Thủ tục tuyên bố một người mất tích. Một người đi biệt tích thời gian từ hai năm trở lên, thì cần làm đơn gửi cơ quan có thẩm quyền, kèm theo các giấy tờ, cần điều kiện và thủ tục để những người có quyền và lợi ích liên quan yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích.
Mục lục bài viết
– Điều 68, 69, 70 Bộ luật dân sự 2015.
– Khoản 3 Điều 27, điểm a Khoản 2 Điều 35, điểm b Khoản 2 Điều 39 Bộ luật TTDS, Chương XXVI Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Người liên quan có yêu cầu cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
Hồ sơ yêu cầu tòa án tuyên bố một người mất tích gồm các giấy tờ sau đây:
Tài liệu chứng minh việc đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người bị yêu cầu tuyên bố mất tích còn sống hay đã chết.
Trường hợp trước đó đã có quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó.
» Mẫu đơn trình báo người mất tích gửi cơ quan Công An
» Mẫu đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích
Bước 1: Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất tích làm đơn yêu cầu nộp cho Tòa án theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.
Bước 2: Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích, Toà án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích.
+ Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích.
+ Thời hạn thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là 04 tháng, kể từ ngày đăng, phát thông báo tìm kiếm lần đầu tiên.
+ Trong thời hạn thông báo, nếu người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về và yêu cầu Tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.
Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn công bố thông báo, Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.
Bước 4: Nếu Tòa án chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố mất tích. Có những trường hợp xả ra như sau:
– Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất tích;
– Trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích đó và được chấp nhận thì trong quyết định tuyên bố một người mất tích, Tòa án còn phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Theo khoản 1 Điều 68 Bộ Luật dân sự 2015, điều kiện để Tòa án tuyên bố một người mất tích là:
“Điều 68. Tuyên bố mất tích
1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
2. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.”
Điều 387 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về Đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích:
“1. Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm; trường hợp trước đó đã có quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó. “
Như vậy, có thể thấy thời gian mà có thể tuyên bố một người bị mất tích là từ hai năm trở lên (biệt tích- tức là không thấy tung tích ở đâu, không biết còn sống hay đã chết)
Theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân huyện nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất tích có nơi cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích.
Như vậy, việc đầu tiên mà người yêu cầu tuyên bố một người mất tích cần xác định nơi cư trú cuối cùng của người đó để có thể nộp đơn đúng tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Việc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích khi:
1. Người bị Tòa án tuyên bố mất tích trở về hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích, trong đó phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự.
» Hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích
Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe Bảng tổng hợp các…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…
Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…
Nghị định 176/2024/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng kinh phí từ xử phạt vi…
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo