Khi nào Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu mà không xử lý hậu quả? Trường hợp khởi kiện yêu cầu tuyên bố hợp đồng đã công chứng vô hiệu nhưng đương sự không yêu cầu giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu. Trường hợp này, Tòa án có phải giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu không?
1. Căn cứ pháp lý:
+ Bộ luật tố tụng dân sự 2015
+ Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC về nghiệp vụ lĩnh vực dân sự và tố tụng dân sự
Về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự được quy định tại Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
“1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội”.
Như vậy, về nguyên tắc thì đương sự có quyền quyết định khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó. Tuy nhiên, tại Điều 400 Bộ luật dân sự cũng có quy định:
“Điều 400. Quyết định tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
1. Tòa án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
2. Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu. Trong quyết định này, Tòa án phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo quy định của pháp luật”.
Quy định này của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 dẫn đến việc áp dụng không thống nhất trong hoạt động xét xử của Tòa án. Do đó, ngày 07/4/2017 Tòa án nhân dân tối cao đã có Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC Giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ, như sau:
“Khi giải quyết vụ án dân sự có yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu nhưng đương sự không yêu cầu giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu thì Tòa án phải giải thích cho các đương sự về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Việc giải thích phải được ghi vào biên bản và lưu vào hồ sơ vụ án. Trường hợp Tòa án đã giải thích nhưng tất cả đương sự vẫn không yêu cầu giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu thì Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu mà không phải giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu; trừ trường hợp đương sự không yêu cầu giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba”.
Như vậy, trong trường hợp có yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu nhưng tất cả các đương sự đều không yêu cầu giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu mặc dù đã được Tòa án giải thích về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu mà không giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu, trừ trường hợp hợp đương sự không yêu cầu giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba.
» Tư vấn hợp đồng mua bán nhà ở
» Luật sư tranh tụng đất đai tại Tòa án
Danh sách 34 tỉnh thành, bản đồ mới của Việt Nam. Ngày 12/6/2025, tại Kỳ…
Danh sách địa điểm đặt trụ sở chính của 34 Tòa án nhân dân cấp…
Kể từ ngày 01/7/2025, nhiều chính sách, quy định pháp luật mới bắt đầu có…
Danh sách 355 Tòa án nhân dân khu vực tại 34 tỉnh, thành phố sau…
Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Tô…
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức mới theo hướng…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo