Cấu thành tội mua bán trái phép chất ma túy

Cấu thành tội mua bán trái phép chất ma túy là căn cứ pháp lý để Tòa án kết án một người có phạm tội mua bán trái phép chất ma túy hay không. Làm rõ cấu thành tội phạm của tội mua bán trái phép chất ma túy có ý nghĩa quyết định trong việc phân biệt tội mua bán trái phép chất ma túy với những tội phạm về ma túy khác.

1. Cấu thành tội phạm của tội mua bán trái phép chất ma túy quy định tại Điều 251 BLHS

1.1 Chủ thể của tội phạm mua bán trái phép chất ma túy

Những người đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy.

1.2 Mặt khách quan của tội phạm

Khái niệm mua bán trái phép chất ma túy cần làm rõ các khái niệm sau:

Tham khảo Thông tư 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP hướng dẫn Bộ luật Hình sự 1999:

“3.3 Mua bán trái phép chất ma túy là một trong các hành vi sau đây:
a) Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác;
b) Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
c) Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
d) Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có);
đ) Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán… lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác;
e) Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
g) Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.

Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các hành vi mua bán trái phép chất ma túy được hướng dẫn từ điểm a đến điểm g tiểu mục 3.3 này đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy

3.7. Khi truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy cần phân biệt:

a) Người nào đã bị kết án về tội tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt một trong các chất ma túy có số lượng được hướng dẫn từ điểm a đến điểm g tiểu mục 3.6 trên đây, nếu không thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 194 BLHS. Nếu là tái phạm nguy hiểm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 194 của BLHS.

b) Người nào bán trái phép chất ma túy cho người khác và còn cho họ sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc quản lý của mình để sử dụng trái phép chất ma túy thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy theo Điều 194 BLHS, người đó còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy theo Điều 198 BLHS;

c) Người nào biết người khác đi mua chất ma túy để sử dụng trái phép mà gửi tiền nhờ mua hộ chất ma túy để sử dụng thì người nhờ mua hộ phải chịu trách nhiệm hình sự về số lượng chất ma túy đã nhờ mua hộ. Người đi mua phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng số lượng chất ma túy đã mua cho bản thân và mua hộ.

d) Người nào biết người khác mua chất ma túy để sử dụng trái phép mà dùng phương tiện để chở họ cùng chất ma túy và bị bắt giữ nếu số lượng chất ma túy đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy thì người đó là đồng phạm với người mua về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy quy định tại Điều 194 BLHS.

đ) Người nào tàng trữ trái phép, vận chuyển trái phép một trong các chất ma túy có số lượng được hướng dẫn từ điểm a đến điểm g tiểu mục 3.6 mục 3 phần II Thông tư này mà không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khác, nhưng chứng minh được là nhằm mục đích sử dụng trái phép chất ma túy, tuy đã được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép chất ma túy theo Điều 199 của BLHS”

Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành (Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy 2000)

Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng (Khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy 2000)

Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng (Khoản 3 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy 2000)

Danh mục các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định tại Nghị định 73/2018/NĐ-CP Quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất

Trái phép: Trái với điều được pháp luật cho phép (1)

*Ghi chú: (1) Theo từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Chủ biên GS. Hoàng Phê, NXB Hồng Đức năm 2018.

Như vậy, theo giải thích nêu trên, cụm từ “mua bán trái phép chất ma túy” là hành vi (hành động) của chủ thể bán hay mua để bán lại; vận chuyển ma túy để bán cho người khác; tàng trữ để bán lại hoặc để sản xuất ra chất ma túy khác để bán lại trái phép; hoặc dùng ma túy để đổi lấy hàng hóa hay dùng hàng hóa để đổi lấy ma túy. 

Bán trái phép chất ma túy cho người khác là dùng ma túy mà mình có dưới bất kỳ hình thức nào như: mua được, xin được, nhặt được, người khác gửi hoặc chiếm đoạt được để bán cho người khác lấy tiền hoặc lấy tài sản.

Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác là dùng tiền hoặc tài sản để đổi lấy chất ma túy và dùng chất ma túy đó bán cho người khác lấy tiền hoặc tài sản. Chỉ khi nào xác định rõ mục đích của người phạm tội mua chất ma túy đó là nhằm bán lại thì mới truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy.

Hậu quả: Không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội này. Hậu quả chỉ là dấu hiệu định khung hình phạt hoặc chỉ là tình tiết để xem xét khi quyết định hình phạt. Tuy nhiên khi có hậu quả xảy ra thì hậu quả là dấu hiệu bắt buộc cần phải xem xét.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả: Không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội này. Tuy nhiên, nếu có hậu quả xảy ra thì việc xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả là dấu hiệu bắt buộc.

1.3 Mặt chủ quan của tội phạm mua bán trái phép chất ma túy

Nội hàm cụm từ “mua bán trái phép” được quy định trong điều luật đã thể hiện người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình bị pháp luật cấm, thấy trước được tác hại của hành vi mua bán các chất ma túy nhưng vẫn thực hiện hành vi đó.

Tại Điều 10 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:

“Điều 10. Cố ý phạm tội
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.”

1.4 Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm là chế độ quản lý của Nhà nước về việc mua bán chất ma túy. 
Đối tượng tác động của tội phạm này là các chất ma túy.

2. Khi nào một người được coi là phạm tội mua bán trái phép chất ma túy?

Tội phạm mua bán trái phép chất ma túy hoàn thành (có nghĩa là người phạm tội phải chịu đầy đủ trách nhiệm hình sự và hình phạt theo quy định tại Điều 251 BLHS) khi hành vi phạm tội thỏa mãn đầy đủ 4 yếu tố cấu thành tội phạm cơ bản (cấu thành cơ bản) sau đây:
– Người đó phải đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự (xem mục 1.1 văn bản này);
– Người đó đã thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy (xem mục 1.2 và mục 1.4 văn bản này);
– Người đó phải thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy một cách cố ý (xem mục 1.3 văn bản này).

Cấu thành tội phạm gồm hai loại:
Cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm hình thức.
+ Tội phạm có cấu thành vật chất hoàn thành khi hậu quả đã xảy ra
+ Tội phạm cấu thành tội phạm hình thức hoàn thành khi hành vi phạm tội xảy ra mà không phụ thuộc vào việc hậu quả đã xảy ra hay chưa.

Nội hàm của từ mua bán trái phép chất ma túy được quy định trong nội dung điều luật đã thể hiện rõ hành vi mua bán chất ma túy trái phép là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật nghiêm cấm (xâm phạm chế độ quản lý của Nhà nước về việc mua bán chất ma túy). Do đó, tội mua bán trái phép chất ma túy được pháp luật quy định là tội có cấu thành hình thức và tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có hành vi mua bán trái phép chất ma túy xảy ra.

» Luật sư tư vấn tội mua bán trái phép chất ma túy

» Bị bắt 1 tép ma túy bị phạt tù bao nhiêu năm?

Trên đây là cấu thành tội mua bán trái phép chất ma túy, nếu quý khách còn có vướng mắc xin vui lòng liên hệ:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Một luật sư có được tham gia hai tổ chức hành nghề luật sư cùng lúc không?

Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo