Mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý. Cụ thể, theo quy định tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 nêu những nhóm người thuộc diện được trợ giúp pháp lý thì làm đơn gửi cơ quan tiến hành tố tụng.
Mục lục bài viết
Người thuộc diện được trợ giúp pháp lý
Theo quy định tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý gồm có các diện sau đây:
– Người có công với cách mạng;
– Người thuộc hộ nghèo;
– Trẻ em;
– Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
– Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
– Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo;
– Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng liệt sĩ còn nhỏ có khó khăn về tài chính;
– Người nhiễm chất độc da cam có khó khăn về tài chính;
– Người cao tuổi có khó khăn về tài chính;
– Người khuyết tật có khó khăn về tài chính;
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự có khó khăn về tài chính;
– Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình có khó khăn về tài chính;
– Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người có khó khăn về tài chính;
– Người bị nhiễm HIV có khó khăn về tài chính.
Lưu ý: Điều kiện khó khăn về tài chính được xác định như sau: là người thuộc hộ cận nghèo hoặc là người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật (Điều 2 Nghị định 144/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật TGPL).
Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BTP ngày 28/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (Mẫu số 02-TP-TGPL)
Download mẫu số 02: Mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………., ngày ….. tháng ….. năm 20……
ĐƠN YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Kính gửi: (1)……………………………………………..
I. Phần thông tin dành cho người yêu cầu trợ giúp pháp lý
Họ và tên: (2)……………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………………………………………………
Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………….
Số CMND/Thẻ căn cước công dân: ………………..Cấp ngày ……………. tại ……………
Mối quan hệ với người được trợ giúp pháp lý:
II. Phần thông tin dành cho người được trợ giúp pháp lý
Họ và tên: (3)……………………………………………………………………………………………………..
Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………… Giới tính: ……………………….
Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………………………………………….
Điện thoại: …………………………………………………………………………………………………………..
Số CMND/Thẻ căn cước công dân: …………….. cấp ngày ………. tại ……………….
Dân tộc:…………………………………………………………………………………………………………….
Diện người được trợ giúp pháp lý:………………………………………………………………
III. Nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Tư vấn pháp luật
Tham gia tố tụng
Đại diện ngoài tố tụng
a) …………………………………………………………………………………………………………….
b) …………………………………………………………………………………………………………….
c) …………………………………………………………………………………………………………….
Tôi xin cam đoan lời trình bày trên là đúng sự thật. Đề nghị (1)………………………………………. xem xét trợ giúp pháp lý.
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ)
Chú thích:
(1): Tên tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;
(2): Họ và tên người yêu cầu trợ giúp pháp lý;
(3): Họ và tên người được trợ giúp pháp lý.
– Người được trợ giúp pháp lý có thể tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý;
– Vụ việc trợ giúp pháp lý liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý;
– Vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 26 của Luật Trợ giúp pháp lý;
– Vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc lĩnh vực, hình thức trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 27 của Luật Trợ giúp pháp lý;
– Vụ việc trợ giúp pháp lý không thuộc trường hợp phải từ chối theo quy định tại khoản 3, Điều 30 của Luật Trợ giúp pháp lý.
– Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;
– Giấy tờ chứng minh người thuộc diện trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 33 Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý;
– Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.
– Số lượng: 01 bộ.
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;
– Gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính;
– Gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử.
* Lưu ý: Việc nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý được thực hiện như sau:
– Trường hợp nộp trực tiếp tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý: người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc và xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;
Trong trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không thể tự mình viết đơn thì người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm ghi các nội dung vào mẫu đơn để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn.
– Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc và bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;
– Trường hợp gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử, khi gặp người thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thức giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; Chi nhánh TGPL; tổ chức hành nghề luật sư hoặc tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện TGPL/đăng ký tham gia TGPL
Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý, người yêu cầu phải nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh, Chi nhánh của Trung tâm hoặc tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý (tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp; tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý).
– Sau khi tiếp nhận hồ sơ, người tiếp nhận phải xem xét và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện thụ lý hoặc phải bổ sung thêm giấy tờ, tài liệu có liên quan. Trường hợp người yêu cầu chưa thể cung cấp đầy đủ hồ sơ nhưng cần thực hiện trợ giúp pháp lý ngay do vụ việc sắp hết thời hiệu khởi kiện (còn dưới 05 ngày làm việc), sắp đến ngày xét xử (theo quyết định đưa vụ án ra xét xử còn dưới 05 ngày làm việc), cơ quan tiến hành tố tụng chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc để tránh gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý thì người tiếp nhận yêu cầu báo cáo người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và thụ lý ngay, đồng thời hướng dẫn người yêu cầu trợ giúp pháp lý bổ sung các giấy tờ, tài liệu cần thiết.
– Thời hạn bổ sung giấy tờ, tài liệu chứng minh là người được trợ giúp pháp lý đối với trường hợp thụ lý ngay vụ việc trợ giúp pháp lý, cụ thể như sau:
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi vụ việc trợ giúp pháp lý được thụ lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cung cấp, bổ sung các giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý. Trường hợp người được trợ giúp pháp lý cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trường hợp bất khả kháng thì thời hạn bổ sung giấy tờ, tài liệu là 10 ngày làm việc, kể từ khi vụ việc trợ giúp pháp lý được thụ lý;
+ Trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý trong thời hạn nêu trên thì vụ việc trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện. Việc không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý được tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người được trợ giúp pháp lý.
– Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý đủ điều kiện thụ lý Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh, Chi nhánh của Trung tâm hoặc tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý vào Sổ thụ lý, theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý.
– Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý từ chối thụ lý và thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người yêu cầu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Yêu cầu trợ giúp pháp lý không phải là vụ việc cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý và không phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý;
+ Yêu cầu trợ giúp pháp lý có nội dung trái pháp luật;
+ Người được trợ giúp pháp lý đã chết;
+ Vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác thụ lý, giải quyết.
» Nghị định 144/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Trợ giúp pháp lý
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Đăng ký đất đai lần đầu là rất quan trọng. Việc không đăng ký đất…
Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…
Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo