Các thời kỳ của pháp luật thừa kế? Phân tích lịch sử phát triển pháp luật thừa kế tại Việt Nam? Chế độ phong kiến Việt Nam tồn tại qua nhiều thế kỷ. Mỗi nhà nước phong kiến đều ban hành các văn bản pháp luật để củng cố quyền lực và phục vụ cho công việc quản lý đất nước. Đáng chú ý là các bộ luật của các triều đại phong kiến như Bộ luật Hồng Đức năm 1483, Bộ luật Gia Long năm 1815.
Mục lục bài viết
Ngoài bộ luật, các nhà nước phong kiến còn ban hành nhiều văn bản đơn hành như chiếu, chỉ dụ, lệnh của vua… Nội dung của các bộ luật điều chỉnh nhiêu quan hệ xã hội thuộc đôi tượng của nhiều ngành luật hiện nay. Trong đó có những quy định về thừa kế theo di chúc và theo pháp luật. Trong luật Hồng Đức quy định các con (con trai, con gái, con nuôi) đều có quyền thừa kế của cha, mẹ. Mọi người đều có quyền để lại hương hoả cho con cháu. Điều 390 Bộ luật Hồng Đức quy định: “Cha mẹ làm chúc thư phân chia tài sản, thiết lập hương hỏa trong chúc thư”. Bộ luật của Gia Long thì lại không thừa nhận quyền thừa kế của con gái mà chú trọng đến quyền lợi của con trai; vấn đề thừa kế theo di chúc đã được đề cập như Điều 388 quy định: “Nếu có mệnh lệnh của cha mẹ, phải theo đúng. Vi phạm điều này sẽ mất phần của mình”.
Xét về mặt nội dung, các quy định về thừa kế trong hai bộ luật Hồng Đức và Gia Long tương đối chặt chẽ và đầy đủ.
Thời kì Pháp thuộc, ở Việt Nam áp dụng các bộ luật sau: Bộ dân luật Bắc Kì năm 1931 và Hoàng Việt Trung Kì hộ luật năm 1936. Trong các bộ luật này đều có các quy định về thừa kế theo di chúc và theo pháp luật.
Sau Cách mạng tháng Tám Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Một Nhà nước non trẻ đã phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp về chính trị, văn hoá, xã hội… Nhiệm vụ chủ yếu của Nhà nước lúc này là phải bảo vệ, củng cố thành quả cách mạng, kể cà những vấn đề liên quan đẹn lĩnh vực dân sự. Để bảo đảm cho các quan hệ xã hội về dân sự phát triển bình thường, Nhà nước cần phải có hệ thống pháp luật. Vì vậy, mặc dù bận trăm công ngàn việc của những ngày đầu dựng nước và giữ nước, ngày 22/5/1950 Hồ Chủ tịch đã kí sẳc lệnh số 97/SL về việc sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật, quy định một số nguyên tắc mới để áp dụng trong điều kiện của nền dân chủ nước ta. Riêng trong lĩnh vực thừa kế đã quy định vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau; con trai, con gái đều có quyền thừa kế di sản của cha, mẹ; chồng goá, vợ goá, các con đã thành niên có quyền xin chia di sản; con, cháu hoặc vợ goá, chồng goá không bắt buộc phải nhận thừa kế của người đã chết; các chủ nợ của người đã chết không có quyền đòi người thừa kế phải thanh toán nợ quá phần di sản mà người đó nhận được.
Hiến pháp năm 1959 đã công nhận vấn đề thừa kế thành nguyên tắc tại Điều 19 như sau: “Nhà nước chiếu theo pháp luật, bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân”. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định:
“Các con đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình và trong việc hưởng thừa kế, không phân biệt con trai, con gái, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi”.
Sau này, để đáp ứng yêu cầu của công tác xét xử trong phạm vi chức năng do Luật tổ chức toà án quy định. Toà án nhân dân tối cao ra nhiều thông tư hướng dẫn như: Thông tư số 549/NCPL ngày 27/8/1968 hướng dẫn đường lối xét xử các việc tranh chấp về thừa kế; Thông tư số 02/TATC ngày 02/8/1973 hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kể di sản liệt sĩ…
Hiến pháp năm 1980 ghi nhận “Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân” (Điều 27). Để phục vụ cho công tác xét xử các tranh chấp về thừa kế đồng thời bổ sung một số điểm cho phù hợp với Hiến pháp mới, qua tổng kết rút kinh nghiệm công tác xét xử, Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư 81 ngày 24/7/1981 hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế (di sản thừa kế, thừa kế theo di chúc, thừa kể theo pháp luật, phân chia di sản thừa kế v.v..). Thông tư số 81 là văn bản tương đối hoàn chỉnh về các quy phạm liên quan đến quyền thừa kế.
Tiếp đó, Luật hôn nhân và gia đình ban hành năm 1986 đã quy định một số điều liên quan đến quyền thừa kế của vợ, chồng (Điều 14, Điều 16, Điều 17…).
Ngày 30/8/1990, Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã thông qua Pháp lệnh thừa kế năm 1900. Qua hơn 5 năm thực hiện Pháp lệnh thừa kế và thực tiễn xét xử cho thấy pháp lệnh này đã đi vào cuộc sống, về cơ bản vẫn phù hợp với thực trạng các quan hệ thừa kế hiện nay, bảo đảm được quyền thừa kế của công dân được các tầng lớp nhân dân đồng tình, chấp nhận.
Thừa kế được quy định tại Phần thứ tư BLDS năm 1995 đã kế thừa hầu hết các quy định của Pháp lệnh về thừa kể năm 1990. Ngoài ra có bổ sung một số vấn đề mới trong lĩnh vực thừa kế, đặc biệt là việc thừa kế quyền sử dụng đất của cá nhân và thành viên của hộ gia đình.
Phần thứ tư BLDS năm 2005 về cơ bản vẫn giữ nguyên như trong quy định BLDS năm 1995 và có một số thay đổi nhỏ để khắc phục vướng mắc không phù hợp với thực tế trong quá trình giải quyết tranh chấp về thừa kế trong thời gian qua.
Kế thừa BLDS năm 2005, Bộ luật dân sự năm 2015 bổ sung một số quy định như: Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc; Quy định quyền của người quản lý di sản được thanh toán chi phí bảo quản; Sửa đổi về thời hiệu thừa kế tại Điều 623. Ngoài ra, BLDS còn bổ sung một số quy định khác và loại bỏ những quy định về di chúc chung của vợ chồng…
theo luatminhkhue
» Luật sự tư vấn về tranh chấp thừa kế đất đai
» Chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật
Trên đây là pháp luật thừa kế qua các thời kỳ, liên hệ luật sư để được tư vấn thừa kế:
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Đăng ký đất đai lần đầu là rất quan trọng. Việc không đăng ký đất…
Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…
Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo