Biện pháp xử lý sản phẩm Mỳ Chũ bị làm giả, làm nhái

Luật sư Phạm Duy Khương, giám đốc sở hữu trí tuệ SBLAW đã có phần trả lời phỏng vấn kênh VTC1 về biện pháp xử lý sản phẩm Mỳ Chũ bị làm giả, làm nhái.

Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung bài viết:

Phóng viên: Mỳ Chũ đã được Cục Sở Hữu trí tuệ công nhận là nhãn hiệu tập thể của huyện Lục Ngạn – Bắc Giang.

Hiện trên thị trường có nhiều sản phẩm có bao bỳ, nhãn mác là Mỳ Chũ.

Tuy nhiên, nơi sản xuất lại ghi rõ là ở Hà Nội, Hải Dương….

Trong khi trao đổi với Hội sản xuất và Thương mại Mỳ Chũ thì Hội khẳng định là tất cả các thành viên, cơ sở sản xuất đều ở Lục Ngạn – Băc Giang. Đồng thời sản phẩm này đều được đóng gói in rõ địa chỉ, trước khi phân phối cho các công ty để đến tay người tiêu dùng.

Vậy, liệu những sản phẩm mỳ Chũ được sản xuất tại Hà nội, Hải Dương kia có phải là hàng nhái không? Hành vi làm nhái sản phẩm sẽ cần được xủ lý thế nào, nơi tiêu thụ các sản phẩm hàng nhái này phải chịu trách nhiệm thế nào?

Luật sư Phạm Duy Khương: Về vấn đề này, để có thể kết luận liệu các sản phẩm Mỳ Chũ được sản xuất tại Hà Nội, Hải Dương có phải là hàng nhái hay không thì cần phải dựa vào một số thông tin và vấn đề như sau:
1. Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu tập thể;
2. Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể đã được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ;
3. Dấu hiệu “Mỳ Chũ” gắn trên các sản phẩm mì được sản xuất tại Hà Nội, Hải Dương có bị coi là hàng nhái, hàng xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tập thể đã được bảo hộ hay không?
Đối với vấn đề thứ nhất, theo cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu của Cục sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu “Mỳ Chũ, Hình” đã đươc bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 168448 được cấp ngày 26/07/2011. Theo đó, nhãn hiệu này được bảo hộ tổng thể, không bảo hộ riêng “Mỳ” và “Hình bông lúa” trong nhãn hiệu.
Như vậy, căn cứ theo thông tin nêu trên thì phần chữ “CHŨ” nằm trong phạm vi bảo hộ của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 168448 được cấp cho Hội Sản Xuất Và Tiêu Thụ Mỳ Chũ – Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.
Đối với vấn đề thứ hai, theo quy định thì việc quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể phải được thực hiện theo Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể đã được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ.
Việc căn cứ vào Quy chế này để loại trừ các trường hợp các tổ chức, cá nhân ở các địa phương khác vẫn có thể được sử dụng phần chữ “Mỳ Chũ” này.
Mặc dù trên thực tế khả năng các tổ chức, cá nhân ở các địa phương khác được phép sử dụng nhãn hiệu “Mỳ Chũ” là rất thấp nhưng về mặt pháp lý, không thể bỏ qua khả năng này.
Đối với vấn đề tiếp theo, khi xem xét một sản phẩm có phải là hàng nhái hay không thì có thể căn cứ vào các đối tượng sở hữu công nghiệp khác nhau và theo các cách đánh giá khác nhau. Ở đây tôi lưu ý có thể xem xét đối với các đối tượng sau:
– Kiểu dáng công nghiệp của bao bì sản phẩm;

– Nhãn hiệu tập thể;
Về kiểu dáng công nghiệp, nếu như Hội Sản Xuất Và Tiêu Thụ Mỳ Chũ – Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang không đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Cục sở hữu trí tuệ trước khi sử dụng trên thực tế thì đây sẽ là điều đáng tiếc. Bởi vì nếu không đăng ký thì chỉ cần các bên thứ ba loại bỏ các yếu tố có chữ “Chũ” ra khỏi bao bì sản phẩm thì việc xử lý sẽ rất khó khăn.
Ở đây tôi cũng phải lưu ý rằng thực tế hiện nay, sau khi có được Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể, rất ít chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể lưu tâm đến việc đăng ký bảo hộ cho kiểu dáng công nghiệp đối với các bao bì sản phẩm đi kèm với nhãn hiệu tập thể này.
Tôi kính mong thông qua chương trình này gửi đến các cơ quan có thẩm quyền, các chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể lưu tâm đến đối tượng kiểu dáng công nghiệp trong quá trình lập, triển khai thực hiện các dự án tạo lập nhãn hiệu tập thể và trong quá trình quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể đã được tạo lập.
Về mặt nhãn hiệu tập thể, như đã nêu trên yếu tố “Chũ” nằm trong phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu tập thể nên việc các tổ chức, cá nhân sử dụng yếu tố này cho các sản phẩm cùng loại có thể bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của Hội Sản Xuất Và Tiêu Thụ Mỳ Chũ – Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.
Tuy nhiên, để có kết luận cụ thể nhất và có chứng cứ chắc chắn để xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu thì chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể phải thu thập được các mẫu bao bì của các bên có liên quan và có yêu cầu giám định gửi đến đơn vị giám định sở hữu công nghiệp để đơn vị này có kết luận rõ ràng.
Trong trường hợp Hội Sản Xuất Và Tiêu Thụ Mỳ Chũ – Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang hoặc bất cứ chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể nào khác cần sự hỗ trợ về mặt pháp lý thì có thể liên hệ với công ty chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

>> Bảo hộ kiểu dáng đã được đăng ký

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Một luật sư có được tham gia hai tổ chức hành nghề luật sư cùng lúc không?

Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo