vợ bạn chứng minh được khoản tiền mà bố mẹ vợ cho để xây nhà nhiều hơn bố mẹ chồng cho bạn thì vợ bạn có thể được chia phần nhiều hơn.
Thứ hai, việc hai vợ chồng bạn có vay tiền ông bà nội, ngoại để xây nhà thì đây sẽ là công nợ chung và hai vợ chồng phải có nghĩa vụ cùng trả nợ.
Trong trường hợp, hai bên có vay mượn của gia đình mà không có giấy tờ thì hai bên phải chứng minh. Việc chứng minh có thể dựa vào lời khai của các đương sự, lời khai của người làm chứng, nếu chuyển tiền qua ngân hàng thì phải có hóa đơn,….
2. Định giá tài sản khi ly hôn
Điều 104, BLTTDS 2014 quy định về định giá, thẩm định giá tài sản như sau:
“1. Đương sự có quyền cung cấp giá tài sản đang tranh chấp; thỏa thuận về giá tài sản đang tranh chấp.
Các đương sự có quyền thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để thực hiện việc thẩm định giá tài sản và cung cấp kết quả thẩm định giá cho Tòa án.
Việc thẩm định giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá tài sản.”
Đối chiếu quy định trên thì các đương sự có quyền thỏa thuận với nhau về việc xác định giá tài sản, lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để xác định giá trị tài sản. Định giá tài sản phải phù hợp với giá thi trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá.
Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;
Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản;
Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
» Thủ tục định giá tài sản chung khi ly hôn
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Đăng ký đất đai lần đầu là rất quan trọng. Việc không đăng ký đất…
Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…
Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo