Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Luật sở hữu trí tuệ 2005.
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Tùy vào loại tài sản trí tuệ mà quyền sở hữu trí tuệ đối với loại tài sản đó cũng khác nhau nhưng dù là quyền sở hữu trí tuệ với đối tượng nào cũng được pháp luật bảo hộ. Quyền sở hữu trí tuệ thường có giá trị lớn nên trong thực tế xảy ra nhiều trường hợp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, vì vậy ngoài việc quy định cụ thể các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Luật sở hữu trí tuệ cũng dành riêng một phần quy định về các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là nhà nước và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ sử dụng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu các đối tượng này. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ không chỉ là ngăn ngừa các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra trên thực tế mà còn là việc xử lý, giải quyết khi có xâm phạm nhằm chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại.
Dựa vào chủ thể thực hiện hành vi bảo vệ, có thể chia các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thành 2 loại:
1 – Biện pháp bảo vệ do chính chủ thể quyền sở hữu trí tuệ:
Đây chính là các biện pháp được quy định trong quyền tự bảo vệ tại Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ. Khi thực hiện quyền tự bảo vệ, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng nhiều một hoặc kết hợp các biện pháp tự bảo vệ sau:
+) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
+) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
+) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
+) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2 – Biện pháp bảo vệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện:
Biện pháp hành chính, biện pháp dân sự, biện pháp hình sự và biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ. Các biện pháp này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng khi có (hoặc nghi ngờ có) hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra trên thực tế, trong đó :
+) Biện pháp hành chính là việc cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, cá nhân, tổ chức khác bị thiệt hại do hành vi xâm phạm hoặc phát hiện hành vi xâm phạm có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hành chính hiện nay quy định trong Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp và Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Khi xử lý hành chính, tùy vào hành vi xâm phạm mà cơ quan có thẩm quyền xử phạt cảnh cáo hay phạt tiền và áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, khắc phục.
+) Biện pháp dân sự là biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo thủ tục tố tụng dân sự trên cơ sở yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.
+) Biện pháp hình sự là biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định là tội phạm theo thủ tục tố tụng hình sự. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được coi là tội phạm khi có đủ các yếu tố cấu thành một trong các tội trong Bộ luật hình sự 1999 quy định như sau:
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156 BLHS);
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157 BLHS);
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158 BLHS);
Tội lừa dối khách hàng (Điều 162 BLHS);
Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Điều 170 BLHS);
Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 170a BLHS);
Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171 BLHS);
Tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác (Điều 271 BLHS).
+) Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ là việc cơ quan có thẩm quyền tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Như vậy, để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tùy từng trường hợp mà chủ thể quyền có thể tự bảo vệ hoặc thông qua hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
» Luật sư bảo vệ vụ án Sở hữu trí tuệ
Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ:
Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe Bảng tổng hợp các…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…
Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…
Nghị định 176/2024/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng kinh phí từ xử phạt vi…
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo