Con dấu chữ ký có trị pháp lý hay không?

Về giá trị pháp lý của con dấu Chữ ký. Con dấu chữ ký không hề được pháp luật công nhận và về nguyên tắc, mọi chữ ký đều phải là chữ ký tươi – chữ ký trực tiếp của chính người ghi tên bên dưới chữ ký.

Con dấu chữ ký chỉ là sự mô phỏng chữ ký thật và không được đăng ký hay công nhận ở bất cứ một cơ quan có thẩm quyền nào.

Các rắc rối pháp lý có thể phát sinh
Nếu quý vị là người đại diện theo pháp luật của công ty, tổ chức nào đó, theo quy định của pháp luật, quý là người có trách nhiệm: quản lý và sử dụng con dấu pháp nhân.

Về nguyên tắc: Văn bản của công ty chỉ có giá trị pháp lý khi có đầy đủ chữ ký của quý vị (hoặc người được bạn ủy quyền) và đóng dấu công ty lên trên chữ ký đó.

Trên thực tế: 1 văn bản có đóng dấu công ty với chữ ký của ai đó, hoặc chữ ký giả, chữ ký con dấu… đều được mặc nhiên coi là có giá trị pháp lý – nếu không có căn cứ chứng minh chữ ký trên là giả.

Chỉ người đại diện theo pháp luật mới có quyền quản lý, sử dụng con dấu pháp nhân. Vì thế, nếu người ký là giả thì sao người đại diện theo pháp luật lại đồng ý đóng con dấu pháp nhân lên chữ ký giả đó.

Trường hợp chứng minh được chữ ký là giả
Văn bản sẽ không có hiệu lực pháp lý nữa, nhưng khi đó, giám đốc công ty – người đại diện theo pháp luật vẫn hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thiếu trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng con dấu, mọi hậu quả phát sinh trước hết sẽ do Người đại diện theo pháp luật gánh chịu.

Vì vậy, tốt nhất, quý vị cần thiết phải là người trực tiếp quản lý và sử dụng con dấu nói trên. Hoặc một thực tế hiện nay, con dấu công ty thường giao cho bộ phận văn thư quản lý. Nếu như vậy, quý vị cần thiết phải có một băn bản rõ ràng quy định về nguyên tắc, quy trình quản lý, sử dụng con dấu đó.

Về mặt Luật – tính hợp pháp:

Điều 1 Nghị định 58/2001/NĐ-CP về quản lý, sử dụng con dấu quy định:

“Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức ….”

Theo Điều 25 khoản 3 Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư quy định: “Những văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành phải ĐÓNG DẤU của cơ quan, tổ chức đó”

Về mặt logic – tính hợp lý:

Công ty là 1 pháp nhân thực hiện mọi hoạt động thông qua 1 cá nhân chính là Người đại diện theo pháp luật (hoặc người khác được ủy quyền).

Để phân biệt 1 Văn bản được ban hành bởi 1 Pháp nhân A hay của 1 Cá nhân B (đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Pháp nhân A đó) thì: bắt buộc phải có những dấu hiệu thể hiện trên Văn bản.

Dấu hiệu đó chính là: Con dấu của Pháp nhân.

– Văn bản của Công ty A ban hành bắt buộc có: Chữ ký ông B và Con dấu Cty A

– Văn bản của Cá nhân ông B ban hành chỉ có: Chữ ký của ông B

=> Nếu Văn bản của Công ty A mà chỉ có Chữ Ký của ông B thì sẽ: Không Thể Phân Biệt được Văn bản của Công ty với Văn bản của Cá nhân người đại diện theo pháp luật.

(Đơn giản như ông B ký các văn bản về Bảo hiểm cá nhân, bảo hiểm tài sản, hợp đồng mua bán cá nhân, hóa đơn thanh toán cá nhân, gia đình… sẽ không thể coi là Công ty A ký hợp đồng, văn bản đó được.)

» Tư vấn Luật doanh nghiệp

» Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Một luật sư có được tham gia hai tổ chức hành nghề luật sư cùng lúc không?

Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo