Nghĩa vụ trả nợ của bên vay trong hợp đồng vay

Nghĩa vụ trả nợ của bên vay trong hợp đồng vay
Câu hỏi: Tôi có cho anh X mượn 300 triệu đồng. Tôi và anh X có ký hợp đồng vay. Hết thời hạn vay, tôi đã đòi nhiều lấn mà anh X không trả. Anh X có một mảnh đất là tài sản có giá trị duy nhất nhưng hiện nay đang thế chấp ở ngân hàng. Tôi đã làm đơn khởi kiện và yêu cầu phong tỏa tài sản nhưng do tài sản thế chấp nên tòa không đáp ứng nhu cầu phong tỏa tài sản. Cho tôi hỏi trường hợp này để tránh để bị đơn lấy lại tài sản thế chấp và bán cho người khác trong quá trình chưa định án tôi phải làm gì để đảm bảo bị đơn có tài sản trả cho tôi khi tòa định án?

Luật sư trả lời:
Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 có quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
“1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Như vậy, sau khi hết hạn trả tiền theo thời hạn quy định trong hợp đồng vay tiền, nếu bên vay không trả hoặc chậm trả thì bạn có quyền làm đơn khởi kiện tới Tòa án để yêu cầu Tòa án giải quyết và khi đó, bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án dân sự, nếu người vay tiền có tài sản là quyền sử dụng đất đang thế chấp tại ngân hàng thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thanh lý bán đấu giá mảnh đất của người này để thu hồi nợ, sẽ ưu tiên trả nợ cho ngân hàng trước, còn lại bao nhiêu thì trả cho bạn.
Hiện nay, do tài sản đang thế chấp tại ngân hàng do đó bạn không yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản được.
Nếu bạn có căn cứ cho rằng người vay tiền đã trả nợ cho ngân hàng lấy tài sản về thì bạn làm đơn khởi kiện gửi tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay tiền cư trú để yêu cầu giải quyết khi vi phạm nghĩa vụ trả nợ đồng thời làm đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản.

» Tư vấn soạn thảo Hợp đồng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Một luật sư có được tham gia hai tổ chức hành nghề luật sư cùng lúc không?

Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo