Hôn nhân cận huyết thống và quy định của pháp luật. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôn nhân cận huyết thống như trình độ nhận thức, hiểu biết của người dân còn thấp, tập tục, hủ tục lạc hậu, vùng kinh tế khó khăn, chưa nhận thức được những hệ quả khôn lường của việc kết hôn cùng huyết thống.
Mục lục bài viết
Hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân nội tộc, chỉ những cặp hôn nhân trong cùng họ hàng gần gũi với nhau, hay nói cách khác hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân giữa những người có cùng dòng máu trực hệ.
Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình về các trường hợp cấm kết hôn thì có thể hiểu hôn nhân cận huyết thống là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Khoản 17 điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định: “Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.”
Khoản 18 điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định: “Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.”
Kết hôn cận huyết thống dẫn đến rất nhiều hệ lụy khôn lường, ảnh hưởng đến nòi giống, đến sức khỏe của đứa con sinh ra. Đứa con sinh ra ít nhiều gì cũng có mang một số gen bệnh lý ở thể lặn nên không biểu hiện ra ngoài. Nhưng nếu cùng dòng máu trực hệ lấy nhau, bệnh lý từ các gen lặn này trong họ nguy cơ trùng nhau tăng gấp nhiều lần và sẽ trở thành gen trội ở những đứa con sinh ra và các bệnh lý bẩm sinh sẽ xuất hiện như các bệnh về máu, các bệnh dị dạng về xương, thiểu năng trí tuệ, lùn, ốm yếu và nhiều dị dạng khác và những bệnh lý này làm cho thai chết non, trẻ chết sớm hoặc không thể chữa dứt được. Bệnh lại di truyền tiếp cho thế hệ sau làm cho suy thoái giống nòi dần. Từ đó làm cho con sinh ra mắc các căn bện nêu trên và rất chậm phát triển.
Hôn nhân cận huyết thống ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dân số, suy giảm giống nòi, ảnh hưởng đến nguồn nhân lực của đất nước. Cùng với đó sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước.
3.1. Xử phạt hành chính:
Khoản 2 điều 59 Nghị định 82/2020 quy định: “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;”
3.1. Xử lý hình sự:
Liên quan đến hôn nhân cận huyết thống Điều 181 Bộ luật hình sự 2015 quy định:
“Điều 181. Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện
Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.”
» Họ hàng cách mấy đời mới được kết hôn?
» Đăng ký kết hôn cần những giấy tờ gì, nộp ở đâu?
Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe Bảng tổng hợp các…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…
Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…
Nghị định 176/2024/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng kinh phí từ xử phạt vi…
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo