Thủ tục “Cấp biên bản kiểm tra xác nhận các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy”
Cơ quan thực hiện: Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy và các Phòng Cảnh sát PC&CC phụ trách quận, huyện, thị xã thuộc Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội.
Địa chỉ: * Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy: Tiếp nhận các hồ sơ là trụ sở các cơ quan Đảng, Chính phủ, Quốc hội, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan Đảng, Chính quyền của thành phố Hà Nội, các Sở, ban, ngành thuộc TP Hà Nội, các tòa nhà có chiều cao từ 30 tầng trở lên và các tòa nhà có từ 03 tầng hầm trở lên không nằm trong các khu đô thị, các khách sạn từ 05 sao trở lên, trụ sở các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Chính phủ.
Địa chỉ: Tầng 1, CT14A2 khu đô thị Nam Thăng Long, quận Tây Hồ, TP Hà Nội.
* Các Phòng Cảnh sát PC&CC phụ trách quận, huyện, thị xã: Tiếp nhận các hồ sơ còn lại nằm trên địa bàn được phân công quản lý, cụ thể:… » Luật phòng cháy chữa cháy
2. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a. Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Văn bản đề nghị kiểm tra điều kiện an toàn về PCCC của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
– Bản thống kê các phương tiện phòng cháy và chữa cháy; phương tiện, thiết bị cứu người cơ sở đã trang bị;
– Quyết định thành lập Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy;
– Phương án chữa cháy của cơ sở và phương án chữa cháy của cơ quan Cảnh sát PC&CC (với cơ sở thuộc danh mục do cơ quan Cảnh sát PC&CC có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy);
– Văn bản thẩm duyệt, phê duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; bản cam kết dự án, công trình đã được thẩm định, phê duyệt diệt kế và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (nếu cơ sở thuộc danh mục Phụ lục IV Nghị định số 79/2014/NĐ-CP).
b. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
3. Thời hạn giải quyết: Không quá 05 (năm) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
4. Lệ phí: Không.
5. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy và các Phòng Cảnh sát PC&CC phụ trách quận, huyện, thị xã thuộc Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội.
6. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Đại diện cơ sở (các cơ sở được điều chỉnh tại Nghị định số 72/2009/NĐ-CP “Quy định về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện”, Thông tư số 33/2010/TT-BCA “Quy định cụ thể về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện” và văn bản quy phạm pháp luật của một số lĩnh vực quản lý nhà nước như y dược tư nhân, rượu, …) đến nộp hồ sơ tại trụ sở của Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy và các Phòng Cảnh sát PC&CC phụ trách quận, huyện, thị xã thuộc Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội.
– Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, cán bộ tiếp nhận ghi phiếu nhận và hẹn trả và trao cho người đến làm thủ tục;
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (ngày Lễ, Tết nghỉ).
Bước 3: Chủ cơ sở (chủ đầu tư có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện và có mặt khi Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội kiểm tra thực tế các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở. Kết quả kiểm tra được lập thành biên bản theo mẫu PC05 – Thông tư số 11/TT-BCA, cụ thể:
– Trường hợp cơ sở không đảm bảo điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định thì lập biên bản kiểm tra ghi nhận đầy đủ các thiếu sót, tồn tại về phòng cháy và chữa cháy, kiến nghị đề ra thời hạn để cơ sở khắc phục, kết luận cơ sở chưa đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC theo quy định tại Điều 7Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, hướng dẫn cơ sở sau khi đã thực hiện đầy đủ các kiến nghị về phòng cháy và chữa cháy thì có văn bản thông báo để xem xét, tiến hành kiểm tra lại.
– Khi cơ sở đảm bảo điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định hoặc cơ sở đã thực hiện đầy đủ các kiến nghị của cơ quan Cảnh sát PC&CC trong lần kiểm tra trước thì kết luận cơ sở đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP. Thông báo cho cơ sở đến nhận biên bản kiểm tra sau 01 ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản kiểm tra.
Bước 4: Đến nhận Biên bản kiểm tra xác nhận các điều kiện an toàn PCCC tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội.
Thời gian trả kết quả thực hiện: từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (ngày Lễ, Tết nghỉ).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Biên bản kiểm tra xác nhận các điều kiện về PCCC.
8. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
9. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
10. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29/6/2001 và Luật phòng cháy và chữa cháy sửa đổi ngày 22/11/2013;
– Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy, Luật phòng cháy và chữa cháy sửa đổi;
11. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không.
Theo canhsatpccc.hanoi.gov.vn
» Nghị định 79/2014/NĐ-CP Quy định luật phòng cháy và chữa cháy
» Dịch vụ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Đăng ký đất đai lần đầu là rất quan trọng. Việc không đăng ký đất…
Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…
Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo