Điều kiện thành lập công ty mua bán nợ

Điều kiện thành lập công ty mua bán nợ. Để thành lập công ty mua bán nợ, doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện theo quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ thu nợ, thủ tục thành lập công ty mua bán nợ như thế nào? Sau đây là kiến thức cho những ai đang muốn thành lập công ty trong lĩnh vực này.

Điều kiện và thủ tục thành lập công ty mua bán nợ

1. Căn cứ pháp lý:

Nghị định 69/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ

2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ: 

Điều 4. Nguyên tắc kinh doanh dịch vụ mua bán nợ

1. Tổ chức (không phải là doanh nghiệp), cá nhân có nhu cầu kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phải thành lập doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ mua bán nợ theo quy định của pháp luật.

3. Doanh nghiệp thực hiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phải đáp ứng điều kiện tương ứng quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Nghị định này.

4. Bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng, tuân thủ quy định của pháp luật.

Điều 5. Điều kiện chung đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ

1. Doanh nghiệp phải có quy chế quản lý nội bộ về tổ chức, quy định nội bộ về hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phù hợp với quy định của Nghị định này.

2. Doanh nghiệp phải đáp ứng quy định về mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu tương ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 6, khoản 2 Điều 7 và khoản 2 Điều 8 Nghị định này. Trường hợp, doanh nghiệp thực hiện một số hoặc tất cả các hoạt động thì mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu cao nhất trong số các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện.

3. Người quản lý của doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp;

b) Có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: Kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhận;

c) Là người quản lý hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, pháp luật, định giá tài sản hoặc mua bán nợ;

d) Những người đã làm việc trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải đáp ứng thêm điều kiện: Không là người quản lý của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong 03 năm trước liền kề.

Điều 6. Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ

1. Các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này.

2. Có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 5 tỷ đồng.

Điều 7. Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán nợ

1. Các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này.

2. Có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 100 tỷ đồng.

3. Các khoản nợ được mua bán phải có đầy đủ các yếu tố sau đây:

a) Không có thỏa thuận bằng văn bản về việc không được mua, bán khoản nợ;

b) Không được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại thời điểm mua bán nợ, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của bên nhận bảo đảm về việc bán nợ;

c) Bên mua nợ và bên nợ không phải là người có liên quan theo quy định của Luật doanh nghiệp.

4. Việc mua bán nợ phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên liên quan, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia mua bán nợ, trong đó quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của bên mua nợ, bên bán nợ.

5. Doanh nghiệp hoạt động mua bán nợ không được nhận cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để mua nợ của khách hàng vay tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó hoặc nhận bảo đảm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để được cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng khác nhằm mục đích mua nợ của khách hàng vay tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo đảm.

6. Bên mua nợ, bên bán nợ, bên nợ và các bên liên quan khác phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về quản lý ngoại hối trong trường hợp mua bán nợ hình thành quan hệ cho vay, vay nợ nước ngoài và sử dụng ngoại hối trong giao dịch mua bán nợ.

Điều 8. Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ

1. Các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này.

2. Có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 500 tỷ đồng.

3. Đã hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ ít nhất 01 năm và mức doanh thu hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ của năm liền kề trước năm thực hiện kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch tối thiểu là 500 tỷ đồng.

4. Có ít nhất 02 nhân viên có chứng chỉ kiểm toán viên hoặc ít nhất 02 nhân viên có thẻ thẩm định viên về giá theo quy định của pháp luật.

5. Có quy chế hoạt động của sàn giao dịch nợ, tối thiểu bao gồm:

a) Quy trình, thủ tục, trách nhiệm của các thành viên tham gia sàn giao dịch nợ và quyền hạn, nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp sàn giao dịch nợ;

b) Điều kiện các khoản nợ dự kiến được niêm yết trên sàn giao dịch;

c) Tổ chức quản lý, giám sát giao dịch, trong đó có quy định về cung cấp, lưu trữ thông tin về các khoản nợ dự kiến được niêm yết trên sàn giao dịch;

d) Thời gian, phương thức xác lập và hủy bỏ giao dịch;

đ) Phương thức thanh toán và quy định bảo đảm thanh toán cho các bên;

e) Xử lý tranh chấp.

6. Có cơ sở, vật chất kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin phù hợp để tiếp nhận, cập nhật, cung cấp thông tin về hoạt động mua bán nợ giữa các thành viên tham gia sàn giao dịch.

7. Phải thực hiện kiểm toán độc lập hằng năm theo quy định của pháp luật.

3. Thủ tục thành lập công ty mua bán nợ

Khi thành lập công ty mua bán nợ tiến hành theo quy trình sau:

Bước 1: Tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mua bán nợ

Về cơ bản, thủ tục mở công ty mua bán nợ gồm những giấy tờ sau:

– Giấy đề nghị cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp, thành lập công ty mua bán nợ.

– Danh sách các cổ đông hoặc thành viên của công ty.

– Điều lệ công ty mua bán nợ.

– Nếu là cá nhân thì cần chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân (bản sao). Nếu là tổ chức thì cần thêm giấy phép đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hay các tài liệu tương đương.

Bước 2: Nộp hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh

– Doanh nghiệp nộp hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư.

– Sau đó, doanh nghiệp chờ từ 3 – 5 ngày để được cấp giấy phép thành lập công ty mua bán nợ.

Bước 3: Tiến hành công bố thông tin đăng ký công ty mua bán nợ

– Thời hạn quy định để một doanh nghiệp tiến hành công bố nội dung đăng ký thông tin công ty là 30 ngày kể từ ngày có giấy phép thành lập công ty.  Cụ thể, doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm: Ngành, nghề kinh doanh; Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

– Nếu không thực hiện đúng quy định về nội dung và thời hạn, doanh nghiệp mua bán nợ sẽ bị xử phạt tùy vào mức độ vi phạm từ 1 triệu VNĐ – 2 triệu VNĐ.

Bước 4: Khắc con dấu cho công ty

– Khắc con dấu là việc doanh nghiệp phải thực hiện sau khi có mã số thuế. Số lượng và hình thức con dấu sẽ do doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên, cần đảm bảo đầy đủ thông tin công ty như tên và mã số doanh nghiệp.

– Sau khi đặt khắc con dấu thành công, doanh nghiệp thực hiện công bố mẫu dấu công khai trên cổng thông tin điện tử quốc gia.

Bước 5: Tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng cho công ty và báo số tài khoản lên Sở Kế hoạch và đầu tư

– Để có thể tiến hành giao dịch tài chính, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện công ty mua bán nợ phải mang theo chứng minh thư nhân dân, con dấu và giấy phép đăng ký doanh nghiệp để mở tài khoản ngân hàng cho công ty.

– Sau khi có số tài khoản, doanh nghiệp làm thủ tục báo số tài khoản lên Sở Kế hoạch và đầu tư theo quy định.

Bước 6: Tiến hành treo bảng hiệu công ty

– Công ty cần đặt làm bảng hiệu công ty có đầy đủ những thông tin cần thiết và thực hiện treo bảng hiệu công ty theo đúng quy định và thuận tiện cho việc quản lý.

Bước 7: Tiến hành mua chữ ký số cho doanh nghiệp để có thể đóng thuế

– Doanh nghiệp cần phải tiến hành đăng ký mua chữ ký số online để phục vụ mục đích đóng thuế cũng như nộp tờ khai thuế trực tuyến, online.

– Doanh nghiệp hãy yêu cầu ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế cho tài khoản ngân hàng của công ty. Kế toán của công ty sẽ dùng tài khoản chữ ký số đã mua để thực hiện đóng thuế online cho doanh nghiệp theo đúng quy định.

Bước 8: Tiến hành kê khai và đóng thuế

– Doanh nghiệp tiến hành kê khai và nộp tờ kê khai thuế đúng quy định sau khi mở công ty.

– Doanh nghiệp cần tiến hành đóng thuế đầy đủ sau khi thành lập công ty mua bán nợ. Các loại thuế cụ thể bao gồm:

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng sau khi kết thúc năm tài chính.

+  Thuế giá trị gia tăng, đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp.

+ Thuế môn bài, công ty mua bán nợ phải đóng thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 9: Thuê kế toán viên hoặc sử dụng dịch vụ kế toán

– Để giải quyết những vấn đề về sổ sách, quyết toán thuế cho công ty, doanh nghiệp có thể thuê dịch vụ kế toán của Nam Việt Luật để tiết kiệm chi phí. Hoặc nếu doanh nghiệp có điều kiện thì có thể thuê cho công ty một kế toán viên cho công ty mua bán nợ của mình.

Bước 10: Tiến hành góp vốn vào công ty mua bán nợ

– Thời hạn cụ thể để các thành viên công ty có thể thực hiện góp vốn vào công ty mua bán nợ đó là trong vòng 90 ngày kể từ ngày có giấy phép kinh doanh. Trong đúng khoảng thời gian này, doanh nghiệp phải góp đúng và đủ số vốn đã cam kết. Tài sản góp vốn có thể là tiền hoặc tài sản được định giá theo biểu quyết chung của thành viên công ty.

– Mỗi thành viên sẽ chịu trách nhiệm đối với số vốn mình góp vào công ty nhập khẩu mua bán nợ theo đúng quy định của pháp luật. Nếu không góp đủ số vốn đã cam kết, thành viên sẽ bị tước quyền lợi góp vốn vào doanh nghiệp.

4. Những lưu ý quan trọng khi chuẩn bị mở công ty mua bán nợ

Khi thành lập công ty mua bán nợ thì doanh nghiệp cần chú ý một số điểm sau: 

  1. Người đại diện của công ty mua bán nợ phải là người có năng lực

– Công ty mua bán nợ sẽ cần có tối thiểu một người đại diện pháp luật, có trường hợp doanh nghiệp có thể có 2 hoặc nhiều người đại diện pháp luật nếu đăng ký loại hình doanh nghiệp cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn. Người đại diện pháp luật sẽ chịu trách nhiệm đưa ra những quyết định quan trọng, chịu trách nhiệm pháp lý liên quan đến công ty, do đó, hãy chọn một người đủ năng lực, có kinh nghiệm.

– Tốt nhất, doanh nghiệp có thể để cho giám đốc, chủ tịch, quản lý hoặc chỉ đảm nhận vị trí người đại diện.

  1. Địa chỉ của công ty mua bán nợ không được đặt ở chung cư

– Doanh nghiệp khi chọn địa chỉ đặt công ty phải lưu ý là địa chỉ công ty phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ xác định, cụ thể. Cấm sử dụng địa chỉ giả, cấm dùng khu chung cư, nhà tập thể làm địa chỉ cho công ty. Doanh nghiệp có thể sử dụng địa chỉ nhà riêng hoặc thuê văn phòng để đặt địa chỉ công ty mua bán nợ

  1. Loại hình của công ty mua bán nợ sẽ do doanh nghiệp quyết định

– Công ty mua bán nợ cần có loại hình doanh nghiệp phù hợp, như vậy mới thuận lợi thành lập và đi vào hoạt động. Doanh nghiệp cần căn cứ vào số lượng thành viên góp vốn, điều kiện hoạt động kinh doanh hoặc mong muốn của doanh nghiệp và chọn loại hình thích hợp với công ty.

– Hiện nay, doanh nghiệp có thể chọn một trong những loại hình sau để thực hiện đăng ký kinh doanh như: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, công ty tư nhân.

  1. Ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp phải phù hợp với lĩnh vực buôn bán nợ

– Doanh nghiệp phải tiến hành chọn và đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp để có thể thực hiện hoạt động, dịch vụ mua bán nợ theo mục đích ban đầu.

– Trường hợp ngành nghề không yêu cầu điều kiện kinh doanh thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể đi vào hoạt động kinh doanh sau khi được cấp giấy phép kinh doanh. Còn nếu ngành nghề yêu cầu điều kiện kinh doanh thì phải đáp ứng đủ điều kiện cần thiết, xin giấy phép đầy đủ mới được đi vào hoạt động.

  1. Tên của công ty mua bán nợ không được gây nhầm lẫn, không trùng lặp với công ty khác

– Khi thành lập công ty mua bán nợ, cần có tên riêng của mình, tên công ty không được vi phạm các quy định chung về tên doanh nghiệp được quy định trong Luật doanh nghiệp như không trùng lặp, không giống tên bất cứ công ty nào đã được đăng ký kinh doanh trước đó, không đặt tên gây nhầm lẫn.

– Cụ thể, doanh nghiệp sẽ không được đăng ký tên công ty nếu thuộc các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký như sau:

+ a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;

+ b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

+ c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

+ d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

+ đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;

+ e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

+ g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

– Tên công ty mua bán nợ phải có đủ cấu trúc về tên riêng và loại hình.

  1. Phải chuẩn bị vốn tối thiểu và kê khai vốn điều lệ của công ty mua bán nợ phù hợp

– Doanh nghiệp cần chuẩn bị vốn để mở công ty mua bán nợ tùy vào khả năng tài chính hoặc điều kiện ngành nghề. Tuy nhiên, vì các chi phí ban đầu khi mở một công ty khá nhiều, nên bạn hãy chuẩn bị đầy đủ vốn cần thiết nhé.

– Việc kê khai vốn điều lệ là việc làm quan trọng khi thành lập một công ty mới. Bởi doanh nghiệp cần kê khai vốn điều lệ mới có thể đăng ký kinh doanh đúng quy định.

– Thông thường, đối với ngành nghề kinh doanh không có yêu cầu về vốn thì doanh nghiệp có thể kê khai vốn điều lệ tùy thuộc vào khả năng, điều kiện, mong muốn của mình.

– Nếu trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu về vốn thì cần tiến hành kê khai vốn điều lệ tối thiểu bằng với vốn pháp định được quy định dựa theo ngành nghề. Trường hợp này quy không quy định về mức vốn điều lệ tối đa, nhưng lại có quy định về vốn điều lệ tối thiểu, do đó, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý.

» Tư vấn thành lập công ty mới

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Một luật sư có được tham gia hai tổ chức hành nghề luật sư cùng lúc không?

Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo