Luật sư bào chữa hình sự tại tòa án quân sự

Luật sư bào chữa hình sự tại tòa án Quân sự, toà án Quân chủng Hải quân các cấp, Luật sư với tư cách là người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bị can, bị cáo về các tội thuộc thẩm quyền của tòa án quân sự quân khu, tòa án binh quân khu, tòa án quân sự khu vực. Luật sư tham gia tố tụng ở Tòa án quân sự đảm nhiệm công tác xét xử hình sự trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ quốc phòng.

Luật sư bào chữa hình sự tại tòa án quân sự

Với đội ngũ luật sư có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các tranh chấp tại Toà án Quân sự. Văn phòng luật sư chúng tôi cung cấp dịch vụ cho quý khách về mọi loại án hình sự, dân sự, kinh tế… được giải quyết trong quân đội cụ thể:

1. Luật sư bào chữa tội hình sự trong quân sự:

– Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân;
– Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp;
– Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
– Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính;
– Các tội phạm về tham nhũng;
– Các tội phạm về chức vụ;
– Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
– Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người;
– Các tội xâm phạm sở hữu;
– Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng;
– Các tội phạm về ma túy;
– Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình;
– Các vụ án hình sự liên quan đến người chưa thành niên phạm tội;
– Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân;
– Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế;
– Các tội phạm về môi trường…

2. Xác định cơ quan có thẩm quyền điều tra

Thẩm quyền điều tra một vụ án hình sự được quy định cụ thể tại Điều 163 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Theo đó, việc xác định cơ quan có thẩm quyền điều tra dựa vào ba yếu tố:

  • Theo hệ thống tổ chức của Cơ quan điều tra – loại Cơ quan điều tra;
  • Theo phân cấp Cơ quan điều tra;
  • Theo lãnh thổ – nơi xảy ra tội phạm.

Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt. Khi có tranh chấp về thẩm quyền điều tra thì Viện kiểm sát có trách nhiệm giải quyết.

2.1 Hệ thống tổ chức của Cơ quan điều tra:

Trong Quân đội nhân dân thì Cơ quan điều tra bao gồm Cơ quan điều tra quân sự (được tổ chức ở Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục, Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng, Binh đoàn, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Cơ quan điều tra hình sự khu vực) và Cơ quan điều tra an ninh quân đội (được tổ chức ở Bộ Quốc phòng, ở Quân khu, Quân chủng, Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng).

Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm: Cục điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Phòng điều tra thuộc Viện kiểm sát quân sự Trung ương.

2.2 Phạm vi điều tra đối với từng Cơ quan điều tra

Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, “Viện kiểm sát”, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.

Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự. Điều này được quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA.

Những tội phạm không thuộc hai trường hợp trên thì đều do Cơ quan điều tra của Công an nhân dân điều tra.

Ngoài ra, Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp “thực hiện tội phạm tại nhiều nơi khác nhau” hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.

2.3 Thẩm quyền điều tra được phân cấp thế nào?

Phân cấp thẩm quyền điều tra được xác định như sau:

  • Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực;
  • Cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp tỉnh hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều nơi, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;
  • Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp khu vực nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;
  • Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng điều tra vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại; vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều tỉnh, vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra.

Như vậy, người thân của bị can, bị cáo có thể mời luật sư ngay từ khi bị bắt, trong giai đoạn Điều tra, Truy Tố, Xét xử tại tòa án để bảo vệ cho mình, người thân trong vụ án được xét xử thuộc thẩm quyền của quân sự.

» Luật sư bào chữa tội hình sự

» Luật sư bảo vệ cho người bị hại trong vụ án hình sự

Liên hệ luật sư tham gia tố tụng tại tòa án quân sự:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Một luật sư có được tham gia hai tổ chức hành nghề luật sư cùng lúc không?

Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo