Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xử phạt như thế nào?

Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xử phạt như thế nào? Mâu thuẫn cá nhân dẫn tới hành vi hủy hoại tài sản trong cuộc sống thường ngày không đáng có do các quan hệ gia đình có mâu thuẫn rất dễ phát sinh những hành vi bột phát nếu chúng không tự kiềm chế bản thân, lắng nghe và phân tích vấn đề từ cả hai phía, từ những quy định của pháp luật dẫn đến hậu quả nặng nề.

Tư vấn tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xử phạt như thế nào?

» Luật sư tư vấn luật hình sự

1. Cơ sở pháp lý quy định tội hủy hoại tài sản:

Tội hủy tài sản được quy định, hướng dẫn tại Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 cụ thể như sau:

“Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm,

3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

2. Các yếu tố cấu thành Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

– Mặt khách quan: Hành vi làm cho tài sản của người khác bị hư hỏng đến mức mất hẳn giá trị hoặc giá trị sử dụng hoặc bị tiêu huỷ hoàn toàn (ví dụ: Đốt nhà của người khác làm nhà bị cháy rụi hoàn toàn) hoặc hành vi làm tài sản của người khác bị mất một phần hoặc giảm giá trị, giá trị sử dụng nhưng ở mức độ có thể khôi phục lại được. Hành vi nói trên được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.

+ Hành động được thể hiện qua việc chủ động đốt, phá, cài thuốc nổ.. làm cho tài sản bị hư hại hoặc bị tiêu huỷ.

+ Không hành động: thể hiện qua việc bỏ mặc cho tài sản rơi vào tình trạng bị hư hại hoặc tiêu huỷ (chẳng hạn lái xe đã bỏ xe nhưng không tắt máy để cho xe tự vận hành lao xuống vực (trong tình trạng không người lái).

Hậu quả đặt ra: Giá trị tài sản bị thiệt hại (mức chung cho cả hai tội phạm nêu trên) phải từ hai triệu đồng trở lên. Nếu thiệt hại mà giá trị dưới hai triệu đồng thì phải gây hậu quả nghiêm trọng (ví dụ: Rải đinh để gây xì ruột xe gắn máy dẫn đến tai nạn giao thông làm người điều khiển xe bị thương tích nặng. Trường hợp này việc hư ruột xe giá trị không lớn nhưng đã gây ra hậu quả nghiêm trọng là thiệt hại về sức khoẻ của người khác) hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này (tức các hành vi huỷ hoại, làm hư hỏng tài sản), hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người có hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm nói trên. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

– Khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác (xem giải thích tương tự ở tội cướp tài sản).

– Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

– Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

3. Về hình phạt tội hủy hoại tài sản

Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành bốn khung, cụ thể như sau:

Khung 1 (khoản 1): Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Khung 2 (khoản 2): Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi: Có tổ chức; Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Gây thiệt hại tài sản là bảo vật quốc gia….

Khung 3 (khoản 3): Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm khi: Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;….

Khung 4 (khoản 4): Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm khi: Gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên…

4. Một số vấn để cần lưu ý

– Trường hợp người phạm cội có hành vi giết người hoặc cố ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà còn tiến hành huỷ hoại hoặc cô ý làm hư hỏng tài sản (Hành vi này đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm) làm thủ đoạn phạm tội, thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự vê tội danh độc lập tương ứng như tội giết người, tội cố ý gây thương tích mà không bị truy cứu trách nhiệm hình phạt về tội cố ý làm hư hỏng hoặc huỷ hoại tài sản.

– Nếu tài sản bị huỷ hoại là đốì tượng tác động của một tội phạm khác thì hành vi huỷ hoại tài sản truy cứu trách nhiệm hình sự ở những tội danh tương ứng, như tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản; Tội huỷ hoại rừng; Tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; Tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.

– Hành vi làm hư hỏng tài sản có thể là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Do vậy, Bộ luật Hình sự đã có quy định thành hai tội độc lập tương ứng với lỗi người phạm tội gây ra như: Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản Điều 178, tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản tại Điều 180. Đối vối hành vi huỷ hoại tài sản thì ngay chính khái niệm huỷ hoại đã bao trùm ý nghĩa của việc cố ý.

» Tự ý bán tài sản của người khác có phạm tội không?

» Luật sư tư vấn tội xâm phạm sở hữu tài sản

Luật sư tư vấn, bào chữa tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản cho bị can, bị cáo, người bị hại: