Cấp sổ đỏ sai quy định trách nhiệm cơ quan Nhà nước như thế nào? Cấp sổ đỏ sai quy định pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật đất đai, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức sử dụng đất. Vậy, cấp sổ đỏ sai quy định trách nhiệm cơ quan Nhà nước như thế nào?
Mục lục bài viết
Cấp sổ đỏ sai quy định có nghĩa là việc cấp sổ đỏ trái với những điều khoản đã được Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn liệt kê, điều chỉnh về vấn đề cấp sổ đỏ:
– Cấp sổ đỏ sai đối tượng
– Cấp sổ đỏ sai diện tích
– Cấp sổ đỏ sai mục đích sử dụng
– Cấp sổ đỏ cho đất không đủ điều kiện
– Cấp sổ đỏ cho đất không đúng trình tự, thủ tục luật định
Căn cứ theo quy định tại Điều 105 Luật đất đai năm 2013, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) thuộc về các cơ quan như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
+ Cấp Sổ đỏ cho tổ chức, cơ sở tôn giáo.
+ Cấp Sổ đỏ cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện:
+ Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
+ Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 99 Luật đất đai 2013 có quy định về các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) như sau:
– Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
– Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất
– Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ
– Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành
– Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
– Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
– Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất
– Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
– Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có
– Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.
Như vậy, khi thuộc một trong các trường hợp trên, người sử dụng đất được cấp sổ đỏ theo quy định pháp luật.
4.1. Các lỗi vi phạm thường gặp của cơ quan nhà nước khi cấp sổ đỏ sai quy định pháp luật
Hiện nay, việc cấp sai sổ đỏ xảy ra rất phổ biến. Cụ thể xuất phát từ việc cán bộ địa chính có thẩm quyền không thực hiện xác minh kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, không đo vẽ ngoài thực tế, không lấy ý kiến các hộ liền kề…Việc này gây ra nhiều hệ lụy, thế nhưng, các ngành chức năng không mấy quan tâm đến việc khắc phục hậu quả và quy trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân đã làm sai. Chính việc này đã kéo theo tình trạng khiếu kiện hành chính liên quan đến việc cấp nhầm, sai số thửa trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Điều này không chỉ khiến cho số lượng án hành chính tăng cao mà còn gây phiền phức cho những người liên quan và cả các cơ quan quản lý nhà nước.
Căn cứ theo quy định tại Điều 207 Luật đất đai 2013, cơ quan Nhà nước khi thi hành công vụ có hành vi vi phạm pháp luật về việc cấp sổ đỏ thì sẽ bị xử phạt tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể những hành vi vi phạm như sau:
– Vi phạm quy định về hồ sơ và mốc địa giới hành chính bao gồm các hành vi sau:
+ Làm sai lệch sơ đồ vị trí, bảng tọa độ, biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính.
+ Cắm mốc địa giới hành chính sai vị trí trên thực địa.
– Vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm các hành vi sau:
+ Không tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kịp thời theo quy định.
+ Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
+ Không thực hiện công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
+ Không công bố việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất.
+ Không báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
– Vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm các hành vi sau:
+ Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất không đúng vị trí và diện tích đất trên thực địa.
+ Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
+ Giao lại đất, cho thuê đất trong khu công nghệ cao, khu kinh tế, cảng hàng không, sân bay dân dụng không phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Vi phạm quy định về thực hiện trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất bao gồm các hành vi sau:
+ Không nhận hồ sơ đã hợp lệ, đầy đủ, không hướng dẫn cụ thể khi tiếp nhận hồ sơ, gây phiền hà đối với người nộp hồ sơ, nhận hồ sơ mà không ghi vào sổ theo dõi.
+ Tự đặt ra các thủ tục hành chính ngoài quy định chung, gây phiền hà đối với người xin làm các thủ tục hành chính.
+ Giải quyết thủ tục hành chính không đúng trình tự quy định, trì hoãn việc giao các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền ký cho người xin làm thủ tục hành chính.
+ Giải quyết thủ tục hành chính chậm so với thời hạn quy định.
+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính mà từ chối thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hành chính.
+ Thực hiện thủ tục hành chính không đúng thẩm quyền.
+ Quyết định, ghi ý kiến hoặc xác nhận vào hồ sơ không đúng quy định, từ đó gây thiệt hại hoặc tạo điều kiện cho người xin làm thủ tục hành chính gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức và công dân.
+ Làm mất, làm hư hại, làm sai lệch nội dung hồ sơ.
4.2. Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước khi cấp sổ đỏ sai quy định pháp luật
Theo quy định tại Điều 206, Điều 207 Luật đất đai 2013, người có hành vi vi phạm dẫn đến việc cấp Giấy chứng nhận trái pháp luật bị xử lý như sau:
– Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp gây thiệt hại cho Nhà nước, cho người khác thì phải bồi thường theo mức thiệt hại thực tế cho Nhà nước hoặc cho người bị thiệt hại.
– Đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, tùy theo tính chức, mức độ sự việc mà cán bộ công chức cấp sai Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh đó, nếu như có gây thiệt hại cho Nhà nước còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo đúng mức thiệt hại thực tế.
» Quy định thu hồi sổ đỏ cấp sai
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…
Theo quy định tại Thông tư 73/2024/TT-BCA thì từ ngày 01/01/2025, người dân đã có thể tra…
Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…
Nghị định 176/2024/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng kinh phí từ xử phạt vi…
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo