Home Blog Page 185

Làm sổ đỏ cho chung cư mini tại Hà Nội

Làm sổ đỏ cho chung cư mini

Vấn đề làm sổ đỏ cho chung cư mini là một vấn đề nóng hiện nay, để khán giả có cái nhìn sâu hơn về vấn đề này, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW đã có bài trả lời phỏng vấn BTV Phương Thùy, InfoTV về nội dung nêu trên.

BTV: Thưa Ông, việc vừa qua tại Hà Nội có một số chung cư mini được cấp sổ đỏ đã chứng tỏ tính hợp pháp của loại hình nhà ở này. Vậy, theo quan điểm của ông, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến việc từ trước đến nay các chung cư mini không được cấp sổ đỏ?

» Công ty tư vấn luật tại Hà Nội

Luật sư trả lời:

Theo quy định tại Nghị định 71 hướng dẫn Luật Nhà ở thì Chung cư Mini là đối tượng được quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở khi đáp ứng các điều kiện do nghị định quy định.

Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, nhiều Chung cư mini không được cấp Sổ đỏ, theo tìm hiểu của tôi thì một số nguyên nhân có thể kể ra như sau:

-Do các chủ đầu tư đã xây dựng vượt quá số tầng được cấp phép. Như vậy, Chủ đầu tư đã vi phạm giấy phép xây dựng.

-Chủ đầu tư không xin được giấy phép xây dựng nhưng vẫn tiến hành xây dựng thì đương nhiên khi hoàn công cũng không thể xin cấp được Sổ đỏ.

Trường hợp này Chủ đầu tư thường là các cá nhân hoặc hộ gia đình có diện tích đất rộng, và họ chỉ xin được giấy phép xây dựng nhà ở cao tầng cho hộ gia đình hoặc cho cá nhân họ. Họ không đáp ứng đủ quy chuẩn về xây dựng, phòng cháy, diện tích sử dụng chung…. Nên tất yếu là sau khi hoàn công, các Chung cư này không thể xin được cấp Sổ đỏ.

BTV: Cũng liên quan đến vấn đề sổ đỏ, vừa qua, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 94, trong đó quy định chủ đầu tư phải làm sổ đỏ trong vòng 30 ngày ngay sau khi công trình hoàn thành. Theo Ông, Quy định này liệu có khả thi và giúp chấm dứt tình trạng các khu đô thị không có sổ đỏ như thời gian vừa qua?

Luật sư: Theo quy định tại Điều 1 Quyết định 94 của UBND thành phố Hà Nội sửa đổi bổ sung điều 32 quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của TP Hà Nội, thì
a) Sau khi hoàn thành công trình (đối với từng tòa nhà hoặc toàn bộ các tòa nhà của dự án), trong thời hạn không quá 30 ngày, chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở có trách nhiệm gửi Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội (Sở Tài nguyên và Môi trường) các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ – là các giấy tờ để xin cấp Sổ đỏ;

b) Trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội có trách nhiệm kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở và công trình đã xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở của chủ đầu tư dự án.”

Theo đánh giá của tôi thì quy định này của thành phố sẽ góp phần tích cực vào việc bảo vệ quyền lợi của người mua nhà, và giúp chấm dứt tình trạng nhà xây xong mãi không có được sổ đỏ như thời gian dài vừa qua. Tôi cho rằng đây là một bước tiến trong trong việc cải cách thủ tục hành chính của Thành phố.

BTV: Vâng, vậy nếu quy định này có hiệu lực thì chung cư mini cũng nằm trong diện được áp dụng, đúng không ạ?

Luật sư trả lời: QĐ 94/2014 của TP Hà Nội được ban hành ngày 24/12/2014, có hiệu lực sau 10 ngày ký ban hành, tức sẽ có hiệu lực kể từ ngày 5/1/2015. QĐ này sửa đổi, bổ sung một số điều của QĐ 24/2014, mà theo đó đối tượng áp dụng của 2 QĐ này bao gồm:

Cơ quan quản lý nhà nước các cấp thuộc các lĩnh vực có liên quan;
Người sử dụng đất; chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất; tổ chức và cá nhân khác có liên quan.

Như vậy, Chung cư mini mà có chủ đầu tư là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có quyền sử dụng đối với đất được dùng để xây dựng thành Chung cư mini cũng thuộc đối tượng áp dụng của QĐ nêu trên.

BTV: Thêm một vấn đề nữa cũng được dư luận quan tâm trong thời gian vừa qua liên quan đến sổ đỏ, đó chính là “chi phí bôi trơn” mà người dân phải nộp để có được sổ đỏ trong tay. Ở góc độ luật sư, ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

Luật sư trả lời:

Tôi nhìn nhận vấn đề này ở góc độ phản đối. Đây là hiện trạng trong một thời gian dài, mà để được việc của mình, người sử dụng đất đã phải thực hiện như vậy.

Trước tình trạng đó, tôi kiến nghị cần phải có hướng dẫn cụ thể và rõ ràng, chi tiết về trình tự, thủ tục, hồ sơ chi tiết để người dân, dù là ở trình độ nào cũng có thể tự mình tiến hành được thủ tục để được cấp Sổ đỏ.

Đây là một quyền cơ bản của công dân, cần được pháp luật và các cơ quan chức năng bảo vệ và thực hiện.

BTV: Vậy, trong trường hợp chủ đầu tư không hoàn thành nghĩa vụ cấp sổ đỏ cho người mua nhà theo đúng cam kết thì chủ đầu tư đã bị vi phạm như thế nào và người mua nhà có thể báo cáo sự việc đến đâu để được giải quyết, thưa Ông?
Luật sư trả lời: Khi mua nhà, bao giờ Chủ đầu tư và Người mua nhà cũng phải ký Hợp đồng mua bán nhà ở (dù là nhà ở hình thành trong tương lai). Trong Hợp đồng, dù là Chủ đầu tư đưa ra và người mua chỉ việc ký vào, thì cũng phải có điều khoản về giải quyết tranh chấp.

Do vậy, khi Chủ đầu tư không hoàn thành nghĩa vụ cấp sổ đỏ cho người mua nhà, tức là chủ đầu tư đã vi phạm 1 nghĩa vụ cơ bản của họ theo hợp đồng đã ký.

Trong trường hợp này, người mua nhà có quyền kiện chủ đầu tư ra Tòa. Bộ Luật dân sự có quy định rõ ràng về các chế tài trong trường hơp vi phạm hợp đồng, gồm:

– Buộc thực hiện nốt nghĩa vụ theo hợp đồng, tức là buộc Chủ đầu tư phải thực hiện cho xong nghĩa vụ cấp sổ đỏ.

– Phạt vi phạm (nếu hợp đồng có điều khoản phạt).

– Bồi thường thiệt hại (nếu người mua chứng minh được có thiệt hại thực tế).

Trong trường hợp Chủ đầu tư có dấu hiệu lừa đảo thì người mua có quyền tố cáo Chủ đầu tư tại cơ quan công an.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư còn có nguy cơ bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến tối đa là 1 tỷ đồng cho hành vi chậm bàn giao sổ đỏ cho bên mua.

Nội dung này được quy định rõ trong Điều 26 Nghị định 102/2014/ND-CP của Chính phủ ban hành ngày 10/11/2014 về Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Do đó, người mua có thể khiếu nại đến Thanh tra địa chính để thanh tra và xử phạt chủ đầu tư.

Bằng kinh nghiệm đã tham gia giải quyết nhiều vụ việc tương tự như thế này, lời khuyên của tôi cho người mua nhà là cần phải sáng suốt khi lựa chọn chủ đầu tư có uy tín, cần tìm hiểu kỹ mọi thông tin trước khi quyết định ký hợp đồng mua bán hay chi ra một khoản tiền lớn.

BTV Xin chân thành cảm ơn!

» Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai ở Hà Nội

» Tư vấn trình tự thủ tục xin cấp sổ đỏ, sang tên sổ đỏ

Tư vấn luật cho doanh nghiệp muốn lên tập đoàn

Tư vấn luật cho doanh nghiệp

Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp muốn chuyển lên tập đoàn

Công ty cổ phần Novaads là một doanh nghiệp quảng cáo trực tuyến lớn tại Việt Nam.

Trong quá trình phát triển của mình, công ty mong muốn xây dựng thành một tập đoàn truyền thông và tiếp thị quảng cáo trực tuyến lớn tại Việt Nam.

Chính vì thế, công ty mong muốn lựa chọn một đối tác pháp lý có kinh nghiệm, năng lực để có thể tư vấn cho công ty trong việc xây dựng quy chế, mối quan hệ và tình trạng pháp lý khi công ty xây dựng lên tập đoàn.

Chính vì lý do trên, SBLAW đã tư vấn và hỗ trợ công ty trong công việc nêu trên. Qua công việc này, một lần nữa khẳng định kinh nghiệm và năng lực của SBLAW trong việc tư vấn cho doanh nghiệp.

>> Dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp

Soạn thảo hợp đồng môi giới mua bán hàng hóa

Soạn thảo và đàm phán hợp đồng môi giới mua bán hàng hóa

Chúng tôi đề cập đến email trao đổi theo đó chúng tôi được yêu cầu cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật liên quan đến việc hỗ trợ soạn thảo và đàm phán hợp đồng môi giới mua bán hàng hóa dự kiến ký kết giữa Công ty (Sau đây gọi tắt là “Khách hàng”) và Đối tác nước ngoài.

Do đó, chúng tôi hân hạnh đệ trình Quý Khách hàng bản Đề xuất dịch vụ tư vấn pháp luật để Quý Khách hàng xem xét.

PHẠM VI CÔNG VIỆC CỦA LUẬT SƯ

Trên cơ sở yêu cầu tư vấn pháp luật của Quý Khách hàng, chúng tôi dự liệu phạm vi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật như sau:

  1. Tư vấn chung:

Tìm hiểu các yêu cầu, mục đích cần hướng tới của Quý Khách hàng trong giao dịch mục tiêu;

Phân tích, đánh giá các rủi ro pháp lý mà Quý Khách hàng cần lưu tâm trong quá trình tham gia thực hiện Giao dịch mục tiêu;

Các vấn đề pháp lý cần quan tâm khác để bảo đảm tính pháp lý của Giao dịch mục tiêu.

  1. Soạn thảo Hợp đồng:

Soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh trên cơ sở bảo đảm tốt nhất quyền lợi của Quý Khách hàng theo quy định của pháp luật Việt Nam;

Hiệu chỉnh dự thảo Hợp đồng hợp tác kinh doanh trên cơ sở ý kiến đánh giá và khuyến nghị của Quý Khách hàng (tối đa không quá 02 lần).

Hỗ trợ đàm phán hợp đồng:

Phối hợp, hỗ trợ Khách hàng lên kế hoạch đàm phán Hợp đồng;

Tham gia hỗ trợ Khách hàng trực tiếp đàm phán Hợp đồng với Đối tác;

Hoàn thiện Hợp đồng môi giới mua bán hàng hóa trên cơ sở kết quả đàm phán.

Với phạm vi dịch vụ như nêu trên, chúng tôi dự liệu kế hoạch triển khai công việc như sau:

  1. Tư vấn chung: Chúng tôi sẽ thu thâp thông tin và tài liệu cần thiết từ Quý Khách hàng.
    Sau khi nhận được thông tin cần thiết từ Quý Khách hàng, chúng tôi sẽ nghiên cứu, đánh giá về các vấn đề pháp cần lưu tâm trong quá trình thực hiện Giao dịch mục tiêu. Để phục vụ cho việc hiểu rõ thêm mục tiêu cũng như địa vi pháp lý hiện thời của Quý Khách hàng, chúng tôi có thể đề xuất gặp gỡ trực tiếp để thảo luận chi tiết giữa Luật sư của chúng tôi và Quản lý dự án của Quý khách hàng. Sau khi kết thúc giai đoạn Tư vấn chung, SB Law có thể đệ trình lên Quý Khách hàng Bản ý kiến tư vấn pháp luật phân tích rõ các khía cạnh pháp lý cần thiết mà Quý Khách hàng cần lưu tâm. Chúng tôi dự kiến thời gian để thực hiện công việc này là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ thông tin và tài liệu của Quý Khách hàng. Thời gian này không bao gồm thời gian dự họp với Quản lý dự án của Quý Khách hàng.
  2. Soạn thảo Hợp đồng môi giới mua bán hàng hóa: Trên cơ sở hiểu rõ mục tiêu và địa vị pháp lý của Quý Khách hàng, chúng tôi sẽ soạn thảo Hợp đồng môi giới mua bán hàng hóa trên cơ sở bảo đảm tốt nhất quyền lợi của Quý Khách hàng theo khuôn khổ quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam. Chúng tôi dự liệu thời gian soạn thảo Hợp đồng môi giới mua bán hàng hóa là 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc giai đoạn tư vấn chung.
    Thời gian này không bao gồm thời gian để thực hiện hiệu chỉnh Hợp đồng theo yêu cầu của Quý Khách hàng
  3. Hỗ trợ đàm phán hợp đồng: Tùy theo diễn biến thực tế của quá trình đàm phán.

>> Hợp đồng tiếng anh mua bán mặt hàng trầm hương

Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự

Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự

CHÍNH PHỦ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 62/2015/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 18 tháng 07 năm 2015

 NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 64/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự số 64/2014/QH13 về thủ tục thi hành án dân sự; hệ thống tổ chức cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự; Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp, Chấp hành viên cao cấp (sau đây gọi chung là Chấp hành viên); Thẩm tra viên thi hành án, Thẩm tra viên chính thi hành án, Thẩm tra viên cao cấp thi hành án (sau đây gọi chung là Thẩm tra viên); Thư ký thi hành án, Thư ký trung cấp thi hành án (sau đây gọi chung là Thư ký thi hành án); Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự; việc thi tuyển, tuyển chọn, bổ nhiệm Chấp hành viên; thẻ, công cụ hỗ trợ, trang phục, phù hiệu, cấp hiệu và chế độ đối với Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án và người làm công tác thi hành án dân sự.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự, người làm công tác thi hành án dân sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác thi hành án dân sự.

Điều 3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong thi hành án dân sự

1. Trong phạm vi quyền hạn do pháp luật quy định, Ủy ban nhân dân các cấp, Tư lệnh quân khu và tương đương có trách nhiệm phối hợp chỉ đạo và tạo điều kiện cho cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn thực thi chính sách, pháp luật về thi hành án dân sự; chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự để thực hiện tốt việc quản lý hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn.

2. Trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự để chỉ đạo đối với các việc thi hành án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương; theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự để tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự trên địa bàn; giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong việc phối hợp; chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn hoạt động của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự.

3. Hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được thi hành án đối với khoản tiền, tài sản thuộc sở hữu nhà nước không yêu cầu thi hành án thì cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó có trách nhiệm chỉ đạo việc yêu cầu thi hành án.

Chương II

THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Điều 4. Thời hiệu yêu cầu thi hành án

1. Đương sự có quyền yêu cầu thi hành án trong thời hiệu yêu cầu thi hành án quy định tại Khoản 1 Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

2. Trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan dẫn đến việc không thể yêu cầu thi hành án trong thời hiệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Luật Thi hành án dân sự thì đương sự có quyền đề nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền xem xét, quyết định về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu thi hành án quá hạn.

3. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sự kiện bất khả kháng là trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa;

b) Trở ngại khách quan là trường hợp đương sự không nhận được bản án, quyết định mà không phải do lỗi của họ; đương sự đi công tác ở vùng biên giới, hải đảo mà không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn; tai nạn, ốm nặng đến mức mất khả năng nhận thức hoặc đương sự chết mà chưa xác định được người thừa kế; tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, cổ phần hóa mà chưa xác định được tổ chức, cá nhân mới có quyền yêu cầu thi hành án theo quy định của pháp luật hoặc do lỗi của cơ quan xét xử, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan, cá nhân khác dẫn đến việc đương sự không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn.

4. Việc yêu cầu thi hành án quá hạn được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 31 Luật Thi hành án dân sự, nêu rõ lý do, kèm theo tài liệu chứng minh lý do không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn. Tài liệu chứng minh gồm:

a) Đối với trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc do đương sự chết mà chưa xác định được người thừa kế hoặc do trở ngại khách quan xảy ra tại địa phương nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú cuối cùng hoặc nơi cư trú khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp quy định tại các Điểm b, c, d, đ và e Khoản này;

b) Đối với trường hợp tai nạn, ốm nặng đến mức mất khả năng nhận thức nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có tóm tắt hồ sơ bệnh án được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận và tài liệu kèm theo, nếu có;

c) Đối với trường hợp do yêu cầu công tác nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc giấy cử đi công tác của cơ quan, đơn vị đó;

d) Đối với trường hợp do lỗi của cơ quan xét xử, cơ quan thi hành án nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của cơ quan đã ra bản án, quyết định, cơ quan thi hành án có thẩm quyền.

đ) Đối với trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, cổ phần hóa đối với tổ chức phải thi hành án thì phải có xác nhận của cơ quan ra quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, cổ phần hóa.

e) Đối với các trường hợp bất khả kháng, trở ngại khách quan khác nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc tài liệu hợp pháp khác để chứng minh.

Xác nhận của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải thể hiện rõ địa điểm, nội dung và thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan dẫn đến việc đương sự không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn.

5. Đối với trường hợp đã trả đơn yêu cầu thi hành án trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 mà đương sự yêu cầu thi hành án trở lại thì cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định trả đơn phải ra quyết định thi hành án và tổ chức việc thi hành án. Yêu cầu thi hành án thực hiện theo quy định tại Điều 31 Luật Thi hành án dân sự và phải kèm theo tài liệu liên quan, quyết định trả đơn yêu cầu thi hành án, nếu có.

Trường hợp không còn quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án, người được thi hành án có quyền đề nghị cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án xác nhận về việc đã trả đơn và thụ lý giải quyết việc thi hành án.

6. Trường hợp phạm nhân là người phải thi hành án, thân nhân của họ hoặc người được họ ủy quyền yêu cầu thi hành án tự nguyện nộp tiền, tài sản thi hành án khi đã hết thời hiệu yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự không ra quyết định khôi phục thời hiệu yêu cầu thi hành án. Trường hợp này, cơ quan thi hành án dân sự chỉ ra quyết định thi hành án tương ứng với khoản tiền, tài sản họ tự nguyện nộp, đồng thời lập biên bản ghi rõ lý do, số tiền, tài sản do phạm nhân là người phải thi hành án, người được ủy quyền hoặc thân nhân của họ nộp và thông báo cho người được thi hành án đến nhận.

Hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày được thông báo hợp lệ mà người được thi hành án không đến nhận tiền, tài sản thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục sung quỹ nhà nước, sau khi khấu trừ tiền, tài sản mà họ phải thi hành theo quyết định thi hành án khác, nếu có.

Điều 5. Thỏa thuận thi hành án

1. Trường hợp đương sự thỏa thuận trước khi yêu cầu thi hành án hoặc đã yêu cầu nhưng cơ quan thi hành án dân sự chưa ra quyết định thi hành án thì thỏa thuận đó phải lập thành văn bản nêu rõ thời gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia thỏa thuận. Đương sự có nghĩa vụ tự thực hiện đúng nội dung đã thỏa thuận.

Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận mà thời hiệu yêu cầu thi hành án vẫn còn thì bên có quyền được yêu cầu thi hành án đối với phần nghĩa vụ chưa được thi hành theo nội dung bản án, quyết định.

2. Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án, đương sự vẫn có quyền tự thỏa thuận. Thỏa thuận phải thể hiện rõ thời gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận, thời hạn thực hiện thỏa thuận, hậu quả pháp lý đối với việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nội dung đã thỏa thuận, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia.

Trường hợp các bên không tự nguyện thực hiện theo đúng nội dung đã thỏa thuận thì cơ quan thi hành án dân sự căn cứ nội dung quyết định thi hành án và kết quả đã thi hành theo thỏa thuận, đề nghị của đương sự để tổ chức thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 50 Luật Thi hành án dân sự.

3. Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức thi hành án mà đương sự thỏa thuận về việc không yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ thi hành án đối với nội dung thỏa thuận không yêu cầu thi hành theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 50 Luật Thi hành án dân sự, trừ trường hợp thỏa thuận vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, không đúng với thực tế, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba hoặc nhằm trốn tránh phí thi hành án.

Trường hợp thỏa thuận nêu trên được thực hiện sau khi tài sản đã được bán hoặc giao cho người khác nhận để thi hành án thì phải được sự đồng ý của người mua được tài sản hoặc người nhận tài sản để thi hành án.

4. Khi đương sự có yêu cầu, Chấp hành viên có trách nhiệm chứng kiến và ký tên vào văn bản thỏa thuận trong trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3 của Điều này. Trường hợp thỏa thuận vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, không đúng với thực tế, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba hoặc nhằm trốn tránh phí thi hành án thì Chấp hành viên có quyền từ chối nhưng phải lập biên bản và nêu rõ lý do.

Người yêu cầu Chấp hành viên chứng kiến việc thỏa thuận ngoài trụ sở cơ quan thi hành án dân sự mà phát sinh chi phí thì phải thanh toán các chi phí hợp lý cho cơ quan thi hành án dân sự.

Điều 6. Chủ động ra quyết định thi hành án

1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án chung cho các khoản thuộc diện chủ động thi hành trong một bản án, quyết định, trừ trường hợp:

a) Trong một bản án, quyết định có khoản chủ động về trả lại tiền, tài sản thì ra một quyết định thi hành án đối với mỗi người được thi hành án;

b) Trong một bản án, quyết định có nhiều người phải thi hành nhiều khoản chủ động khác nhau thì ra một quyết định thi hành án chung cho các khoản thuộc điện chủ động thi hành án đối với mỗi người phải thi hành án.

2. Trường hợp thi hành quyền, nghĩa vụ liên đới thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án chung cho những người có quyền, nghĩa vụ liên đới.

3. Các khoản thu khác cho Nhà nước quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự thuộc diện chủ động ra quyết định thi hành án bao gồm khoản truy thu thuế; khoản viện trợ cho Nhà nước và các khoản bồi thường cho Nhà nước trong các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; các khoản thu khác nộp trực tiếp vào ngân sách nhà nước.

Điều 7. Ra quyết định thi hành án theo yêu cầu

1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án cho mỗi yêu cầu thi hành án. Trường hợp trong bản án, quyết định có một người phải thi hành án cho nhiều người được thi hành án và các đương sự yêu cầu thi hành án vào cùng thời điểm thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án chung cho nhiều yêu cầu.

Trường hợp nhiều người được nhận một tài sản cụ thể hoặc nhận chung một khoản tiền theo bản án, quyết định, nhưng chỉ có một hoặc một số người có yêu cầu thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án đối với những người đã có yêu cầu, đồng thời thông báo cho những người được thi hành án khác theo bản án, quyết định đó biết để yêu cầu thi hành án trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ. Hết thời hạn trên, nếu người được thông báo không yêu cầu thi hành án thì Chấp hành viên tổ chức giao tài sản, khoản tiền đó cho người đã có yêu cầu hoặc người đại diện của những người đã có yêu cầu để quản lý. Quyền và lợi ích hợp pháp của những người được thi hành án đối với tài sản đó được giải quyết theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp sau khi trừ đi thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà thời hiệu yêu cầu thi hành án vẫn còn thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án theo yêu cầu thi hành án. Trường hợp đã hết thời hiệu yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự từ chối nhận yêu cầu thi hành án theo quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 31 Luật Thi hành án dân sự, trừ trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 4 Nghị định này.

3. Việc ra quyết định thi hành án đối với quyền, nghĩa vụ liên đới thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định này.

4. Cơ quan thi hành án dân sự từ chối yêu cầu thi hành án theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 31 Luật Thi hành án dân sự trong trường hợp bản án, quyết định không xác định cụ thể người phải thi hành án và nghĩa vụ phải thi hành.

Điều 8. Hồ sơ thi hành án

1. Quyết định thi hành án là căn cứ để lập hồ sơ thi hành án. Mỗi quyết định thi hành án lập thành một hồ sơ thi hành án.

Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Chấp hành viên phải tiến hành lập hồ sơ thi hành án.

2. Hồ sơ thi hành án phải thể hiện toàn bộ quá trình tổ chức thi hành án của Chấp hành viên đối với việc thi hành án, lưu giữ tất cả các tài liệu đã, đang thực hiện và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Điều 9. Xác minh điều kiện thi hành án

1. Khi tiến hành xác minh, Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án. Nội dung kê khai phải nêu rõ loại, số lượng tiền, tài sản hoặc quyền tài sản; tiền mặt, tiền trong tài khoản, tiền đang cho vay, mượn; giá trị ước tính và tình trạng của từng loại tài sản; mức thu nhập định kỳ, không định kỳ, nơi trả thu nhập; địa chỉ, nơi cư trú của người chưa thành niên được giao cho người khác nuôi dưỡng; khả năng và điều kiện thực hiện nghĩa vụ thi hành án.

Chấp hành viên phải nêu rõ trong biên bản xác minh điều kiện thi hành án về việc đương sự kê khai hoặc không kê khai tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án.

Trường hợp người phải thi hành án không kê khai hoặc phát hiện việc kê khai không trung thực thì tùy theo mức độ vi phạm, Chấp hành viên có thể xử phạt hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp cần làm rõ thông tin về tài sản, nơi cư trú, nơi làm việc, trụ sở của người phải thi hành án hoặc các thông tin khác liên quan đến việc thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thể ủy quyền xác minh cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có thông tin trên.

Việc ủy quyền xác minh của cơ quan thi hành án dân sự phải thể hiện bằng văn bản, nêu rõ bên ủy quyền, bên nhận ủy quyền, nội dung ủy quyền và nội dung cần thiết khác. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nơi nhận ủy quyền phải trả lời bằng văn bản kết quả xác minh và những nội dung cần thiết khác cho cơ quan thi hành án dân sự đã ủy quyền xác minh.

Đối với việc xác minh tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký quyền sở hữu, thời hạn xác minh và gửi kết quả xác minh cho cơ quan thi hành án dân sự đã ủy quyền là 30 ngày, kể từ ngày nhận được ủy quyền. Trường hợp việc xác minh tài sản khó khăn, phức tạp thì thời hạn xác minh và gửi kết quả xác minh có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được ủy quyền.

Đối với việc xác minh các loại tài sản và thông tin khác, thời hạn xác minh và gửi kết quả xác minh cho cơ quan thi hành án dân sự đã ủy quyền là 15 ngày, kể từ ngày nhận được ủy quyền.

3. Trường hợp chưa xác định được địa chỉ và tài sản của người phải thi hành án hoặc chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án mà theo bản án, quyết định họ phải tự mình thực hiện nghĩa vụ thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án. Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án phải ghi rõ việc thi hành án bị hoãn theo Điểm b Khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xác định có căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 44a Luật Thi hành án dân sự, Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh.

Sau khi có quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án, nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành án trở lại thì cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành án.

5. Cơ quan thi hành án dân sự chuyển sang sổ theo dõi riêng đối với việc chưa có điều kiện thi hành án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi có đủ các điều kiện sau:

a) Đã hết thời hạn 02 năm, kể từ ngày ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án đối với trường hợp người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án hoặc đã hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án;

b) Đã xác minh ít nhất hai lần theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Thi hành án dân sự;

c) Không có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

6. Trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều này, nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành thì cơ quan thi hành án dân sự phải tổ chức việc thi hành án.

Điều 10. Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên

1. Đương sự có quyền yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp sau đây:

a) Thuộc trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật Thi hành án dân sự;

b) Chấp hành viên đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng trong cùng vụ án đó;

c) Chấp hành viên chậm trễ giải quyết việc thi hành án;

d) Có căn cứ khác cho rằng Chấp hành viên không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

2. Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên phải được lập thành văn bản và gửi Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đang thụ lý vụ việc, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc yêu cầu thay đổi Chấp hành viên. Trường hợp Chấp hành viên đang thi hành vụ việc là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thì đương sự gửi văn bản đến Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự cấp trên trực tiếp.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu thay đổi Chấp hành viên, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc cơ quan quản lý thi hành án dân sự cấp trên phải xem xét, quyết định thay đổi Chấp hành viên; trường hợp không có căn cứ thay đổi Chấp hành viên thì trả lời bằng văn bản cho người đã có yêu cầu thay đổi Chấp hành viên và nêu rõ lý do.

Điều 11. Công khai thông tin của người phải thi hành án

1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự đăng tải công khai thông tin về tên, địa chỉ, nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án trên Trang thông tin điện tử của Cục Thi hành án dân sự và tích hợp trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp; gửi quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xác minh để niêm yết công khai. Thời gian niêm yết công khai quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án là 03 tháng, kể từ ngày niêm yết.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được thông tin về sự thay đổi tên, địa chỉ, nghĩa vụ và điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự đã công khai thông tin phải bổ sung, sửa đổi thông tin và công khai nội dung thay đổi.

3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định đình chỉ thi hành án hoặc có văn bản xác nhận về việc người phải thi hành án đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải chấm dứt việc công khai thông tin trên Trang thông tin điện tử của Cục Thi hành án dân sự để chấm dứt tích hợp trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thi hành án dân sự.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận được quyết định đình chỉ thi hành án hoặc có văn bản xác nhận về việc người phải thi hành án đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chấm dứt niêm yết công khai.

4. Ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí đăng tải, cập nhật, bổ sung, sửa đổi, cung cấp thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án; duy trì, bảo dưỡng Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

5. Bộ Tư pháp hướng dẫn việc đăng tải, cập nhật, bổ sung, sửa đổi, quản lý, khai thác, sử dụng, cung cấp thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án trên Trang thông tin điện tử của Cục Thi hành án dân sự, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp; xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử quốc gia về thi hành án dân sự.

Điều 12. Thông báo về thi hành án

1. Việc thông báo trực tiếp cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được thực hiện như sau:

a) Do Chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án giao văn bản cần thông báo cho người được thông báo;

b) Do bưu tá; người được cơ quan thi hành án ủy quyền; tổ trưởng tổ dân phố; trưởng thôn, làng, ấp, bản, khóm, buôn, phum, sóc; Ủy ban nhân dân, công an cấp xã; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được thông báo có địa chỉ, cư trú, công tác, chấp hành hình phạt tù giao văn bản cần thông báo cho người được thông báo.

2. Trường hợp đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu được nhận thông báo bằng điện tín, fax, email hoặc hình thức khác thì việc thông báo trực tiếp có thể được thực hiện theo hình thức đó nếu không gây trở ngại cho cơ quan thi hành án dân sự.

3. Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thay đổi về địa chỉ liên lạc thì phải kịp thời thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành án biết để thực hiện việc thông báo theo địa chỉ mới. Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không thông báo địa chỉ mới thì việc thông báo theo địa chỉ được xác định trước đó được coi là hợp lệ.

4. Trường hợp đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan từ chối không nhận thông báo thì người thực hiện thông báo trực tiếp phải lập biên bản, có chữ ký của người chứng kiến và việc thông báo được coi là hợp lệ.

5. Việc thông báo về thi hành án trên phương tiện thông tin đại chúng thực hiện theo quy định tại Điều 43 Luật Thi hành án dân sự, ngoài ra có thể được công khai trên Trang thông tin điện tử của Cục Thi hành án dân sự, Công thông tin điện tử của Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.

Điều 13. Áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án

1. Chấp hành viên căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; quyết định thi hành án; tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án; điều kiện của người phải thi hành án; yêu cầu bằng văn bản của đương sự và tình hình thực tế của địa phương để lựa chọn việc áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án thích hợp. Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án trong trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 130 Luật Thi hành án dân sự.

Việc áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 24 Nghị định này. Trường hợp người phải thi hành án chỉ có một tài sản duy nhất lớn hơn nhiều lần so với nghĩa vụ phải thi hành án mà tài sản đó không thể phân chia được hoặc việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên vẫn có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế để thi hành án.

2. Ngoài những trường hợp không tổ chức cưỡng chế thi hành án do Luật Thi hành án dân sự quy định, cơ quan thi hành án dân sự không tổ chức cưỡng chế thi hành án có huy động lực lượng trong thời gian 15 ngày trước và sau tết Nguyên đán; các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách, nếu họ là người phải thi hành án; các trường hợp đặc biệt khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương.

3. Trong trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu báo cáo Tư lệnh quân khu và tương đương ít nhất là 05 ngày làm việc trước khi tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn theo quy định tại Khoản 1 Điều 172, Khoản 2 Điều 173 và Khoản 2 Điều 174 của Luật Thi hành án dân sự.

4. Tài sản đã được giao trên thực tế cho người được nhận tài sản và người đó đã ký nhận vào biên bản giao, nhận tài sản nhưng sau đó bị chiếm lại thì cơ quan thi hành án dân sự không có trách nhiệm giao lại tài sản cho người được nhận tài sản.

Người đã nhận tài sản có quyền đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản yêu cầu người chiếm lại tài sản trả lại tài sản cho họ. Nếu người chiếm lại tài sản không trả lại thì người đã nhận tài sản có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Hoãn thi hành án

1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ ra quyết định hoãn thi hành án theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự trong trường hợp người phải thi hành án phải tự mình thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định.

2. Trường hợp đương sự có tài sản khác ngoài trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án dân sự xử lý tài sản đó để thi hành án.

Điều 15. Chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án

1. Quyền, nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật về thừa kế quy định tại Khoản 2 Điều 54 Luật Thi hành án dân sự thực hiện như sau:

a) Trường hợp thi hành nghĩa vụ về trả tài sản mà người phải thi hành án đã chết nhưng có người đang trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản đó thì cơ quan thi hành án dân sự ấn định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ, để người quản lý, sử dụng tài sản của người phải thi hành án giao tài sản cho người được thi hành án. Hết thời hạn này mà họ không thực hiện thì cơ quan thi hành án dân sự tổ chức giao tài sản, kể cả cưỡng chế giao tài sản cho người được thi hành án theo quy định của pháp luật.

b) Trường hợp người phải thi hành nghĩa vụ về thanh toán tiền đã chết mà có để lại tài sản thì cơ quan thi hành án dân sự có văn bản thông báo, ấn định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ, để người thừa kế hoặc người quản lý di sản của người phải thi hành án thỏa thuận thực hiện nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án để lại. Hết thời hạn này, nếu người thừa kế hoặc người quản lý di sản không thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được việc thực hiện nghĩa vụ của người phải thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với tài sản để lại của người phải thi hành án để đảm bảo thi hành án, đồng thời ấn định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ, để những người liên quan đến tài sản thực hiện quyền khởi kiện phân chia di sản thừa kế. Hết thời hạn thông báo về thực hiện quyền khởi kiện phân chia di sản thừa kế mà không có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án dân sự xử lý tài sản để thi hành án.

Trường hợp chưa xác định được người thừa kế thì cơ quan thi hành án dân sự thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại nơi có tài sản, trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản trong thời gian 03 tháng, kể từ ngày thông báo, niêm yết để người thừa kế biết, liên hệ và thực hiện nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án để lại; hết thời hạn này mà không có người khai nhận thừa kế thì cơ quan thi hành án dân sự xử lý tài sản để thi hành án.

2. Việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án theo quy định tại Khoản 4 Điều 54 Luật Thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự về chuyển giao quyền, nghĩa vụ; không được ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của của tổ chức, cá nhân khác và phải được lập thành văn bản có chữ ký xác nhận của người chuyển giao, người nhận chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án.

Trường hợp người được thi hành án chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền được thi hành án của mình cho người thứ ba thì người thứ ba trở thành người được thi hành án tương ứng với phần quyền được chuyển giao và có các nghĩa vụ của người được thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự. Người chuyển giao quyền về thi hành án phải thông báo bằng văn bản cho người phải thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức việc thi hành án biết về việc chuyển giao quyền về thi hành án. Việc chuyển giao quyền về thi hành án không cần có sự đồng ý của người phải thi hành án, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Trường hợp người phải thi hành án chuyển giao nghĩa vụ thi hành án cho người thứ ba thì phải được sự đồng ý của người được thi hành án. Người nhận chuyển giao nghĩa vụ có các nghĩa vụ của người phải thi hành án, nếu không tự nguyện thi hành thì bị áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.

Điều 16. Thực hiện ủy thác thi hành án

1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ủy thác thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng; đối với loại tài sản khác thì có thể ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có tài sản tổ chức thi hành.

2. Trường hợp người phải thi hành án có nhiều tài sản ở nhiều nơi thì cơ quan thi hành án dân sự thực hiện ủy thác theo thứ tự sau đây:

a) Theo thỏa thuận của đương sự;

b) Nơi có tài sản đủ để thi hành án;

c) Trường hợp tài sản không đủ để thi hành án thì ủy thác đến nơi có tài sản giá trị lớn nhất, nơi có nhiều tài sản nhất.

3. Trường hợp bản án, quyết định tuyên tài sản bảo đảm cho khoản phải thi hành án cụ thể mà tài sản đó ở nơi khác thì có thể ủy thác khoản phải thi hành án mà tài sản đó bảo đảm cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có tài sản bảo đảm.

4. Quyết định ủy thác thi hành án phải ghi rõ nội dung ủy thác, khoản đã thi hành xong, khoản tiếp tục thi hành và các thông tin cần thiết cho việc thực hiện ủy thác.

Khi gửi quyết định ủy thác thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải gửi kèm theo bản án, quyết định; bản sao biên bản kê biên, tạm giữ tài sản và các tài liệu khác có liên quan, nếu có. Trong trường hợp phải ủy thác cho nhiều nơi thì cơ quan thi hành án dân sự sao chụp bản án, quyết định và các tài liệu khác có liên quan thành nhiều bản, có đóng dấu của cơ quan thi hành án dân sự nơi ủy thác để gửi cho cơ quan thi hành án dân sự nơi nhận ủy thác.

5. Trường hợp người phải thi hành án không có tài sản hoặc không cư trú, làm việc hoặc không có trụ sở ở địa phương thì cơ quan thi hành án dân sự nhận ủy thác thực hiện theo quy định tại Điều 44a Luật Thi hành án dân sự; trường hợp xác định người phải thi hành án có tài sản hoặc cư trú, làm việc hoặc có trụ sở ở địa phương khác thì ủy thác tiếp cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có điều kiện thi hành.

Điều 17. Việc thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án

1. Chấp hành viên tổ chức định giá tài sản để thực hiện việc thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án theo quy định tại Điều 59 Luật Thi hành án dân sự trong trường hợp có ít nhất một trong các đương sự có đơn yêu cầu định giá tài sản mà tại thời điểm thi hành án, giá tài sản thay đổi tăng hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá trị tài sản khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

2. Người có đơn yêu cầu định giá tài sản có trách nhiệm cung cấp tài liệu chứng minh có thay đổi giá tài sản, kèm theo đơn yêu cầu định giá tài sản. Tài liệu chứng minh có thay đổi giá tài sản có thể là khung giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định được áp dụng tại địa phương hoặc giá thị trường phổ biến của tài sản giống hệt hoặc tương tự với tài sản cần định giá tại địa phương hoặc giá chuyển nhượng thực tế ở địa phương của tài sản cùng loại.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu định giá tài sản của đương sự và tài liệu chứng minh có thay đổi giá tài sản, Chấp hành viên phải tiến hành thủ tục định giá theo quy định tại Điều 98 của Luật Thi hành án dân sự. Chi phí định giá do người yêu cầu định giá chịu.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả định giá, Chấp hành viên thông báo bằng văn bản yêu cầu người được nhận tài sản nộp số tiền tương ứng với tỷ lệ giá trị tài sản mà đương sự được nhận theo bản án, quyết định so với giá tài sản đã định quy định tại Khoản 2 Điều này để thanh toán cho người được nhận tiền thi hành án.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu nộp tiền thi hành án, nếu người được nhận tài sản không tự nguyện nộp tiền thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định bán đấu giá tài sản để thi hành án. Số tiền thu được thanh toán theo tỷ lệ tương ứng so với số tiền, tài sản mà các đương sự được nhận theo bản án, quyết định nhưng không tính lãi chậm thi hành án.

4. Chi phí kê biên, xử lý tài sản quy định tại Khoản 3 Điều này do đương sự chịu tương ứng với tỷ lệ số tiền, tài sản mà họ thực nhận theo quy định của pháp luật về chi phí cưỡng chế thi hành án.

5. Người đang quản lý tài sản không tự nguyện giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá thì bị cưỡng chế thi hành án và phải chịu chi phí theo quy định về chi phí cưỡng chế thi hành án.

Điều 18. Tạm giữ tài sản, giấy tờ để thi hành án

1. Trong trường hợp cần thiết, Chấp hành viên yêu cầu lực lượng công an hoặc tổ chức, cá nhân khác hỗ trợ việc tạm giữ tài sản, giấy tờ để thi hành án.

2. Biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ phải ghi rõ tên người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ; loại tài sản, giấy tờ bị tạm giữ; số lượng, khối lượng, kích thước và các đặc điểm khác của tài sản, giấy tờ bị tạm giữ.

Tài sản tạm giữ là tiền mặt thì phải ghi rõ số lượng tờ, mệnh giá các loại tiền, nếu là ngoại tệ thì phải ghi là tiền nước nào và trong trường hợp cần thiết còn phải ghi cả số sê ri trên tiền.

Tài sản tạm giữ là kim khí quý, đá quý phải niêm phong trước mặt người bị tạm giữ tài sản hoặc thân nhân của họ. Trường hợp người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ hoặc thân nhân của họ không đồng ý chứng kiến việc niêm phong thì phải có mặt của người làm chứng. Trên niêm phong phải ghi rõ loại tài sản, số lượng, khối lượng và các đặc điểm khác của tài sản đã niêm phong, có chữ ký của Chấp hành viên, người bị tạm giữ hoặc thân nhân của họ hoặc người làm chứng. Việc niêm phong phải ghi vào biên bản tạm giữ tài sản.

Tài sản, giấy tờ tạm giữ được bảo quản theo quy định tại Điều 58 Luật Thi hành án dân sự.

3. Khi trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ, Chấp hành viên yêu cầu người đến nhận xuất trình các giấy tờ chứng minh là người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ hoặc là người được người đó ủy quyền.

Chấp hành viên yêu cầu người đến nhận kiểm tra về số lượng, khối lượng, kích thước và các đặc điểm khác của tài sản, giấy tờ bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của thủ kho cơ quan thi hành án dân sự hoặc người được giao bảo quản.

Việc trả lại tài sản, giấy tờ phải lập thành biên bản.

4. Trường hợp trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ mà đương sự không nhận thì cơ quan thi hành án dân sự xử lý theo quy định tại Khoản 2, 3 và 4 Điều 126 Luật Thi hành án dân sự.

Điều 19. Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản

Kể từ thời điểm nhận được quyết định về việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản, cơ quan đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan không được thực hiện việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng hoặc thay đổi hiện trạng tài sản cho đến khi nhận được quyết định của Chấp hành viên về chấm dứt việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.

Điều 20. Phong tỏa tiền trong tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ

1. Quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ phải xác định rõ số tiền, tài sản bị phong tỏa. Chấp hành viên giao quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ cho người đại diện theo pháp luật của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ hoặc người có trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức đó và lập biên bản về việc giao quyết định.

Biên bản phải có chữ ký của Chấp hành viên, người nhận quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ. Trường hợp người nhận quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ không ký thì phải có chữ ký của người chứng kiến.

Quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ được ban hành sau khi Chấp hành viên lập biên bản phong tỏa theo quy định tại Khoản 2 Điều 67 Luật Thi hành án dân sự phải được gửi ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi có tài khoản, tài sản đã bị phong tỏa.

2. Trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc người có trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức không nhận quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ thì Chấp hành viên lập biên bản về việc không nhận quyết định, có chữ ký của người làm chứng hoặc chứng kiến và tiến hành niêm yết quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ của người phải thi hành án tại trụ sở cơ quan, tổ chức đó.

Người đại diện theo pháp luật hoặc người có trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức không nhận quyết định phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và phải bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra.

3. Chấp hành viên có trách nhiệm bảo mật các thông tin về tài khoản, tài sản của người phải thi hành án bị áp dụng biện pháp bảo đảm khi được Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi có tài khoản, tài sản cung cấp.

Điều 21. Khấu trừ tiền trong tài khoản

1. Quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản phải ghi rõ các nội dung sau:

a) Ngày, tháng, năm ban hành quyết định;

b) Căn cứ ban hành quyết định;

c) Tên tài khoản, số tài khoản của người phải thi hành án;

d) Tên, địa chỉ Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản;

đ) Số tiền phải khấu trừ;

e) Tên tài khoản, số tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự nhận khoản tiền bị khấu trừ;

g) Thời hạn thực hiện việc khấu trừ.

2. Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế có mở tài khoản tiền gửi tại nhiều Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng khác nhau thì Chấp hành viên căn cứ số dư tài khoản để quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản đối với một hoặc nhiều tài khoản để đảm bảo thu đủ tiền phải thi hành án và chi phí cưỡng chế thi hành án, nếu có.

3. Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng có trách nhiệm thực hiện ngay quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản; nếu không thực hiện ngay mà đương sự tẩu tán tiền trong tài khoản dẫn đến việc không thể thi hành được cho người được thi hành án thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án

1. Chấp hành viên thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án theo định kỳ hàng ngày, tuần, tháng, quý hoặc năm tùy theo tính chất ngành nghề kinh doanh của người phải thi hành án.

Khi xác định mức tiền thu từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án, Chấp hành viên căn cứ vào kết quả kinh doanh trên cơ sở sổ sách, giấy tờ và tình hình kinh doanh thực tế của người phải thi hành án.

2. Mức tiền tối thiểu để lại cho người phải thi hành án phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho người phải thi hành án và người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng. Việc xác định mức sinh hoạt tối thiểu của người phải thi hành án và người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng được căn cứ vào chuẩn hộ nghèo của từng địa phương nơi người đó cư trú, nếu địa phương chưa có quy định thì theo chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo từng giai đoạn cụ thể.

Mức tiền tối thiểu để lại cho hoạt động sản xuất kinh doanh do Chấp hành viên ấn định căn cứ vào tính chất ngành, nghề kinh doanh; quy mô kinh doanh của người phải thi hành án và mức ấn định này có thể được điều chỉnh.

Điều 23. Thu tiền, tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ

1. Khi có căn cứ xác định tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án thì Chấp hành viên lập biên bản làm việc hoặc có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản giao nộp cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án.

Tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên về việc giao nộp số tiền, tài sản đó thì bị áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế để thi hành án.

Chi phí cưỡng chế thi hành án do người phải thi hành án chịu.

2. Trường hợp người thứ ba đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên mà giao tiền, tài sản đó cho người phải thi hành án hoặc người khác dẫn đến việc không thể thi hành được cho người được thi hành án thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân đang phải trả tiền, tài sản cho người phải thi hành án mà khoản tiền, tài sản đó đã được xác định bằng bản án, quyết định của Tòa án đang có hiệu lực pháp luật thì Chấp hành viên yêu cầu tổ chức, cá nhân đó giao nộp số tiền, tài sản cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án. Nếu tổ chức, cá nhân đó không thực hiện thì Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án cần thiết đối với tổ chức, cá nhân đó để thu tiền, tài sản thi hành án.

Chi phí cưỡng chế thi hành án trong trường hợp này do tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế thi hành án chịu.

Điều 24. Kê biên tài sản để thi hành án

1. Kể từ thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, nếu người phải thi hành án chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố tài sản cho người khác mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án và không còn tài sản khác hoặc tài sản khác không đủ để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên, xử lý để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Khi kê biên tài sản, nếu có người khác tranh chấp thì Chấp hành viên thông báo cho đương sự, người có tranh chấp thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 75 Luật Thi hành án dân sự.

Trường hợp đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà tài sản bị chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố cho người khác thì tài sản đó bị kê biên, xử lý để thi hành án; Chấp hành viên có văn bản yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đối với tài sản đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đối với tài sản đó.

2. Việc kê biên, xử lý tài sản chung của người phải thi hành với người khác được thực hiện như sau:

a) Cơ quan thi hành án dân sự chỉ kê biên, xử lý đối với tài sản chung là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi các tài sản khác không đủ để thi hành án hoặc khi có đề nghị của đương sự theo quy định tại Khoản 4 Điều này;

b) Trường hợp người phải thi hành án có chung tài sản với người khác mà đã xác định được phần tài sản, quyền tài sản của từng người thì Chấp hành viên kê biên phần tài sản, quyền tài sản của người phải thi hành án để thi hành án theo quy định tại Khoản 2 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự; trường hợp chưa xác định được phần quyền của người phải thi hành án thì thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản này;

c) Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung của vợ, chồng thì Chấp hành viên xác định phần sở hữu của vợ, chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và thông báo cho vợ, chồng biết.

Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì Chấp hành viên xác định phần sở hữu, sử dụng theo số lượng thành viên của hộ gia đình tại thời điểm xác lập quyền sở hữu tài sản, thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Chấp hành viên thông báo kết quả xác định phần sở hữu, sử dụng cho các thành viên trong hộ gia đình biết.

Trường hợp vợ hoặc chồng hoặc các thành viên hộ gia đình không đồng ý với việc xác định của Chấp hành viên thì có quyền yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ. Hết thời hạn này mà không có người khởi kiện thì Chấp hành viên tiến hành kê biên, xử lý tài sản và trả lại cho vợ hoặc chồng hoặc các thành viên hộ gia đình giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của họ.

3. Đối với tài sản đã được cầm cố, thế chấp hợp pháp mà kết quả xác minh tại thời điểm thi hành án cho thấy tài sản có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn nghĩa vụ phải thanh toán theo hợp đồng cầm cố, thế chấp thì Chấp hành viên phải thông báo bằng văn bản cho người nhận cầm cố, thế chấp biết nghĩa vụ của người phải thi hành án và yêu cầu khi thanh toán hết nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc khi xử lý tài sản cầm cố, thế chấp phải thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự biết.

Cơ quan thi hành án dân sự kê biên tài sản sau khi đã được giải chấp hoặc thu phần tiền còn lại sau khi xử lý tài sản để thanh toán hợp đồng đã ký, nếu có.

Nếu người nhận cầm cố, thế chấp không thông báo hoặc chậm thông báo mà gây thiệt hại cho người được thi hành án thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

4. Trường hợp người phải thi hành án tự nguyện đề nghị kê biên tài sản cụ thể trong số nhiều tài sản mà không gây trở ngại cho việc thi hành án và tài sản đó đủ để thi hành án, các chi phí liên quan thì Chấp hành viên lập biên bản giải thích cho họ về việc phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản đó và tiến hành kê biên tài sản để thi hành án. Người phải thi hành án bị hạn chế quyền thực hiện giao dịch đối với các tài sản khác cho đến khi thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án.

5. Cơ quan thi hành án dân sự chỉ kê biên tài sản khác của doanh nghiệp phải thi hành án, nếu sau khi đã khấu trừ tài khoản, xử lý vàng, bạc, đá quý, kim khí quý khác, giấy tờ có giá của doanh nghiệp đang do doanh nghiệp quản lý hoặc đang do người thứ ba giữ mà vẫn không đủ để thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định có quyết định khác hoặc đương sự có thỏa thuận khác.

6. Trường hợp người phải thi hành án tự nguyện giao tài sản theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 7a Luật Thi hành án dân sự để thi hành nghĩa vụ trả tiền thì Chấp hành viên lập biên bản về việc tự nguyện giao tài sản. Biên bản này là cơ sở để Chấp hành viên giao tài sản theo thỏa thuận hoặc tổ chức việc định giá, bán tài sản. Chi phí định giá, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác theo quy định của pháp luật do người phải thi hành án chịu.

Trường hợp đương sự tự nguyện giao nhà ở là tài sản duy nhất nhưng số tiền thu được không đủ để thanh toán các nghĩa vụ thi hành án mà người phải thi hành án không còn đủ tiền để thuê nhà ở hoặc tạo lập nơi ở mới thì Chấp hành viên thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 115 Luật Thi hành án dân sự.

Điều 25. Thỏa thuận về tổ chức thẩm định giá

1. Trường hợp đương sự có thỏa thuận về tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản kê biên hoặc tổ chức thẩm định giá trên địa bàn khác thì Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn.

2. Việc thỏa thuận của đương sự về lựa chọn tổ chức thẩm định giá cũng được thực hiện đối với việc định giá lại tài sản kê biên.

Điều 26. Xác định giá đối với tài sản kê biên

1. Trường hợp không ký được hợp đồng dịch vụ theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 98 Luật Thi hành án dân sự, Chấp hành viên có thể lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức thẩm định giá ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản kê biên; trường hợp vẫn không thể ký được hợp đồng thì Chấp hành viên tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan chuyên môn quản lý ngành, lĩnh vực của tài sản kê biên trước khi xác định giá của tài sản kê biên. Việc tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan phải lập thành văn bản hoặc biên bản có chữ ký của Chấp hành viên và cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn đó.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Chấp hành viên mà cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn không có ý kiến bằng văn bản thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có ý kiến để Chấp hành viên xác định giá tài sản kê biên.

2. Tài sản kê biên có giá trị nhỏ quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 98 Luật Thi hành án dân sự là tài sản mà tại thời điểm xác định giá, tài sản giống hệt hoặc tương tự chưa qua sử dụng có giá mua bán trên thị trường không quá 10.000.000 đồng.

Điều 27. Bán đấu giá và xử lý kết quả bán đấu giá tài sản thi hành án

1. Trước khi bán tài sản lần đầu đối với tài sản thuộc sở hữu chung mà có nhiều chủ sở hữu chung đề nghị mua phần tài sản của người phải thi hành án theo giá đã định thì Chấp hành viên thông báo cho các chủ sở hữu chung đó thỏa thuận người được quyền mua. Nếu không thỏa thuận được thì Chấp hành viên tổ chức bốc thăm để chọn ra người được mua tài sản bán đấu giá.

2. Giá trị động sản được bán đấu giá theo quy định tại Điểm b Khoản 3 và Khoản 4 Điều 101 Luật Thi hành án dân sự là giá trị từng động sản; đối với vật cùng loại, vật đồng bộ là tổng giá trị các động sản đó trong một lần tổ chức bán để thi hành một việc thi hành án.

3. Người mua được tài sản bán đấu giá phải nộp tiền vào tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày đấu giá thành.

Trong thời hạn không quá 30 ngày, trường hợp khó khăn, phức tạp thì không quá 60 ngày, kể từ ngày người mua được tài sản nộp đủ tiền, cơ quan thi hành án dân sự phải tổ chức việc giao tài sản cho người mua được tài sản, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng.

Tổ chức bán đấu giá tài sản có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá. Tổ chức, cá nhân cản trở, can thiệp trái pháp luật dẫn đến việc chậm giao tài sản bán đấu giá thành mà gây thiệt hại cho người mua được tài sản bán đấu giá thì phải bồi thường.

4. Cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc thanh toán tiền thi hành án theo quy định tại Điều 47 Luật Thi hành án dân sự trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá.

Trong thời gian chưa giao được tài sản, cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục đứng tên gửi số tiền đó vào ngân hàng theo hình thức gửi tiền có kỳ hạn 01 tháng cho đến khi giao được tài sản, phần lãi tiền gửi được cộng vào số tiền gửi ban đầu để thi hành án; trường hợp không giao được tài sản thì phần lãi tiền gửi thuộc về người mua được tài sản bán đấu giá, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định khác.

Trường hợp đến hạn theo hợp đồng bán đấu giá tài sản mà không giao được tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá thì người này có quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng.

5. Trường hợp sau khi phiên đấu giá kết thúc mà người trúng đấu giá tài sản từ chối mua hoặc đã ký hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá nhưng chưa thanh toán thêm bất kỳ khoản tiền nào thì khoản tiền đặt trước thuộc về ngân sách nhà nước và được sử dụng để thanh toán lãi suất chậm thi hành án, tạm ứng chi phí bồi thường Nhà nước, bảo đảm tài chính để thi hành án và các chi phí cần thiết khác.

Trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá không thực hiện đầy đủ hoặc không đúng hạn nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng thì tiền thanh toán mua tài sản đấu giá được xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá và quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán tài sản.

Cơ quan thi hành án dân sự tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.

Điều 28. Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản

1. Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự không thu hồi được giấy tờ có liên quan đến tài sản quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều 106 Luật Thi hành án dân sự thì có văn bản nêu rõ lý do, gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ có liên quan đến tài sản để thực hiện việc hủy giấy tờ cũ, cấp giấy tờ mới theo quy định.

2. Trường hợp tài sản là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà không thu hồi được Giấy chứng nhận thì thực hiện như sau:

a) Cơ quan thi hành án dân sự gửi văn bản nêu rõ lý do không thu hồi được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đến Văn phòng đăng ký đất đai nơi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để quyết định hủy Giấy chứng nhận đã cấp và cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Trường hợp tài sản là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở.

Điều 29. Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ

Trường hợp Chấp hành viên quyết định chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khai thác, sử dụng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì việc chuyển giao quyền nói trên phải phù hợp với các quy định về chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ.

Điều 30. Định giá quyền sở hữu trí tuệ

1. Việc định giá quyền sở hữu trí tuệ để thi hành án thực hiện theo quy định của pháp luật về giá và pháp luật về thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu định giá quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí cho việc định giá theo quy định tại Điều 73 Luật Thi hành án dân sự.

Điều 31. Bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ

1. Thẩm quyền bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ:

a) Tổ chức bán đấu giá thực hiện việc bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ có giá trị trên 10.000.000 đồng;

b) Chấp hành viên thực hiện việc bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ có giá trị đến 10.000.000 đồng hoặc trong trường hợp tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức thi hành án chưa có tổ chức bán đấu giá, hoặc tuy có nhưng tổ chức đó từ chối ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá.

2. Việc bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

Điều 32. Xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước

1. Cơ quan tài chính cùng cấp với cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức thi hành án, cơ quan tài chính cấp tỉnh nơi có trụ sở với cơ quan thi hành án cấp quân khu hoặc nơi đang lưu giữ vật chứng, tài sản có trách nhiệm tiếp nhận để xử lý vật chứng, tài sản bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước theo quy định tại Điều 124 Luật Thi hành án dân sự và pháp luật về xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.

2. Cơ quan thi hành án dân sự thông báo và ấn định cho cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận vật chứng, tài sản trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được thông báo để tiếp nhận.

Hết thời hạn nêu trên mà không tiếp nhận vật chứng, tài sản thì cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận phải thanh toán các khoản chi phí cho việc bảo quản tài sản và phải chịu mọi rủi ro kể từ thời điểm chậm tiếp nhận.

Việc chuyển giao vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước được thực hiện tại kho cơ quan thi hành án dân sự hoặc tại nơi đang giữ vật chứng, tài sản tạm giữ; việc thi hành án xong tại thời điểm tiếp nhận vật chứng, tài sản.

3. Trường hợp cơ quan tài chính có thẩm quyền có văn bản ủy quyền thực hiện xử lý tài sản bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước thì cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp đang tổ chức thi hành án xử lý và làm thủ tục sung quỹ nhà nước sau khi đã trừ các chi phí xử lý theo quy định của pháp luật xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.

Điều 33. Tiêu hủy vật chứng, tài sản

1. Hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản thực hiện việc tiêu hủy vật chứng, tài sản trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được thành lập.

2. Việc tiêu hủy các loại vật chứng, tài sản được thực hiện bằng các hình thức đốt cháy, đập vỡ hoặc hình thức phù hợp khác.

Trường hợp tiêu hủy các loại hóa chất độc hại hoặc các vật chứng, tài sản khác mà cần thiết phải có các trang thiết bị chuyên dùng hoặc chuyên gia thì Chấp hành viên ký hợp đồng với chuyên gia, cơ quan bảo đảm điều kiện tiêu hủy vật chứng, tài sản để thực hiện việc tiêu hủy đảm bảo an toàn và không làm ảnh hưởng đến môi trường tại nơi tiêu hủy.

3. Kinh phí tiêu hủy vật chứng, tài sản do ngân sách nhà nước chi trả.

Điều 34. Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án trong trường hợp ủy thác thi hành nghĩa vụ liên đới

Trường hợp ủy thác thi hành nghĩa vụ liên đới mà người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản ở nhiều địa phương khác nhau mà tài sản ở địa phương nhận ủy thác không đủ để thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự nơi nhận ủy thác có quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án đối với tất cả những người, tài sản có liên quan đến việc thi hành án để tránh trường hợp tẩu tán, trốn tránh việc thi hành án.

Điều 35. Thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ được ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản đối với các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây khi người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác:

a) Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định; giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; tạm đình chỉ quyết định sa thải người lao động;

b) Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm; buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

c) Kê biên tài sản đang tranh chấp;

d) Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm hàng hóa khác.

2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra ngay quyết định ủy thác thi hành án khi có căn cứ ủy thác. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nhận ủy thác phải ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên áp dụng ngay các biện pháp theo quy định tại Điều 130 Luật Thi hành án dân sự để tổ chức thi hành.

Điều 36. Giá trị tài sản được bồi hoàn trong trường hợp thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm

Giá trị tài sản được bồi hoàn cho chủ sở hữu ban đầu trong trường hợp bản án, quyết định của Tòa án bị hủy, sửa một phần hoặc toàn bộ theo quy định tại Khoản 3 Điều 135 Luật Thi hành án dân sự là giá tài sản trên thị trường ở địa phương tại thời điểm giải quyết việc bồi hoàn.

Điều 37. Xác nhận kết quả thi hành án

1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự xác nhận bằng văn bản về kết quả thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án của đương sự theo quyết định thi hành án khi có yêu cầu của đương sự hoặc thân nhân của họ.

2. Nội dung của văn bản xác nhận phải thể hiện rõ khoản nghĩa vụ theo bản án, quyết định, nghĩa vụ phải thi hành theo quyết định thi hành án và kết quả thi hành án cho đến thời điểm xác nhận.

Kết quả thi hành án được xác nhận thể hiện việc đương sự đã thực hiện xong toàn bộ hoặc một phần quyền, nghĩa vụ của mình theo quyết định thi hành án hoặc thi hành xong nghĩa vụ thi hành án của từng định kỳ trong trường hợp việc thi hành án được tiến hành theo định kỳ.

Điều 38. Giải quyết khiếu nại về thi hành án

1. Đối với đơn khiếu nại thuộc trường hợp không phải thụ lý để giải quyết thì cơ quan nhận được đơn không có trách nhiệm thụ lý nhưng có văn bản chỉ dẫn, trả lời người khiếu nại trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn. Việc chỉ dẫn, trả lời chỉ thực hiện một lần đối với một vụ việc khiếu nại; trong trường hợp người khiếu nại gửi kèm các giấy tờ, tài liệu là bản gốc liên quan đến vụ việc khiếu nại thì gửi trả lại các giấy tờ, tài liệu đó cho người khiếu nại.

Trường hợp đơn khiếu nại vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo thì nội dung khiếu nại về thi hành án được giải quyết theo quy định về giải quyết khiếu nại về thi hành án, nội dung tố cáo được giải quyết theo quy định về giải quyết tố cáo.

2. Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới nhưng quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án hoặc cơ quan quản lý thi hành án cấp trên yêu cầu cấp dưới giải quyết, đồng thời có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết của cấp dưới và áp dụng biện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với người thiếu trách nhiệm hoặc cố tình trì hoãn việc giải quyết khiếu nại đó. Trong trường hợp cần áp dụng biện pháp vượt quá thẩm quyền của mình thì kiến nghị cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền xử lý.

3. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án có hiệu lực thi hành.

4. Quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực thi hành được xem xét lại theo quy định tại Điểm b Khoản 4 và Điểm b Khoản 7 Điều 142 Luật Thi hành án dân sự trong các trường hợp sau đây:

a) Quyết định, hành vi bị khiếu nại là trái pháp luật nhưng quyết định giải quyết khiếu nại cho rằng quyết định, hành vi đó là đúng pháp luật;

b) Việc giải quyết khiếu nại đã vi phạm quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết khiếu nại về thi hành án;

c) Có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản kết quả giải quyết khiếu nại.

5. Trường hợp khiếu nại được giải quyết mà đương sự vẫn tiếp tục khiếu nại nhưng không đưa ra bằng chứng mới thì người giải quyết khiếu nại lưu đơn khiếu nại và thông báo để đương sự biết.

Điều 39. Đối tượng được bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thực hiện nghĩa vụ thi hành án

1. Cơ quan nhà nước.

2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và các cơ quan, đơn vị thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội hoạt động hoàn toàn bằng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.

3. Đơn vị sự nghiệp do nhà nước thành lập, được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động.

4. Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang được nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động.

Điều 40. Điều kiện được bảo đảm tài chính để thi hành án

Cơ quan, tổ chức phải thi hành án thuộc diện được bảo đảm tài chính để thi hành án chỉ được ngân sách nhà nước bảo đảm tài chính để thi hành án sau khi đã yêu cầu người có lỗi thực hiện nghĩa vụ nhưng người đó chưa có khả năng thực hiện nghĩa vụ hoặc có nhưng số tiền đã nộp chỉ đáp ứng một phần nghĩa vụ thi hành án và cơ quan đó đã sử dụng khoản kinh phí tiết kiệm được từ nguồn kinh phí tự chủ được cấp nhưng vẫn không có khả năng thi hành án. Trường hợp nghĩa vụ thi hành án của cơ quan, tổ chức phát sinh do người thi hành công vụ gây ra thuộc điện bồi thường Nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Điều 41. Thẩm quyền quyết định bảo đảm tài chính để thi hành án

1. Kinh phí bảo đảm thi hành án đối với tổ chức phải thi hành án là đơn vị thuộc trung ương quản lý do ngân sách trung ương bảo đảm; kinh phí bảo đảm để thi hành án đối với tổ chức phải thi hành án là đơn vị thuộc địa phương quản lý do ngân sách địa phương bảo đảm; kinh phí bảo đảm thi hành án đối với các đơn vị trong lực lượng vũ trang do ngân sách nhà nước bảo đảm.

2. Thẩm quyền, mức bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước.

Điều 42. Thủ tục bảo đảm tài chính để thi hành án

Cơ quan, tổ chức phải thi hành án thuộc diện được đảm bảo tài chính để thi hành án có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị bảo đảm tài chính để thi hành án.

Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập hồ sơ, thời hạn, thủ tục đề nghị, xem xét, quyết định việc bảo đảm tài chính để thi hành án, dự toán, cấp phát, quyết toán và hoàn trả kinh phí bảo đảm tài chính để thi hành án.

Kinh phí bảo đảm tài chính để thi hành án không được sử dụng vào mục đích khác.

Điều 43. Chi phí cưỡng chế thi hành án

1. Chi phí cần thiết khác quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 73 Luật Thi hành án dân sự bao gồm:

a) Chi phí họp bàn cưỡng chế do Chấp hành viên tổ chức họp với các cơ quan liên quan trước khi tiến hành cưỡng chế;

b) Chi phí cưỡng chế trong trường hợp không thu được tiền của người phải thi hành án do tài sản kê biên không bán được theo quy định tại Khoản 3 Điều 104 Luật Thi hành án dân sự; tài sản cưỡng chế theo Điều 90 Luật Thi hành án dân sự nhưng sau khi giảm giá theo quy định mà giá trị bằng hoặc thấp hơn chi phí và nghĩa vụ được bảo đảm; tài sản bị cưỡng chế không còn hoặc bị mất giá trị sử dụng; người phải thi hành án phải giao, trả tài sản theo bản án, quyết định mà không có khả năng thanh toán chi phí cưỡng chế; người phải thi hành án phải thực hiện công việc nhất định bỏ đi khỏi nơi cư trú hoặc chết mà không còn tài sản để thanh toán chi phí cưỡng chế;

c) Chi phí cho việc Chấp hành viên xác minh, xác định giá trị tài sản trước khi cưỡng chế để áp dụng biện pháp cưỡng chế tương ứng với nghĩa vụ phải thi hành án, chi phí cần thiết để áp dụng theo Điều 90 Luật Thi hành án dân sự;

d) Các khoản chi cho việc áp dụng biện pháp tạm giữ giấy tờ, tài liệu của người phải thi hành án mà không thu được tiền của người phải thi hành án để thanh toán chi phí;

đ) Chi phí cho việc bố trí phiên dịch, biên dịch trong trường hợp đương sự là người nước ngoài, người dân tộc thiểu số của Việt Nam không biết tiếng Việt;

e) Chi phí khi đang tiến hành tổ chức cưỡng chế nhưng phải đình chỉ theo quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm d, Điểm đ Khoản 1 Điều 50 Luật Thi hành án dân sự;

g) Chi phí cưỡng chế đã thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền hủy việc cưỡng chế.

2. Chế độ bồi dưỡng cho người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế theo Khoản 7 Điều 73 Luật Thi hành án dân sự thực hiện như sau:

a) Đối tượng được bồi dưỡng gồm Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án, Kiểm sát viên, công an, dân quân tự vệ; đại diện chính quyền địa phương, tổ chức xã hội, tổ dân phố; trưởng thôn, già làng, trưởng bản và các lực lượng khác được huy động tham gia các hoạt động để cưỡng chế thi hành án;

b) Chế độ bồi dưỡng được áp dụng cho các hoạt động xác minh điều kiện để bảo vệ cưỡng chế thi hành án, trực tiếp thực hiện thông báo cưỡng chế thi hành án, trực tiếp tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ, họp bàn cưỡng chế thi hành án, họp định giá và định giá lại tài sản, bán tài sản trong trường hợp không ký hợp đồng ủy quyền với tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản; trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án trong trường hợp cần thiết;

3. Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định cụ thể mức chi phí bồi dưỡng và hướng dẫn cụ thể cơ chế quản lý tài chính về kinh phí tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự.

Điều 44. Miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án

1. Đương sự là cá nhân có thể được Thủ trưởng cơ quan thi hành án có thẩm quyền tổ chức thi hành án xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Có thu nhập không đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu để sinh sống bình thường hoặc bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn.

Mức thu nhập tối thiểu được xác định theo chuẩn hộ nghèo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định này.

b) Thuộc diện gia đình chính sách, có công với cách mạng.

c) Thuộc diện neo đơn, tàn tật, ốm đau kéo dài.

2. Đương sự phải làm đơn đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án nêu rõ lý do đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án.

Đương sự có khó khăn về kinh tế, thuộc điện neo đơn thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, sinh sống hoặc xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi người đó nhận thu nhập. Đương sự là gia đình chính sách, có công với cách mạng phải có giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để chứng minh. Đương sự bị tàn tật, ốm đau kéo dài phải có tóm tắt hồ sơ bệnh án được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị và tài liệu kèm theo của đương sự, cơ quan thi hành án dân sự xem xét, quyết định về việc miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án.

3. Mức miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án được xác định như sau:

a) Đương sự thuộc diện quy định tại Điểm a, c Khoản 1 Điều này được xét giảm 1/2 chi phí cưỡng chế thi hành án phải nộp;

b) Đương sự thuộc diện quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này đã thi hành được ít nhất 1/2 chi phí cưỡng chế thì có thể được xét miễn chi phí cưỡng chế thi hành án còn lại.

4. Người có lỗi trong việc vi phạm thủ tục về định giá tài sản, trong việc ra quyết định miễn, giảm chi phí cưỡng chế sai quy định dẫn đến việc ngân sách nhà nước phải trả chi phí cưỡng chế có trách nhiệm bồi hoàn khoản tiền đó cho ngân sách nhà nước.

Quyết định xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế bị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thu hồi hoặc hủy bỏ trong trường hợp phát hiện đối tượng bị cưỡng chế có hành vi tẩu tán, cất giấu tiền, tài sản nhằm trốn tránh việc thi hành án hoặc cung cấp các căn cứ không đúng sự thật để được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án.

Điều 45. Tạm ứng, lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi phí cưỡng chế thi hành án

1. Việc tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án được thực hiện như sau:

a) Ngân sách nhà nước bố trí một khoản kinh phí trong dự toán của cơ quan thi hành án dân sự để thực hiện tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án. Mức bố trí cụ thể cho từng cơ quan thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng giao sau khi thống nhất với Bộ Tài chính trong phạm vi dự toán chi ngân sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Khi chưa thu được chi phí cưỡng chế thi hành án của người phải thi hành án, người được thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự thực hiện ứng trước kinh phí cho các Chấp hành viên để tổ chức cưỡng chế thi hành án từ nguồn dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền giao cho cơ quan thi hành án dân sự.

b) Trước khi tổ chức cưỡng chế thi hành án, Chấp hành viên phải lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án hoặc dự trù chi phí cưỡng chế trong trường hợp không phải lập kế hoạch cưỡng chế, trình Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phê duyệt. Dự toán chi phục vụ cưỡng chế được lập căn cứ vào nội dung chi, mức chi theo quy định hiện hành của Nhà nước và thông báo cho đương sự biết trước ngày tiến hành cưỡng chế theo quy định tại Điều 39, 40, 41, 42, 43 Luật Thi hành án dân sự.

Trên cơ sở dự trù chi phí cưỡng chế, kế hoạch cưỡng chế được phê duyệt, Chấp hành viên làm thủ tục tạm ứng kinh phí cho hoạt động cưỡng chế từ nguồn kinh phí được ngân sách nhà nước giao cho cơ quan thi hành án dân sự, trừ trường hợp đương sự tự nguyện nộp tạm ứng chi phí cưỡng chế.

2. Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí cưỡng chế thi hành án do Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện.

Điều 46. Mức phí, thủ tục thu nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án

1. Người được thi hành án phải nộp phí thi hành án khi được nhận tiền, tài sản với mức phí sau đây:

a) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định đến 5.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án là 3% số tiền, giá trị tài sản thực nhận;

b) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án là 150.000.000 đồng cộng với 2% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 5.000.000.000 đồng;

c) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 7.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án là 190.000.000 đồng cộng với 1% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 7.000.000.000 đồng;

d) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 10.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án là 220.000.000 đồng cộng với 0,5% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 10.000.000.000 đồng;

đ) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 15.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án là 245.000.000 đồng cộng với 0,01% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 15.000.000.000 đồng.

2. Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án và chứng kiến các đương sự thỏa thuận tự giao, nhận tiền, tài sản cho nhau thì phải chịu 1/3 mức phí thi hành án quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Trường hợp Tòa án không tuyên giá trị của tài sản hoặc có tuyên nhưng không còn phù hợp (thay đổi quá 20%) so với giá thị trường tại thời điểm thu phí thì cơ quan thu phí tổ chức định giá tài sản để xác định phí thi hành án phải nộp của người được thi hành án. Chi phí định giá do cơ quan thi hành án dân sự chi trả từ nguồn phí thi hành án được để lại.

4. Cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc thu phí thi hành án khi chi trả tiền hoặc giao tài sản cho người được thi hành án và cấp biên lai thu phí thi hành án.

Người được thi hành án không nộp phí thi hành án thì cơ quan thu phí có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế để thu phí thi hành án, kể cả việc bán đấu giá tài sản đã giao cho người được thi hành án để bảo đảm thu hồi tiền phí thi hành án. Chi phí định giá, bán đấu giá tài sản để thu phí do người được thi hành án chịu.

5. Thủ tục thu, nộp, miễn, giảm, quản lý, sử dụng phí thi hành án do Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định.

Điều 47. Những trường hợp không phải chịu phí thi hành án

Người được thi hành án không phải chịu phí thi hành án khi được nhận các khoản tiền, tài sản thuộc các trường hợp sau đây:

1. Tiền cấp dưỡng; tiền bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; tiền lương, tiền công lao động; tiền trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc; tiền bảo hiểm xã hội; tiền bồi thường thiệt hại vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Khoản kinh phí thực hiện chương trình chính sách xã hội của Nhà nước xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, các khoản kinh phí trực tiếp phục vụ việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục của nhân dân không vì mục đích kinh doanh mà người được thi hành án được nhận.

3. Hiện vật được nhận chỉ có ý nghĩa tinh thần, gắn với nhân thân người nhận, không có khả năng trao đổi.

4. Số tiền hoặc giá trị tài sản theo yêu cầu thi hành án không vượt quá hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định.

5. Khoản thu hồi nợ vay cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong trường hợp Ngân hàng cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

6. Bản án, quyết định của Tòa án xác định không có giá ngạch và không thu án phí có giá ngạch khi xét xử.

7. Tiền, tài sản được trả lại cho đương sự trong trường hợp chủ động thi hành án quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự.

Điều 48. Miễn, giảm phí thi hành án

1. Người được thi hành án được miễn phí thi hành án trong trường hợp sau đây:

a) Được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng;

b) Thuộc diện neo đơn được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận; thuộc diện tàn tật, ốm đau kéo dài có tóm tắt hồ sơ bệnh án được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận;

c) Người được thi hành án xác minh chính xác sau khi cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án theo quy định tại Khoản 1 Điều 44a Luật Thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự xử lý được tài sản để thi hành án.

2. Người được thi hành án được giảm phí thi hành án như sau:

a) Giảm đến 80% đối với người có khó khăn về kinh tế thuộc chuẩn hộ nghèo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định này và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận;

b) Giảm 30% phí thi hành án tương ứng với số tiền thực nhận từ việc xử lý tài sản của người phải thi hành án mà người được thi hành án xác minh chính xác khi yêu cầu thi hành án và cơ quan thi hành án dân sự xử lý được tài sản để thi hành án mà không phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cần huy động lực lượng, trừ trường hợp tài sản đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại;

c) Giảm 20% phí thi hành án trong trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này nếu phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cần huy động lực lượng, trừ trường hợp tài sản đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại.

Điều 49. Thủ tục thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án

1. Trường hợp thanh toán tiền thi hành án theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự thì Chấp hành viên xác định số tiền được thanh toán của những người được thi hành án đã yêu cầu thi hành án tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế.

Trường hợp bản án, quyết định đang do cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành xác định nhiều người được thi hành án nhưng chỉ một hoặc một số người yêu cầu thi hành án mà tài sản của người phải thi hành án không đủ để thi hành nghĩa vụ tài sản theo bản án, quyết định thì cơ quan thi hành án dân sự thanh toán cho người đã yêu cầu thi hành án theo tỉ lệ mà họ được nhận, số tiền còn lại gửi vào ngân hàng theo loại tiền gửi kỳ hạn 01 tháng, đồng thời thông báo và ấn định thời hạn không quá 01 tháng cho những người được thi hành án chưa yêu cầu về quyền yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp đã hết thời hiệu.

Hết thời hạn thông báo mà cơ quan thi hành án dân sự không nhận được yêu cầu thi hành án thì số tiền đã gửi và tiền lãi được thanh toán tiếp cho những người đã có yêu cầu thi hành án tính đến thời điểm hết thời hạn thông báo; số tiền còn lại, nếu có, được thanh toán cho những người được thi hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán hoặc trả lại cho người phải thi hành án.

2. Đối với khoản tiền chi trả cho người được nhận là cá nhân, cơ quan thi hành án dân sự thông báo bằng văn bản yêu cầu người được nhận đến nhận.

Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo mà người được nhận tiền không đến nhận nếu họ ở xa trụ sở cơ quan thi hành án dân sự, đã xác định được địa chỉ rõ ràng của họ và khoản tiền có giá trị nhỏ hơn 01 tháng lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định thì cơ quan thi hành án dân sự lập phiếu chi và gửi tiền cho họ qua đường bưu điện. Trường hợp bưu điện trả lại tiền do không có người nhận thì cơ quan thi hành án dân sự xử lý theo quy định tại Khoản 5 Điều này.

Trường hợp người được nhận tiền cung cấp tài khoản và yêu cầu chuyển khoản thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục chuyển khoản.

3. Trường hợp người được thi hành án là doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế xã hội thì việc chi trả tiền thi hành án thực hiện bằng chuyển khoản.

Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự thu được tiền thi hành án nhưng chưa kịp gửi vào tài khoản tạm giữ trong thời hạn quy định mà người được thi hành án cử người đại diện hợp pháp đến nhận thì cơ quan thi hành án dân sự có thể chi trả cho họ bằng tiền mặt.

4. Khi thi hành án tại cơ sở, trường hợp người phải thi hành án và người được thi hành án cùng có mặt, Chấp hành viên có thể chi trả ngay cho đương sự số tiền, tài sản thu được, sau khi đã trừ khoản phí thi hành án. Việc chi trả tiền, tài sản phải lập biên bản ghi đầy đủ thời gian, địa điểm, họ tên đương sự, lý do, nội dung giao nhận, số tiền, tài sản, chữ ký và họ tên của đương sự, Chấp hành viên và phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiến hành việc chi trả tiền, tài sản. Biên bản phải giao cho đương sự, lưu hồ sơ thi hành án và chuyển cho kế toán cơ quan thi hành án dân sự để vào sổ theo dõi.

5. Cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục gửi tiền vào ngân hàng, gửi tài sản bằng hình thức thuê bảo quản hoặc bảo quản tại kho cơ quan thi hành án dân sự đối với khoản tiền, tài sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 126 Luật Thi hành án dân sự trong trường hợp sau đây:

a) Khoản tiền, tài sản chưa xác định được địa chỉ của người được nhận hoặc khoản tiền hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này, mà người được thi hành án đã yêu cầu thi hành án không đến nhận;

Sau khi gửi tiền, tài sản, nếu người được nhận tiền, tài sản đến nhận thì cơ quan thi hành án dân sự chi trả tiền, tài sản cho người được nhận. Phần lãi tiền gửi được cộng vào số tiền gửi ban đầu và trả cho người được nhận.

Trường hợp hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc 01 năm, kể từ ngày thông báo đối với trường hợp thu được tiền sau thời điểm 05 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà người được thi hành án không đến nhận thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục chuyển nộp số tiền, tài sản đó vào Ngân sách Nhà nước.

b) Khoản tiền, tài sản đã thu nhưng việc thi hành án bị hoãn, tạm đình chỉ để xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

6. Cước phí chuyển tiền qua bưu điện hoặc chuyển khoản tiền, thuê bảo quản tài sản quy định tại Điều này do người được nhận tiền, tài sản chịu.

Điều 50. Tương trợ tư pháp về dân sự trong thi hành án

1. Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, Phòng Thi hành án cấp quân khu trong quá trình thi hành bản án, quyết định có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thực hiện tương trợ tư pháp.

Trường hợp việc thi hành án đang do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện tổ chức thi hành cần yêu cầu tương trợ tư pháp thì cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện lập hồ sơ ủy thác tư pháp và gửi cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh để thực hiện việc ủy thác tư pháp.

2. Trình tự, thủ tục yêu cầu thực hiện tương trợ tư pháp thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật về tương trợ tư pháp.

3. Đối với việc thi hành án có yêu cầu ủy thác tư pháp thì xử lý như sau:

a) Sau khi nhận được đủ kết quả ủy thác tư pháp theo đúng nội dung yêu cầu, cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;

b) Trường hợp kết quả ủy thác chưa đáp ứng theo nội dung đã yêu cầu hoặc sau 06 tháng, kể từ ngày Bộ Tư pháp gửi hồ sơ ủy thác tư pháp hợp lệ lần thứ nhất mà cơ quan thi hành án dân sự đã yêu cầu ủy thác tư pháp không nhận được thông báo về kết quả thực hiện ủy thác tư pháp thì cơ quan thi hành án dân sự thực hiện ủy thác tư pháp lần thứ hai;

c) Trường hợp sau 03 tháng, kể từ ngày Bộ Tư pháp gửi hồ sơ ủy thác tư pháp hợp lệ lần thứ hai mà cơ quan thi hành án dân sự không nhận được thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp thì cơ quan thi hành án dân sự căn cứ vào những tài liệu đã có để giải quyết việc thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;

Kể từ thời điểm này, nếu cần yêu cầu tương trợ tư pháp đối với cùng một đương sự trong cùng một việc thi hành án thì thời hạn quy định tại Điểm b Khoản này là 03 tháng; thời hạn quy định tại Điểm c Khoản này là 01 tháng.

d) Trường hợp ủy thác tư pháp về việc giao trả giấy tờ, tài liệu liên quan đến tài sản, nhân thân của đương sự, nếu việc thực hiện ủy thác tư pháp lần hai không có kết quả hoặc đương sự không đến nhận thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại Điểm c Khoản này hoặc hết thời hạn thông báo mà đương sự không đến nhận, cơ quan thi hành án làm thủ tục gửi cho người đó; trường hợp không xác định được địa chỉ người nhận thì gửi cho cơ quan, tổ chức đã ban hành giấy tờ, tài liệu hoặc cơ quan đại diện của nước có cơ quan, tổ chức đã ban hành giấy tờ, tài liệu.

4. Việc thực hiện tương trợ tư pháp của nước ngoài trong thi hành án dân sự như sau:

a) Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, Phòng Thi hành án cấp quân khu có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý yêu cầu tương trợ tư pháp của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài liên quan đến thi hành án dân sự;

b) Trình tự, thủ tục thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài liên quan đến thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, pháp luật về tương trợ tư pháp và pháp luật về thi hành án dân sự.

Điều 51. Việc xuất cảnh của người phải thi hành án

1. Đối với cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định thì quy định về tạm hoãn xuất cảnh được áp dụng đối với người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Đối với người phải thi hành án đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định về tiền, tài sản mà thuộc một trong các trường hợp sau thì có thể không bị xem xét tạm hoãn xuất cảnh:

a) Có đủ tài sản để thực hiện nghĩa vụ và đã ủy quyền cho người khác thay mặt họ giải quyết việc thi hành án liên quan đến tài sản đó; việc ủy quyền phải có công chứng và không được hủy ngang.

b) Đã ủy quyền cho người khác mà người được ủy quyền có đủ tài sản và cam kết thi hành thay nghĩa vụ của người ủy quyền; việc ủy quyền phải có công chứng và không được hủy ngang.

c) Có sự đồng ý của người được thi hành án;

d) Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án mà không có căn cứ chấp nhận yêu cầu thi hành án quá hạn;

đ) Là người nước ngoài phạm tội ít nghiêm trọng đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc không có tài sản, thu nhập tại Việt Nam, có đơn cam kết thực hiện nghĩa vụ sau khi về nước.

Đơn cam kết phải có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam của nước mà người đó có quốc tịch về việc đôn đốc người đó thực hiện nghĩa vụ thi hành khoản thu, nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam;

e) Có văn bản của cơ quan Công an hoặc cơ quan đại diện ngoại giao đề nghị cho xuất cảnh trong trường hợp cá nhân là người phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc không có tài sản, thu nhập tại Việt Nam nhưng không được người được thi hành án cho xuất cảnh hoặc không xác định được địa chỉ của người được thi hành án hoặc người được thi hành án là người nước ngoài đã về nước và các trường hợp đặc biệt khác. Việc xuất cảnh trong trường hợp này do Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định.

3. Trường hợp người phải thi hành án ủy quyền cho người thay mặt họ giải quyết việc thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự thông báo việc thi hành án cho người được ủy quyền.

Trường hợp người phải thi hành án xuất cảnh ra nước ngoài thì việc thông báo được thực hiện bằng hình thức điện tín, fax, email hoặc hình thức khác nếu họ có yêu cầu và không gây trở ngại cho cơ quan thi hành án dân sự.

4. Việc giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh được thực hiện khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án, quyết định đang thi hành hoặc khi căn cứ tạm hoãn xuất cảnh không còn.

Chương III

CƠ QUAN QUẢN LÝ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ, CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ, NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Mục 1. CƠ QUAN QUẢN LÝ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ, CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Điều 52. Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự

1. Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự, trừ hệ thống tổ chức thi hành án trong quân đội quy định tại Điều 54 Nghị định này được tổ chức và quản lý tập trung, thống nhất, gồm có:

a) Ở Trung ương: Tổng cục Thi hành án dân sự là cơ quan quản lý thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp;

b) Ở cấp tỉnh: Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Thi hành án dân sự) là cơ quan thi hành án dân sự trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự;

c) Ở cấp huyện: Chi cục Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chi cục Thi hành án dân sự) là cơ quan thi hành án dân sự trực thuộc Cục Thi hành án dân sự.

2. Tổng cục Thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, trụ sở và tài khoản riêng.

3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc phân cấp quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự.

Điều 53. Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp

1. Tổng cục Thi hành án dân sự là cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự quy định tại Điều 167 Luật Thi hành án dân sự, quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính theo quy định của Luật tố tụng hành chính, các văn bản pháp luật có liên quan và thực hiện quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính.

2. Tổng cục Thi hành án dân sự được tổ chức theo hệ thống ngành dọc. Cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự ở Trung ương gồm các cục, vụ và tương đương.

3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Điều 54. Hệ thống tổ chức thi hành án trong quân đội

Hệ thống tổ chức thi hành án trong quân đội gồm có:

1. Ở Bộ Quốc phòng: Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng là cơ quan quản lý thi hành án trực thuộc Bộ Quốc phòng;

2. Ở quân khu và tương đương: Phòng Thi hành án quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là Phòng Thi hành án cấp quân khu) là cơ quan thi hành án trực thuộc quân khu và tương đương.

Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng, Phòng Thi hành án cấp quân khu có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, trụ sở và tài khoản riêng.

Điều 55. Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng, Phòng Thi hành án cấp quân khu

1. Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng là cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án trong quân đội quy định tại Điều 168 Luật Thi hành án dân sự, các văn bản pháp luật có liên quan và thực hiện quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự trong quân đội.

Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng có cơ cấu tổ chức gồm các phòng, ban trực thuộc; có Cục trưởng, các Phó Cục trưởng; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng; Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp thi hành án, cán bộ, công chức quốc phòng và quân nhân chuyên nghiệp làm công tác thi hành án.

2. Phòng Thi hành án cấp quân khu là cơ quan trực thuộc quân khu và tương đương, thực hiện chức năng thi hành án dân sự và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Phòng Thi hành án cấp quân khu có Thủ trưởng cơ quan thi hành án đồng thời là Trưởng phòng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án đồng thời là Phó Trưởng phòng, Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp, Chấp hành viên cao cấp, Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp thi hành án, Thư ký thi hành án, cán bộ, công chức quốc phòng và quân nhân chuyên nghiệp làm công tác thi hành án.

3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng, Phòng Thi hành án cấp quân khu do Bộ Quốc phòng quy định.

Mục 2. CHẤP HÀNH VIÊN, THẨM TRA VIÊN, THƯ KÝ, THỦ TRƯỞNG, PHÓ THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Điều 56. Bổ nhiệm và thi tuyển Chấp hành viên

1. Việc bổ nhiệm vào ngạch Chấp hành viên phải qua kỳ thi tuyển theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và pháp luật về cán bộ, công chức, trừ trường hợp bổ nhiệm không qua thi tuyển quy định tại Nghị định này.

2. Bộ Tư pháp tổ chức thi tuyển Chấp hành viên; quy định nội dung, hình thức, trình tự thủ tục thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp.

Nội dung, hình thức thi nâng ngạch từ Chấp hành viên sơ cấp lên Chấp hành viên trung cấp, từ Chấp hành viên trung cấp lên Chấp hành viên cao cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về thi hành án dân sự.

3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ, mã số các ngạch Chấp hành viên để Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành.

Điều 57. Điều kiện tham dự thi tuyển Chấp hành viên

1. Có đủ tiêu chuẩn của ngạch Chấp hành viên quy định tại Điều 18 Luật Thi hành án dân sự.

2. Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị xem xét xử lý kỷ luật nhưng chưa có kết luận, quyết định cuối cùng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Điều 58. Sơ tuyển và cử người tham dự thi tuyển Chấp hành viên

1. Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự lập danh sách người của đơn vị mình tham dự thi tuyển Chấp hành viên gửi Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự; Trưởng Phòng Thi hành án cấp quân khu lập danh sách người của đơn vị mình tham dự thi tuyển Chấp hành viên gửi Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng.

2. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự cử người tham dự thi tuyển Chấp hành viên đối với công chức thuộc Cục Thi hành án dân sự, công chức Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc; Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng cử người tham dự thi tuyển Chấp hành viên đối với công chức thuộc Phòng Thi hành án cấp quân khu.

3. Cục trưởng, các Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự; Cục trưởng, các Phó Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng đối với Phòng Thi hành án cấp quân khu thực hiện sơ tuyển đối với những người được đề nghị tham dự thi tuyển Chấp hành viên.

4. Bộ Tư pháp quy định điều kiện, việc sơ tuyển, hồ sơ thi tuyển đối với người không phải là công chức tham gia thi tuyển Chấp hành viên và trường hợp công chức từ các cơ quan thi hành án dân sự tỉnh này tham gia thi tuyển vào ngạch Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự tỉnh khác.

Điều 59. Hồ sơ đề nghị tham dự thi tuyển Chấp hành viên

1. Đơn tham dự thi tuyển của người dự thi.

2. Văn bản đề nghị của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự hoặc Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng đối với Phòng Thi hành án cấp quân khu.

Điều 60. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ thi tuyển Chấp hành viên

1. Tổng cục Thi hành án dân sự tiếp nhận và xét hồ sơ dự thi; thông báo danh sách những người đủ điều kiện và tiêu chuẩn dự thi đối với việc thi tuyển Chấp hành viên của các cơ quan thi hành án dân sự.

2. Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng tiếp nhận và xét hồ sơ dự thi; thông báo danh sách những người đủ điều kiện và tiêu chuẩn dự thi đối với việc thi tuyển Chấp hành viên của Phòng Thi hành án cấp quân khu.

Điều 61. Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên

1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự.

2. Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp tổ chức thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thông báo kế hoạch thi tuyển vào ngạch Chấp hành viên; thể lệ, quy chế thi; môn thi, hình thức thi, thời gian thi, địa điểm thi;

b) Tổ chức việc ra đề thi; thành lập Ban coi thi, Ban chấm thi;

c) Chỉ đạo và tổ chức thi; báo cáo kết quả thi lên cơ quan có thẩm quyền để xem xét và ra quyết định công nhận kết quả kỳ thi;

d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dự thi.

3. Việc thành lập Hội đồng thi nâng ngạch từ Chấp hành viên sơ cấp lên Chấp hành viên trung cấp, từ Chấp hành viên trung cấp lên Chấp hành viên cao cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về thi hành án dân sự.

Điều 62. Bổ nhiệm Chấp hành viên

1. Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên gửi kết quả kỳ thi về Bộ Tư pháp. Căn cứ kết quả kỳ thi, Tổng cục Thi hành án dân sự tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm Chấp hành viên theo quy định.

2. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự lập hồ sơ gửi Tổng cục Thi hành án dân sự để báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm Chấp hành viên theo quy định tại các Khoản 6, 7 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Chấp hành viên theo quy định tại Khoản này.

Điều 63. Tuyển chọn và bổ nhiệm Chấp hành viên không qua thi tuyển

1. Việc tuyển chọn, bổ nhiệm Chấp hành viên không qua thi tuyển thuộc địa bàn biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2020, khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, không phải là đơn vị thủ phủ của tỉnh, có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,3 trở lên, thuộc biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

b) Người được tuyển chọn để bổ nhiệm Chấp hành viên có đơn cam kết tình nguyện công tác tại cơ quan thi hành án dân sự nêu tại Điểm a Khoản này từ 05 năm trở lên.

2. Danh sách các cơ quan thi hành án dân sự thuộc địa bàn được tuyển chọn, bổ nhiệm Chấp hành viên không qua thi tuyển theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chấp hành viên đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên.

4. Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên được thành lập ở cấp tỉnh, gồm Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc 01 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Phó Chủ tịch Hội đồng là Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự; các Ủy viên là đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, thường trực Ban Chấp hành Hội Luật gia cấp tỉnh; thư ký giúp việc là Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ Cục Thi hành án dân sự. Danh sách Hội đồng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể. Phiên họp của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng triệu tập theo đề nghị của Cục trưởng Thi hành án dân sự. Hội đồng chỉ tiến hành phiên họp khi có ít nhất hai phần ba số thành viên trở lên tham gia. Mọi quyết định của Hội đồng được thông qua tại phiên họp của Hội đồng; thông qua quyết định khi có quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

Điều 64. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm Chấp hành viên

1. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự chuẩn bị hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự; Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng chuẩn bị hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Chấp hành viên Phòng Thi hành án cấp quân khu.

2. Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Chấp hành viên gồm có:

a) Đơn xin miễn nhiệm Chấp hành viên, nếu có, trong đó nêu rõ lý do của việc xin miễn nhiệm Chấp hành viên;

b) Các tài liệu chứng minh lý do xin miễn nhiệm Chấp hành viên: giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp huyện trở lên cấp trong thời hạn 6 tháng hoặc giấy chứng nhận hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc các giấy tờ phù hợp khác, nếu có;

c) Văn bản đề nghị miễn nhiệm Chấp hành viên của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự đối với Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự hoặc Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng đối với Chấp hành viên Phòng Thi hành án cấp quân khu.

Điều 65. Cách chức Chấp hành viên

Chấp hành viên có thể bị cách chức Chấp hành viên khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Vi phạm quy định của pháp luật trong quá trình tổ chức thi hành án chưa đến mức bị buộc thôi việc hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng xét thấy cần phải áp dụng hình thức kỷ luật cách chức Chấp hành viên.

2. Vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 21 Luật Thi hành án dân sự mà xét thấy cần thiết phải áp dụng hình thức kỷ luật cách chức Chấp hành viên.

Trình tự, thủ tục xét đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cách chức Chấp hành viên thực hiện theo quy định về kỷ luật đối với cán bộ, công chức.

Điều 66. Thẩm tra viên

1. Thẩm tra viên là công chức, có nhiệm vụ giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan quản lý, cơ quan thi hành án trong quân đội thực hiện nhiệm vụ thẩm tra thi hành án và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Thẩm tra viên trong quân đội là sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ, mã số các ngạch Thẩm tra viên để Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành.

Điều 67. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên

1. Thực hiện việc thẩm tra, kiểm tra những vụ việc thi hành án đã và đang thi hành; thẩm tra xác minh các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo theo sự chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự; thẩm tra thống kê, báo cáo, dữ liệu thi hành án dân sự và những hồ sơ, tài liệu khác có liên quan đến công tác thi hành án dân sự.

2. Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để xác minh, kiểm tra và đề xuất biện pháp giải quyết theo nhiệm vụ được phân công.

3. Tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện Kiểm sát nhân dân theo thẩm quyền.

4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan giao.

Điều 68. Trách nhiệm của Thẩm tra viên

1. Thẩm tra viên phải gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật, không ngừng phấn đấu, rèn luyện, giữ vững tiêu chuẩn Thẩm tra viên.

2. Khi tiến hành thẩm tra, kiểm tra, Thẩm tra viên phải tuân thủ các quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng cơ quan về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

3. Thẩm tra viên không được làm những việc sau đây:

a) Việc mà pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật liên quan khác quy định không được làm;

b) Thông đồng với đối tượng thẩm tra và những người có liên quan trong việc thẩm tra, kiểm tra làm sai lệch kết quả thẩm tra, kiểm tra;

c) Thẩm tra, kiểm tra khi không có quyết định phân công của người có thẩm quyền;

d) Can thiệp trái pháp luật vào việc thẩm tra, kiểm tra hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình để tác động đến người có trách nhiệm khi có người đó thực hiện nhiệm vụ thẩm tra, kiểm tra;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thẩm tra, kiểm tra để thực hiện hành vi trái pháp luật; sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thẩm tra, kiểm tra; bao che cho đối tượng thẩm tra, kiểm tra và những người liên quan;

e) Tiết lộ, cung cấp thông tin, tài liệu thẩm tra, kiểm tra cho những người không có trách nhiệm khi chưa có kết luận.

4. Thẩm tra viên không được tham gia thẩm tra, kiểm tra trong trường hợp liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của những người sau đây:

a) Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;

b) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thẩm tra viên, của vợ hoặc chồng của Thẩm tra viên;

c) Cháu ruột mà Thẩm tra viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

Điều 69. Bổ nhiệm, nâng ngạch, chuyển ngạch Thẩm tra viên

1. Việc bổ nhiệm vào ngạch, chuyển ngạch Thẩm tra viên; nội dung, hình thức thi nâng ngạch từ Thẩm tra viên thi hành án lên Thẩm tra viên chính thi hành án, từ Thẩm tra viên chính thi hành án lên Thẩm tra viên cao cấp thi hành án thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về thi hành án dân sự.

2. Bộ Quốc phòng tổ chức Hội đồng xét, duyệt những người đủ điều kiện, đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thẩm tra viên trong quân đội.

Điều 70. Điều động, luân chuyển, biệt phái Chấp hành viên, Thẩm tra viên

1. Thẩm quyền điều động, luân chuyển, biệt phái Chấp hành viên, Thẩm tra viên

a) Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định điều động, luân chuyển, biệt phái Thẩm tra viên cao cấp không giữ chức vụ lãnh đạo; Chấp hành viên, Thẩm tra viên hiện đang giữ chức vụ lãnh đạo thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

b) Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quyết định việc điều động, luân chuyển, biệt phái Chấp hành viên, Thẩm tra viên từ tỉnh này sang tỉnh khác; Chấp hành viên đang giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Thẩm tra viên đang giữ chức vụ Phó Vụ trưởng và tương đương thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự quyết định điều động, luân chuyển, biệt phái Chấp hành viên, Thẩm tra viên trong địa bàn do mình quản lý. Trường hợp điều động, luân chuyển Chấp hành viên, Thẩm tra viên đang giữ chức vụ lãnh đạo quản lý thì phải báo cáo xin ý kiến của người có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo trước khi thực hiện điều động, luân chuyển, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này.

2. Trình tự, thủ tục điều động, luân chuyển, biệt phái Chấp hành viên, Thẩm tra viên thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, pháp luật về cán bộ, công chức và hướng dẫn của Bộ Tư pháp; đối với Chấp hành viên cơ quan thi hành án cấp quân khu, Thẩm tra viên trong quân đội thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng.

3. Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính quy định chế độ hỗ trợ kinh phí cho người được luân chuyển, biệt phái.

Điều 71. Thư ký thi hành án

1. Thư ký thi hành án là công chức chuyên môn nghiệp vụ thi hành án dân sự, có trách nhiệm giúp Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp, Chấp hành viên cao cấp thực hiện các trình tự, thủ tục thi hành án dân sự hoặc giúp Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp thực hiện nhiệm vụ thẩm tra những vụ việc đã và đang thi hành, thẩm tra, xác minh các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.

2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ, mã số các ngạch Thư ký thi hành án để Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành.

3. Thư ký thi hành án trong quân đội là sỹ quan hoặc quân nhân chuyên nghiệp. Việc quy định tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm Thư ký thi hành án trong quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Điều 72. Tiêu chuẩn, thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, giáng chức, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự

1. Chi Cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự phải có các tiêu chuẩn sau đây:

a) Là Chấp hành viên sơ cấp trở lên;

b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong sạch, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công tác;

c) Có kinh nghiệm thực tiễn về thi hành án dân sự;

d) Có năng lực điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Chi cục Thi hành án dân sự;

đ) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.

2. Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự phải có các tiêu chuẩn sau đây:

a) Là Chấp hành viên trung cấp trở lên;

b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong sạch, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công tác.

c) Có kinh nghiệm thực tiễn về thi hành án dân sự;

d) Có năng lực điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Cục Thi hành án dân sự;

đ) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.

3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm, cho từ chức, giáng chức, cách chức Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự.

Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm, cho từ chức, giáng chức, cách chức Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự thực hiện theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm, thôi giữ chức, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu.

Mục 3. THẺ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ, TRANG PHỤC, PHÙ HIỆU, CẤP HIỆU VÀ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CHẤP HÀNH VIÊN, THẨM TRA VIÊN, NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Điều 73. Thẻ Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án

1. Chấp hành viên, Thẩm tra viên được cấp thẻ để sử dụng trong khi thi hành nhiệm vụ; khi thay đổi chức vụ hoặc chức danh được đổi thẻ khác phù hợp với chức vụ, chức danh mới; khi thôi giữ chức vụ phải trả lại thẻ; nếu Chấp hành viên, Thẩm tra viên làm mất thẻ phải báo cáo ngay cho cơ quan công an gần nhất và cơ quan thi hành án nơi người đó công tác biết.

2. Thẻ Chấp hành viên, Thẩm tra viên do Bộ Tư pháp cấp.

3. Mẫu thẻ, việc cấp phát, thay đổi và thu hồi thẻ Chấp hành viên, Thẩm tra viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

Điều 74. Đối tượng và loại công cụ hỗ trợ được trang bị, sử dụng trong thi hành án dân sự

1. Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự, Phòng Thi hành án cấp quân khu được trang bị công cụ hỗ trợ để cấp cho Chấp hành viên sử dụng theo quy định của pháp luật.

2. Các loại công cụ hỗ trợ được trang bị, sử dụng trong thi hành án dân sự gồm có:

a) Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, găng tay điện;

b) Các loại phương tiện xịt hơi cay, chất gây mê;

c) Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, chất gây mê và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này.

Điều 75. Lập kế hoạch và trang bị công cụ hỗ trợ thi hành án

1. Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 74 Nghị định này, hàng năm, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự lập kế hoạch trang bị công cụ hỗ trợ cho cơ quan thi hành án dân sự thuộc quyền quản lý trình Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự xem xét, quyết định.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quyết định số lượng, chủng loại công cụ hỗ trợ trang bị cho cơ quan thi hành án dân sự.

2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự giao công cụ hỗ trợ cho Chấp hành viên sử dụng khi thi hành công vụ. Khi giao công cụ hỗ trợ phải lập danh sách, có phiếu giao nhận của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cho người sử dụng.

Điều 76. Việc mua, vận chuyển, sửa chữa, quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ thi hành án

1. Việc mua, vận chuyển, sửa chữa, quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ được thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

2. Việc trang bị, mua, vận chuyển, sửa chữa, quản lý công cụ hỗ trợ thi hành án đối với Phòng thi hành án cấp quân khu thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Điều 77. Thanh lý, tiêu hủy công cụ hỗ trợ thi hành án

1. Hàng năm, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra, phân loại chất lượng từng loại công cụ hỗ trợ được trang bị. Trường hợp công cụ hỗ trợ không còn khả năng sửa chữa, khôi phục thì Cục Thi hành án dân sự tổng hợp các công cụ hỗ trợ cần thanh lý, tiêu hủy của Cục và các Chi cục trực thuộc, đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, phân loại, thanh lý, tiêu hủy công cụ hỗ trợ.

2. Việc thanh lý, tiêu hủy công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, thẩm quyền và kinh phí phục vụ việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Kết quả thanh lý, tiêu hủy công cụ hỗ trợ của Cục Thi hành án dân sự báo cáo Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự để theo dõi.

2. Việc thanh lý, tiêu hủy công cụ hỗ trợ thi hành án đối với Phòng thi hành án cấp quân khu thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Điều 78. Lương và phụ cấp của Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án, công chức khác và những người khác làm công tác thi hành án dân sự

1. Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án, công chức khác và những người khác làm công tác thi hành án dân sự được hưởng thang bậc lương, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và chế độ ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.

2. Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp, Chấp hành viên cao cấp, Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp được xếp lương công chức nhóm 1 của loại A1, A2 và A3 bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước.

Thư ký thi hành án xếp lương công chức loại A1 bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước. Thư ký trung cấp thi hành án xếp lương công chức loại B bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước.

3. Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án, cán bộ, công chức quốc phòng và quân nhân chuyên nghiệp làm công tác thi hành án dân sự trong quân đội được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề và chế độ ưu đãi khác.

Điều 79. Phù hiệu, cấp hiệu thi hành án dân sự

1. Phù hiệu thi hành án dân sự trên mũ: có hình tròn bằng kim loại, phía ngoài hình tròn có cành tùng kép bao quanh, chính giữa có ngôi sao vàng năm cánh nổi nằm ở trung tâm hình tròn, xung quanh hai bên có bông lúa vàng, phía dưới ngôi sao là bánh xe răng cưa màu vàng. Bên ngoài phù hiệu trên phần cành tùng kép có hàng chữ “THI HÀNH ÁN” màu đỏ.

2. Cấp hiệu thi hành án dân sự gồm: cấp hiệu trên cầu vai áo và cấp hiệu trên ve áo.

a) Cấp hiệu trên cầu vai áo: bằng vải màu xanh đậm, xung quanh có viền màu đỏ boóc-đô. Trên nền cấp hiệu, ở phần đầu là một khối hình tròn có dập nổi ngôi sao 5 cánh ở giữa, 2 cành tùng bao quanh, phần giữa cấp hiệu có các ngôi sao hình khối bằng kim loại màu vàng;

b) Cấp hiệu trên ve áo gồm các loại: Cành tùng đơn bằng kim loại; cấp hiệu bằng vải, hình bình hành, nền màu xanh đậm, ở giữa có hình thanh kiếm lá chắn và xung quanh có viền bằng kim loại màu vàng hoặc không có viền kim loại.

Việc sử dụng loại cấp hiệu trên ve áo được áp dụng tùy theo từng chức vụ; chức danh công chức và người khác làm công tác thi hành án dân sự.

Điều 80. Đối tượng được cấp phù hiệu, cấp hiệu thi hành án dân sự

1. Chấp hành viên, Thẩm tra viên, công chức khác và những người khác làm công tác thi hành án dân sự thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, cơ quan thi hành án dân sự được cấp phù hiệu, cấp hiệu để thi hành nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

2. Phù hiệu, cấp hiệu của Chấp hành viên, các chức danh khác của cơ quan quản lý, cơ quan thi hành án trong quân đội thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Điều 81. Cấp hiệu đối với công chức và những người khác làm công tác thi hành án dân sự

1. Cấp hiệu của lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự như sau:

a) Cấp hiệu trên cầu vai áo của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự không có vạch, có 2 ngôi sao hình khối bằng kim loại màu vàng xếp theo chiều dọc ở giữa, phần cuối cấp hiệu là 2 cành tùng bằng kim loại màu vàng xếp chéo nhau; cấp hiệu trên ve áo là cành tùng đơn màu vàng;

b) Cấp hiệu trên cầu vai áo và trên ve áo của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện như cấp hiệu quy định tại Điểm a Khoản này, nhưng ở giữa cấp hiệu trên cầu vai có 1 ngôi sao hình khối bằng kim loại màu vàng.

2. Cấp hiệu của lãnh đạo các đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự như sau:

a) Cấp hiệu trên cầu vai áo của người đứng đầu đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự có 4 ngôi sao hình khối bằng kim loại màu vàng xếp theo vị trí 2 sao nằm ngang và 2 sao nằm dọc cấp hiệu, phần cuối cấp hiệu là 2 gạch bằng kim loại màu vàng nằm song song với nhau theo chiều ngang; cấp hiệu trên ve áo của người đứng đầu đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự là cấp hiệu bằng vải, hình bình hành, nền màu xanh đậm, ở giữa có hình thanh kiếm lá chắn, xung quanh có viền bằng kim loại màu vàng;

b) Cấp hiệu trên cầu vai áo và trên ve áo cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện như cấp hiệu quy định tại Điểm a Khoản này, nhưng ở giữa cấp hiệu trên cầu vai áo có 3 ngôi sao hình khối bằng kim loại màu vàng xếp theo vị trí 2 sao nằm ngang và 1 sao nằm dọc cấp hiệu.

3. Cấp hiệu của lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự như sau:

a) Cấp hiệu trên cầu vai áo của Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự là cấp hiệu của ngạch Chấp hành viên mà người đó đang giữ;

b) Cấp hiệu trên ve áo của Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự là cành tùng đơn màu vàng.

4. Cấp hiệu của lãnh đạo đơn vị thuộc Cục Thi hành án dân sự, lãnh đạo Chi cục Thi hành án dân sự như sau:

a) Cấp hiệu trên cầu vai áo của người đứng đầu đơn vị, cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc Cục Thi hành án dân sự là cấp hiệu của ngạch công chức mà người đó đang giữ;

b) Cấp hiệu trên cầu vai áo của Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự là cấp hiệu của ngạch Chấp hành viên mà người đó đang giữ;

c) Cấp hiệu trên ve áo của người đứng đầu đơn vị, cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc Cục Thi hành án dân sự; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự là cấp hiệu bằng vải, hình bình hành, nền màu xanh đậm, ở giữa có hình thanh kiếm lá chắn, xung quanh có viền bằng kim loại màu vàng.

5. Cấp hiệu của Chấp hành viên như sau:

a) Cấp hiệu trên cầu vai áo của Chấp hành viên cao cấp có 2 đường chỉ bằng sợi màu vàng nằm theo chiều dọc ở giữa cấp hiệu, trên nền cấp hiệu có 4 ngôi sao hình khối bằng kim loại màu vàng xếp theo vị trí 2 sao nằm ngang, 2 sao nằm dọc cấp hiệu; cấp hiệu trên ve áo là cấp hiệu bằng vải, hình bình hành, nền màu xanh đậm, ở giữa có hình thanh kiếm lá chắn bằng kim loại màu vàng;

b) Cấp hiệu trên cầu vai áo và trên ve áo của Chấp hành viên trung cấp thực hiện như cấp hiệu quy định tại Điểm a Khoản này, nhưng ở giữa cấp hiệu trên cầu vai áo có 3 ngôi sao hình khối bằng kim loại màu vàng xếp theo vị trí 2 sao nằm ngang, 1 sao nằm dọc cấp hiệu;

c) Cấp hiệu trên cầu vai áo và trên ve áo của Chấp hành viên sơ cấp thực hiện như cấp hiệu quy định tại Điểm a Khoản này, nhưng ở giữa cấp hiệu trên cầu vai áo có 2 sao hình khối bằng kim loại màu vàng nằm dọc cấp hiệu.

6. Cấp hiệu của Thẩm tra viên thi hành án, công chức khác và những người khác làm công tác thi hành án dân sự như sau:

a) Cấp hiệu trên cầu vai áo của Thẩm tra viên cao cấp, Chuyên viên cao cấp và tương đương có 4 ngôi sao hình khối bằng kim loại màu vàng xếp theo vị trí 2 sao nằm ngang, 2 sao nằm dọc cấp hiệu, phần cuối cấp hiệu là 2 gạch kim loại màu vàng nằm song song với nhau theo chiều ngang; cấp hiệu trên ve áo là cấp hiệu bằng vải, hình bình hành, nền màu xanh đậm, ở giữa có hình thanh kiếm lá chắn bằng kim loại màu vàng;

b) Cấp hiệu trên cầu vai áo, cấp hiệu trên ve áo của Thẩm tra viên chính, Chuyên viên chính và tương đương thực hiện như cấp hiệu quy định tại Điểm a Khoản này, nhưng ở giữa cấp hiệu trên cầu vai áo có 3 ngôi sao hình khối bằng kim loại màu vàng xếp theo vị trí 2 sao nằm ngang, 1 sao nằm dọc cấp hiệu;

c) Cấp hiệu trên cầu vai áo, cấp hiệu trên ve áo của Thẩm tra viên, Chuyên viên và tương đương thực hiện như cấp hiệu quy định tại Điểm a Khoản này, nhưng ở giữa cấp hiệu trên cầu vai áo có 2 ngôi sao hình khối bằng kim loại màu vàng nằm dọc cấp hiệu;

d) Cấp hiệu trên cầu vai áo, cấp hiệu trên ve áo của công chức khác và những người khác làm công tác thi hành án dân sự thực hiện như cấp hiệu quy định tại Điểm a Khoản này, nhưng ở giữa cấp hiệu trên cầu vai áo có 1 ngôi sao hình khối bằng kim loại màu vàng nằm ở giữa cấp hiệu, phần cuối cấp hiệu là 1 gạch kim loại màu vàng nằm ngang.

Điều 82. Trang phục của người làm công tác thi hành án dân sự

1. Chấp hành viên, Thẩm tra viên, công chức khác và những người khác làm công tác thi hành án dân sự thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng, các cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án trong quân đội được cấp trang phục để thi hành nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

2. Trang phục được cấp cho người làm công tác thi hành án dân sự gồm có: Quần áo thu đông, áo khoác ngoài mùa đông, áo chống rét mùa đông, quần áo xuân hè mặc ngoài, áo sơ mi dài tay, bảng tên trên ngực áo, giày da, thắt lưng da, dép da, tất chân, caravat, áo mưa, mũ kêpi, mũ bảo hiểm thi hành án, cặp da đựng tài liệu.

3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định mẫu, màu sắc, nguyên tắc sử dụng trang phục của người làm công tác thi hành án dân sự để áp dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

4. Việc cấp, sử dụng trang phục của Chấp hành viên, Thẩm tra viên, cán bộ, công chức quốc phòng và quân nhân chuyên nghiệp làm công tác thi hành án tại Phòng Thi hành án cấp quân khu, Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Điều 83. Niên hạn, cấp phát, sử dụng trang phục, phù hiệu, cấp hiệu thi hành án dân sự

1. Niên hạn trang phục như sau:

a) Quần áo thu đông mặc ngoài: 01 bộ 03 năm;

b) Áo khoác ngoài mùa đông: 01 cái 03 năm;

c) Áo chống rét mùa đông: 01 cái 03 năm, cấp cho công chức, viên chức, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn thuộc các đơn vị từ Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và các đơn vị vùng Tây Nguyên;

d) Quần áo xuân hè mặc ngoài: 02 bộ 02 năm;

đ) Áo sơ mi dài tay: 01 cái 01 năm;

e) Lễ phục mùa đông: 01 bộ 05 năm;

g) Lễ phục mùa hè: 01 bộ 03 năm;

h) Giày da: 01 đôi 01 năm;

i) Thắt lưng da: 01 cái 01 năm;

k) Dép da: 01 đôi 01 năm;

l) Tất chân: 02 đôi 01 năm;

m) Caravat: 02 cái 02 năm;

n) Áo mưa: 01 cái 01 năm;

o) Mũ kêpi: 01 cái 02 năm;

p) Mũ bảo hiểm thi hành án: 01 cái 02 năm;

q) Cặp da đựng tài liệu: 01 cái 02 năm.

2. Việc cấp phát và sử dụng trang phục như sau:

a) Chấp hành viên, Thẩm tra viên, công chức khác và những người khác làm công tác thi hành án dân sự được cấp trang phục theo niên hạn quy định tại Khoản 1 Điều này. Đối với quần áo thu đông, quần áo xuân hè lần đầu được cấp 02 bộ; áo sơ mi dài tay lần đầu cấp 02 cái;

b) Trường hợp trang phục bị mất hoặc hư hỏng có lý do chính đáng thì được cấp hoặc đổi lại.

3. Chấp hành viên, Thẩm tra viên, công chức khác và những người khác làm công tác thi hành án dân sự được cấp phù hiệu, cấp hiệu để sử dụng trong niên hạn 03 năm 01 bộ, lần đầu được cấp 02 bộ. Hết niên hạn được đổi và cấp phù hiệu, cấp hiệu mới. Khi có sự thay đổi chức vụ, chức danh hoặc trường hợp phù hiệu, cấp hiệu bị mất, bị hư hỏng thì được đổi hoặc cấp lại phù hiệu, cấp hiệu mới. Khi chuyển công tác khác, Chấp hành viên, Thẩm tra viên, công chức khác và những người khác làm công tác thi hành án dân sự có trách nhiệm nộp lại phù hiệu, cấp hiệu cho Thủ trưởng cơ quan thi hành án nơi mình công tác.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN CHUYỂN TIẾP VÀ THI HÀNH

Điều 84. Hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2015 và thay thế Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự; Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự; Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.

2. Đối với các việc thi hành án đã thi hành một phần hoặc chưa thi hành xong trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng đã thực hiện các thủ tục về thi hành án theo đúng quy định của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành thì kết quả thi hành án được công nhận; các thủ tục thi hành án tiếp theo được tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị định này.

3. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tổ chức thi hành án dân sự áp dụng các quy định về trình tự, thủ tục thi hành án quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 85. Trách nhiệm thi hành và hướng dẫn thi hành

1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án, cá nhân và tổ chức khác không thi hành đúng bản án, quyết định, trì hoãn việc thi hành án, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án trái pháp luật, vi phạm các quy định về thủ tục thi hành án dân sự thì tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao và những nội dung cần thiết khác của Nghị định này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự./

 Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: VT, PL(3b).Q240

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG


Nguyễn Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC

DANH SÁCH CÁC CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI CÁC ĐỊA BÀN BIÊN GIỚI, HẢI ĐẢO, VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN CÓ PHỤ CẤP KHU VỰC TỪ 0,3 TRỞ LÊN ĐƯỢC TUYỂN CHỌN NGƯỜI CÓ TRÌNH ĐỘ CỬ NHÂN LUẬT LÀM CHẤP HÀNH VIÊN KHÔNG QUA THI TUYỂN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ)

TT tỉnh

TT đơn vị

Đơn vị

1

 

Bà Rịa – Vũng Tàu

 

1

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Côn Đảo

2

 

Bắc Kạn

 

2

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Chợ Đồn

 

3

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ngân Sơn

 

4

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bạch Thông

 

5

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Na Rỳ

 

6

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ba Bể

 

7

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Pắc Nặm

3

 

Bình Phước

 

8

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bù Đăng

4

 

Bình Thuận

 

9

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phú Quý

5

 

Cao Bằng

 

10

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Thông Nông

 

11

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hà Quảng

 

12

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phục Hòa

 

13

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hạ Lang

 

14

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hòa An

 

15

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Quảng Uyên

 

16

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Trùng Khánh

 

17

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Trà Lĩnh

 

18

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Nguyên Bình

 

19

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bảo Lạc

 

20

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bảo Lâm

 

21

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Thạch An

6

 

Đắk Lắk

 

22

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Krông Búk

 

23

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Buôn Đôn

 

24

Chi cục Thi hành án dân sự huyện M’Đrăk

 

25

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Kư Cuin

 

26

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ea Hleo

 

27

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ea Kar

 

28

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Cư Mgar.

 

29

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Krông Ana

 

30

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ea Súp

 

31

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Krông Năng

 

32

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lăk.

 

33

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Krông Bông

7

 

Đắk Nông

 

34

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đắk G’long

 

35

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đắk R’Lấp

 

36

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đắk Song

 

37

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đắk Mil

 

38

Chi cục Thi hành án dân sự huyện CưJút

 

39

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Krông Nô

 

40

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tuy Đức

8

 

Điện Biên

 

41

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mường Chà

 

42

Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Mường Lay

 

43

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Điện Biên

 

44

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tuần Giáo

 

45

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tủa Chùa

 

46

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Điện Biên Đông

 

47

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mường Nhé

 

48

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mường Ảng

 

49

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Nậm Pồ

9

 

Gia Lai

 

50

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đắk Pơ

 

51

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Krông Pa

 

52

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ia Pa

 

53

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ayun Pa

 

54

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ia Grai

 

55

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phú Thiện

 

56

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Chư Păh

 

57

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Chư Pưh

 

58

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mang Yang

 

59

Chi cục Thi hành án dân sự huyện K Bang

 

60

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Kông Chro

 

61

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đức Cơ

 

62

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Chư Prông

 

63

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Chư Sê

 

64

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đắk Đoa

10

 

Hà Giang

 

65

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Xín Mần

 

66

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Quang Bình

 

67

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Vỵ Xuyên

 

68

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bắc Quang

 

69

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đồng Văn

 

70

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mèo Vạc

 

71

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Yên Minh

 

72

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Quản Bạ

 

73

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bắc Mê

 

74

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hoàng Su Phì

11

 

Hà Tĩnh

 

75

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Vũ Quang

12

 

Hải Phòng

 

76

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Cát Hải

 

77

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bạch Long Vĩ

13

 

Hòa Bình

 

78

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đà Bắc

 

79

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mai Châu

14

 

Khánh Hòa

 

80

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Khánh Sơn

15

 

Kiên Giang

 

81

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phú Quốc

 

82

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Kiên Hải

16

 

Kon Tum

 

83

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đắk Glei

 

84

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ngọc Hồi

 

85

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đắk Tô

 

86

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sa Thầy

 

87

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Kon Plông

 

88

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Kon Rẫy

 

89

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đắk Hà

 

90

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tu Mơ Rông

17

 

Lai Châu

 

91

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phong Thổ

 

92

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sìn Hồ

 

93

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mường Tè

 

94

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tam Đường

 

95

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Than Uyên

 

96

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tân Uyên

 

97

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Nậm Nhùn

18

 

Lâm Đồng

 

98

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Cát Tiên

 

99

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bảo Lâm

 

100

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đức Trọng

 

101

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đơn Dương

 

102

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Di Linh

 

103

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạc Dương

 

104

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lâm Hà

 

105

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đạ Huoai

 

106

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đạ Tẻh

 

107

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đam Rông

19

 

Lạng Sơn

 

108

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Văn Quan

 

109

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bắc Sơn

 

110

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lộc Bình

 

111

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bình Gia

 

112

Chỉ cục Thi hành án dân sự huyện Tràng Định

 

113

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Chi Lăng

 

114

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Cao Lộc

 

115

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Văn Lãng

 

116

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đình Lập

20

 

Lào Cai

 

117

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sa Pa

 

118

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bắc Hà

 

119

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bảo Thắng

 

120

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bảo Yên

 

121

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mường Khương

 

122

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Si Ma Cai

 

123

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bát Xát

 

124

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Văn Bàn

21

 

Nghệ An

 

125

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Kỳ Sơn

 

126

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tương Dương

 

127

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Con Cuông

 

128

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Quỳ Hợp

 

129

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Quỳ Châu

 

130

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Quế Phong

22

 

Quảng Bình

 

131

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tuyên Hóa

 

132

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Minh Hóa

23

 

Quảng Nam

 

133

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đông Giang

 

134

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tây Giang

 

135

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bắc Trà My

 

136

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Nam Trà My

 

137

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Nam Giang

 

138

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Sơn

24

 

Quảng Ngãi

 

139

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lý Sơn

 

140

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tây Trà

25

 

Quảng Ninh

 

141

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bình Liêu

 

142

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ba Chẽ

 

143

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Cô Tô

26

 

Quảng Trị

 

144

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đắk Rông

 

145

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hướng Hóa

27

 

Sơn La

 

146

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Quỳnh Nhai

 

147

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sốp Cộp

 

148

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mai Sơn

 

149

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Yên Châu

 

150

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mộc Châu

 

151

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phù Yên

 

152

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bắc Yên

 

153

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Thuận Châu

 

154

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mường La

 

155

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sông Mã

 

156

Chi cục thi hành án dân sự huyện Vân Hồ

28

 

Thái Nguyên

 

157

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Định Hóa

29

 

Thanh Hóa

 

158

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Quan Sơn

 

159

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mường Lát

30

 

Thừa Thiên Huế

 

160

Chi cục Thi hành án dân sự huyện A Lưới

 

161

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Nam Đông

31

 

Tuyên Quang

 

162

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hàm Yên

 

163

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Na Hang

 

164

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lâm Bình

32

 

Yên Bái

 

165

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lục Yên

 

166

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mù Căng Chải

 

167

Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Nghĩa Lộ

 

168

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Trạm Tấu

 

169

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Trấn Yên

 

170

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Văn Chấn

 

171

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Văn Yên

» Luật Thi hành án dân sự 2014 bản hợp nhất

Báo giá thành lập trung tâm ngoại ngữ

Khách hàng: Cho chúng tôi báo giá thành lập trung tâm ngoại ngữ.

Luật sư:  Phí dịch vụ thành lập trung tâm dạy ngoại ngữ của SB Law: 32 triệu (chưa bao gồm VAT)

Phí này đã bao gồm phí nhà nước, thù lao cho SBLaw nhưng không bao gồm những chi phí dịch thuật, công chứng, phí hỗ trợ chuyên viên xuống thẩm định tại cơ sở, và những chi phí khác nằm ngoài phạm vi dịch vụ của SB law.

Phạm vi dịch vụ của SB Law:

– Tư vấn và soạn thảo hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ

– Hỗ trợ nộp hồ sơ tại Sở giáo dục, theo dõi cho đến khi nhận được kết quả

– Bàn giao kết quả cho KH

Để được tư vấn cụ thể hơn về điều kiện cũng như tính khả thi về việc xin giấy phép bạn vui lòng liên hệ lại với mình qua email hoặc điện thoại dưới đây.

Cây tài lộc bằng tiền thật – Thú chơi mới liệu có vi phạm pháp luật?

Gần đây, thị trường“cây tiền tài lộc” – được tạo bởi các tờ tiền có các mệnh giá khác nhau đang trở nên “nóng”.

Việc sở hữu “cây tiền tài lộc” trong nhà mình vào dịp Tết Nguyên đán nhằm mong muốn sang năm mới sẽ gặp nhiều điều may mắn, hoạt động kinh doanh buôn bán diễn ra thuận lợi.

Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn liệu thú chơi mới này có vi phạm pháp luật vì  hủy hoại đồng tiền quốc gia hay không?.

Để làm rõ vấn đề này, luật sư Hà đã có phần trao đổi với Phóng viên Việt Trinh, Kênh VTC14.

Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung bài phỏng vấn:

PV: Xin ông/bà cho biết, Việc sử dụng tiền làm nguyên liệu sản xuất cây cảnh có vi phạm điều luật nào của VN?

Luật sư trả lời:
Tìm một điều luật cụ thể và trực tiếp điều chỉnh  hành vi này thì chưa thấy trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ.

Có một văn bản có liên quan là Quyết định 130 ban hành năm 2003 của Thủ tướng về bảo vệ tiền Việt Nam, trong đó nêu rõ cấm hủy hoại đồng tiền Việt Nam bằng bất cứ hình thức nào.

Tuy nhiên, như thế nào là hủy hoại đồng tiền Việt Nam thì lại chưa được định nghĩa cụ thể. Nên việc áp quy định này cho hành vi sử dụng tiền làm nguyên liệu sản xuất cây cảnh nhưng không cắt, ko xé, ko làm rách nát đồng tiền thật cũng chưa thỏa đáng.

Còn nếu người sử dụng đồng tiền thật Việt nam mà lại cắt ra, hoặc làm rách nát đồng tiền đó thì có thể khép vào hành vi HỦY HOẠI đồng tiền và chịu chế tài xử phạt vi phạm hành chính.

PV: Việc vi phạm này sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư trả lời:
Như trên tôi đã nêu, nếu người ta chỉ sử dụng đồng tiền làm nguyên liệu mà ko làm rách, nát thì khó có thể khép vào hành vi HỦY HOẠI đồng tiền Việt Nam. Do đó, khó có thể xử lý được.

Nếu việc sử dụng mà phải cắt, hoặc làm rách đồng tiền thì bị khép vào hành vi hủy hoại đồng tiền và chịu xử phạt vi phạm hành chính. Theo quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP ban hành ngày 17/10/2014 thì mức xử phạt từ 10 – 15 triệu đồng.

PV: Việc sản xuất cây “tiền tài lộc” có được nhà nước khuyến khích không?

Luật sư trả lời:
Theo thông tin báo chí thì tôi được biết đại diện ngân hàng nhà nước không ủng hộ hành vi này. Ý kiến từ phía ngân hàng nhà nước là hành vi này chưa đúng quy định về bảo vệ tiền tệ Việt Nam.

PV: Trước thực trạng đang mọc lên ngày càng nhiều cơ sở sản xuất cây “tiền tài lộc” theo quan điểm cá nhân ông/bà thì hướng giải quyết như thế nào?

Luật sư trả lời:

Theo tôi, hướng giải quyết phải phụ thuộc vào quan điểm và định hướng của cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể và trực tiếp là Ngân hàng nhà nước.

Theo thông tin báo chí thì tôi được biết đại diện ngân hàng nhà nước không ủng hộ hành vi này.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chưa có một quy định nào trực tiếp điều chỉnh hành vi này. Nếu áp hành vi này vào quy định “hủy hoại đồng tiền Việt Nam” cũng là chưa thỏa đáng.

Vì vậy, hướng giải quyết thực trạng nêu trên, theo tôi là cần có văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ về các hành vi sử dụng đồng tiền Việt Nam bị cấm. Trên cơ sở đó mới xử  lý được hiện tượng này trên thực tế.

» Tư vấn pháp luật tài chính và ngân hàng

Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2015

Điểm cần lưu ý về thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2015

Bộ tài chính đã ban hành Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp, SBLAW tổng hợp một số điểm đáng lưu ý để doanh nghiệp tham khảo:

1. Về phương pháp tính thuế, Thông tư số 78/2014/TT-BTC so với thông tư 123/2012/TT-BTC chỉ quy định cụ thể hơn đối với trường hợp: Đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, cụ thể như sau:

Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%.

Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%.

Đối với kinh doanh hàng hóa: 1%.

Đối với hoạt động khác: 2%.

Qua đó, quy định thêm các tổ chức không phải là doanh nghiệp ( VD: Hợp tác xã,…) sẽ phải nộp thuế khi có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế TNDN.

2. Giảm thuế suất đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất 22% (trước kia là 25%) (từ ngày 01/01/2016 áp dụng mức thuế suất 20%) nhưng không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ phần thu nhập của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua được áp dụng thuế suất thuế TNDN 10%.

Trong kỳ tính thuế mà DN có các hoạt động chuyển nhượng BĐS, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản) nếu bị lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả thu nhập khác quy định tại Điều 7 thông tư số 78/2014/TT-BTC).

Đối với số lỗ của hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản) của các năm 2013 trở về trước còn trong thời hạn chuyển lỗ thì doanh nghiệp phải chuyển vào thu nhập của hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư, nếu chuyển không hết thì được chuyển lỗ vào thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả thu nhập khác) từ năm 2014 trở đi.

Trường hợp doanh nghiệp làm thủ tục giải thể doanh nghiệp, sau khi có quyết định giải thể nếu có chuyển nhượng bất động sản là tài sản cố định của doanh nghiệp thì thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản được bù trừ với lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả số lỗ của các năm trước được chuyển sang theo quy định) vào kỳ tính thuế phát sinh hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

3. Bổ sung thêm quy định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế việc xác định số thuế được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của số năm thu tiền trước chia cho số năm thu tiền trước.

4. Quy định bổ sung thêm các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong trường hợp khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Các chứng từ này phải phù hợp với các quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng. Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán và chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt.

5. Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, … không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản này được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm (quy định cũ là 2 năm).

6. Thời hạn chi quỹ dự phòng tiền lương là 06 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Đối với doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì doanh nghiệp phải tính giảm chi phí của năm sau.

Ví dụ: Khi nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2014, DN A có trích quỹ dự phòng tiền lương là 10 tỷ đồng, đến ngày 30/06/2015 (đối với trường hợp doanh nghiệp áp dụng kỳ tính thuế theo năm dương lịch), DN A mới chi số tiền từ quỹ dự phòng tiền lương năm 2014 là 7 tỷ đồng thì DN A phải tính giảm chi phí tiền lương năm sau (năm 2015) là 3 tỷ đồng. Khi lập hồ sơ quyết toán năm 2015 nếu DN A có nhu cầu trích lập thì tiếp tục trích lập quỹ dự phòng tiền lương theo quy định.

7. Điều chỉnh chi khấu hao TSCĐ đối với trường hợp phần trích khấu hao tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn). Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng, thanh lý xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống thì giá trị còn lại của xe được xác định bằng nguyên giá thực mua tài sản cố định trừ số khấu hao lũy kế của tài sản cố định đã tính vào chi phí hợp lý theo chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán tính đến thời điểm chuyển nhượng, thanh lý xe.

8. Đối với khoản chi vượt mức 01 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động.Khoản chi trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí được trừ ngoài việc không vượt mức quy định tại điểm này còn phải được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với các khoản bảo hiểm bắt buộc cho người lao động theo quy định của pháp luật trước sau đó mới được tính vào chi phí được trừ đối với khoản bảo hiểm tự nguyện nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.

9. Không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản chi vượt quá 15% tổng số chi được trừ, bao gồm: chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí; chi cho, biếu, tặng hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.

10. Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ.

Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chưa đi vào hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản tiền ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán. Khi tài sản cố định hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng (sau khi bù trừ số chênh lệch tăng và chênh lệch giảm) được phân bổ dần vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính, thời gian phân bổ không quá 5 năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động.

Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ đều sẽ được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính.

Đối với khoản nợ phải thu và khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ, chênh lệch tỷ giá hối đoái được tính vào chi phí được trừ là khoản chênh lệch giữa tỷ giá tại thời điểm phát sinh thu hồi nợ hoặc thu hồi khoản cho vay với tỷ giá tại thời điểm ghi nhận khoản nợ phải thu hoặc khoản cho vay ban đầu.

12. Bổ sung các khoản chi không được trừ vào thu nhập chịu thuế:

Chi tài trợ nghiên cứu khoa học không đúng quy định; chi tài trợ không theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Các khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác; Các khoản chi đã được chi từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; Chi phí mua thẻ hội viên sân gôn, chi phí chơi gôn.

Khoản chi liên quan trực tiếp đến việc phát hành cổ phiếu (trừ cổ phiếu thuộc loại nợ phải trả) và cổ tức của cổ phiếu (trừ cổ tức của cổ phiếu thuộc loại nợ phải trả), mua bán cổ phiếu quỹ và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc tăng, giảm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

13.Bổ sung các khoản chi được trừ vào thu nhập chịu thuế:

Các khoản thực chi cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc của doanh nghiệp

Khoản thực chi để thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ và phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác theo quy định của pháp luật.

Khoản thực chi để hỗ trợ cho tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội trong doanh nghiệp.

Các khoản chi khác mang tính chất đặc thù, phù hợp theo từng ngành nghề, lĩnh vực theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

14. Về thu nhập được miễn thuế, chính sách thuế TNDN lần này hướng dẫn cụ thể hơn đối với:

Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; Thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ở địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; Thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản (Không bao gồm trường hợp hợp tác xã, doanh nghiệp có mua lại sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản).

Thu nhập liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của Ngân hàng Phát triển Việt Nam từ hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu; Thu nhập từ hoạt động tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân hàng chính sách xã hội; Thu nhập của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam; Thu nhập từ hoạt động có thu do thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của các quỹ tài chính Nhà nước: Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi, Quỹ Bảo hiểm Y tế, Quỹ hỗ trợ học nghề, Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam, Quỹ viễn thông công ích, Quỹ đầu tư phát triển địa phương, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã, Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo, Quỹ bảo hộ công dân và pháp nhân tại nước ngoài, Quỹ phát triển nhà, Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ phát triển đất, Quỹ hỗ trợ nông dân, Quỹ hỗ trợ vốn cho công nhân, lao động nghèo tự tạo việc làm và Quỹ khác của Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật, các quỹ này được thành lập và có cơ chế chính sách hoạt động theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ.

Thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Danh mục các lĩnh vực khuyến khích chuyển giao được quy định tại Phụ lục I Nghị định số 133/2008/NĐ-CP

15. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm theo lộ trình. Cụ thể kể từ ngày 01/01/2014, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%. Từ ngày 01/01/2016, trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% chuyển sang áp dụng thuế suất 20%.

Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập trong năm không đủ 12 tháng  thì trong năm đó doanh nghiệp thực hiện kê khai tạm tính quý theo thuế suất 22% (trừ trường hợp thuộc diện được hưởng ưu đãi về thuế). Kết thúc năm tài chính nếu doanh thu bình quân của các tháng trong năm không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì doanh nghiệp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính theo thuế suất 20% (trừ các khoản thu nhập từ chuyển nhượng vốn; chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; chuyển nhượng dự án đầu tư; chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư; chuyểnnhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản; thu nhập nhận được từ hoạt động SXKD ở ngoài Việt Nam; thu nhập từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, tài nguyên quý hiếm khác và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản; thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB)

Áp dụng chế độ ưu đãi thuế TNDN cho các dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi theo quy định quy tại Điều 15, Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP. Qua đó những đối tượng được hưởng ưu đãi bao gồm:

Dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu và phát sinh doanh thu của dự án vào ngày 01/01/2014.

Dự án đầu tư trong nước gắn với việc thành lập doanh nghiệp mới có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ ngày 01/01/2014.

Dự án đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trước ngày 01/01/2014 nhưng đang trong quá trình đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa phát sinh doanh thu và được cấp Giấy chứng nhận điều chỉnh Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh từ ngày 01/01/2014 của dự án đó.

Dự án đầu tư độc lập với dự án doanh nghiệp đang hoạt động (kể cả trường hợp dự án có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện) có Giấy chứng nhận đầu tư từ ngày 01/01/2014 để thực hiện dự án đầu tư độc lập này.

16. Thông tư cũng làm rõ những trường hợp dự án đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi TNDN theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP được áp dụng ưu đãi thuế TNDN và các tiêu chí để xác định dự án đầu tư mở rộng được tính ưu đãi thuế.

Các tiêu chí dự án đầu tư mở rộng phải đáp ứng:

Nguyên giá tài sản cố định tăng thêm sau khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động đạt tối thiểu từ 20 tỷ đồng đối với dự án đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP hoặc từ 10 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư mở rộng thực hiện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.

Tỷ trọng nguyên giá tài sản cố định tăng thêm đạt tối thiểu từ 20% so với tổng nguyên giá tài sản cố định trước khi đầu tư.

Công suất thiết kế khi đầu tư mở rộng tăng thêm tối thiểu từ 20% so với công suất thiết kế kĩ thuật ban đầu

Quy trình đầu tư sang Myanmar

Hiện nay việc mở rộng đầu tư, góp vốn kinh doanh tại nước ngoài không còn là điều mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên thủ tục thực hiện là khá phức tạp.

Công ty luật tư vấn, hỗ trợ bạn thực hiện các công việc có liên quan đến thành lập công ty tại Myanmar.

Khi mở công ty tại Myanmar là bạn có thể đồng thời giải quyết các thủ tục về xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài tại Việt Namxin giấy phép kinh doanh tại Myanmar.

1, Thủ tục cần thiết tại Việt Nam.

Khi bạn thực hiện đầu tư sang Myanmar bạn phải thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước Việt Nam bằng việc xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài.

– Hồ sơ, tài liệu cơ bản cần thiết để xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài:
+ Bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài;
+ Chứng minh khả năng tài chính của nhà đầu tư;
+ Xác nhận của cơ quan nhà nước về thuế, về hải quan về việc nhà đầu tư đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với quốc gia;
+ Hồ sơ pháp lý của nhà đầu tư.

– Cơ quan giải quyết: Cục đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Lưu ý, sau khi đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục hành chính về quản lý ngoại hối tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước khi chuyển tiền sang Myanmar.

2. Thủ tục tại quốc gia nhận đầu tư là Myanmar

Trong khi thực hiện thủ tục tại Việt Nam bạn có thể xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tạm thời tại Myanmar, công  ty dịch vụ thông qua các đối tác của mình để hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện công việc.

Giấy phép kinh doanh tạm thời này có hiệu lực trong thời gian 6 tháng kể từ ngày cấp. Và sẽ đổi sang giấy phép chính thức nếu trong thời giạn 6 tháng nhà đầu tư chuyển một nửa vốn sang Myanmar.

Ngoài ra khi thực hiện đầu tư tại Myanmar bạn cần xác định số vốn cần đầu tư tối thiểu đối với hoạt động đầu tư như sau:

– Lĩnh vực dịch vụ thì vốn tối thiểu là 50.000 USD;

Đối với hoạt động sản xuất tối thiểu là 150.000 USD;

» Tư vấn thành lập công ty tại Malaysia

Thông tư 46/2019/TT-BCA về trách nhiệm Công An thực hiện Bộ luật tố tụng hình sự

Thông tư 46/2019/TT-BCA quy định trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc thực hiện Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm quyền Bào chữa của người Bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người Bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người Bị tạm giữ, Bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Bị hại, Đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.

MỤC LỤC Thông tư 46/2019/TT-BCA:

  • Chương I.      Quy định chung
  • Chương II.     Trách nhiệm trong thực hiện trình tự, thủ tục đăng ký, từ chối, hủy bỏ việc đăng ký bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can
  • Chương III.   Trách nhiệm trong việc đăng ký, từ chối, hủy bỏ việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
  • Chương IV.   Trách nhiệm trong việc thực hiện một số hoạt động của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
  • Chương V.     Điều khoản thi hành

BỘ CÔNG AN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 46/2019/TT-BCA

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2019

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015 LIÊN QUAN ĐẾN BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI BỊ GIỮ TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP, NGƯỜI BỊ BẮT TRONG TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI QUẢ TANG HOẶC THEO QUYẾT ĐỊNH TRUY NÃ, NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, BỊ CAN; BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA BỊ HẠI, ĐƯƠNG SỰ, NGƯỜI BỊ TỐ GIÁC, NGƯỜI BỊ KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định s 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phquy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp;

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật Ttụng hình sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm quyn bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã (sau đây gọi chung là người bị bắt), người bị tạm giữ, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; bảo đảm thực hiện quyền của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Việc bảo đảm quyền bào cha của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 29 tháng 6 năm 2018 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với Cơ quan điều tra, Thủ trưng, Phó thủ trưởng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra Cơ quan điều tra của Công an nhân dân; Cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Cấp trưng, cấp phó, Cán bộ điều tra cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Thủ trưởng, Phó thủ trưởng, cán bộ cơ sở giam giữ trong Công an nhân dân; người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can; bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Chương II

TRÁCH NHIỆM TRONG THỰC HIỆN TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ, TỪ CHỐI, HỦY BỎ VIỆC ĐĂNG KÝ BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI BỊ GIỮ TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP, NGƯỜI BỊ BẮT, NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, BỊ CAN

Điều 3. Giải thích, thông báo quyền nhờ người bào chữa

Khi tiếp nhận người bị bắt, giao Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Quyết định tạm giữ cho người bị tạm giữ, Quyết định khởi tố bị can cho bị can, người thực hiện lệnh, quyết định, tiếp nhận người bị bắt phải đọc, giải thích rõ về quyền, nghĩa vụ của họ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và ghi vào biên bản giao nhận. Trong biên bản phải ghi rõ ý kiến của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can về việc có nhờ người bào chữa hay không và đề nghị thông báo cho người đại diện, người thân thích để cơ quan có thẩm quyền thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có liên quan đến người đại diện hoặc người thân thích của họ. Việc thực hiện quyền nhờ người bào chữa như sau:

1. Đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam

a) Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam có đơn yêu cầu người bào chữa thì Cơ quan điều tra, cơ sở giam giữ đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết.

Việc chuyển đơn yêu cầu người bào chữa của cơ quan đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam được gửi trực tiếp tại trụ sở cơ quan này hoặc gửi qua đường bưu chính. Nếu gửi trực tiếp tại trụ sở cơ quan đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thì phải có ký nhận tại sổ giao nhận công văn, tài liệu.

b) Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam chưa yêu cầu nhờ người bào chữa thì trong lần đầu tiên lấy lời khai người bị bắt, người bị tạm gi, lần đầu tiên hỏi cung bị can, Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra phải hi rõ người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can có nhờ người bào chữa hay không và phải ghi ý kiến của họ vào biên bản. Nếu họ có yêu cầu nhờ người bào chữa thì Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra hướng dẫn họ viết đơn nhờ người bào chữa và thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Trường hợp họ không nhờ người bào chữa thì trong thời hạn 12 giờ sau khi lấy lời khai người bị bắt, người bị tạm giữ, 24 giờ kể từ khi hỏi cung bị can lần đầu, Điều tra viên, Cán bộ điều tra đã lấy lời khai, hỏi cung có trách nhiệm thông báo cho người đại diện hoặc người thân thích của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam.

2. Đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp

a) Trường hợp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp có đơn yêu cầu người bào chữa thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa, cơ quan nhận đơn của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Trường hợp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan nhận đơn phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa. Việc chuyển đơn được thực hiện qua đường bưu chính hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan đang quản lý người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp nếu người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích có nhu cầu nhận trực tiếp tại trụ sở cơ quan này và có ký nhận tại sổ giao nhận công văn, tài liệu.

Việc chuyển đơn có thể được thực hiện cùng với việc thông báo cho người đại diện hoặc người thân thích của họ. Trong quá trình thực hiện việc chuyển đơn, nếu người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp bị áp dụng biện pháp tạm giữ thì việc tiến hành các thủ tục đăng ký bào chữa tiếp tục được thực hiện, không phải làm các thủ tục đăng ký đối với người bị tạm giữ.

b) Trường hợp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp không yêu cầu người bào chữa thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi lập xong biên bản giao nhận Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, cơ quan đang quản lý người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thông báo cho người đại diện hoặc người thân thích của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Trường hợp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp bị tạm giữ thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trường hợp cần giừ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra. Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra phải thông báo cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can biết quyết định của Viện trưng Viện kiểm sát.

Điều 4. Tiếp nhận, xử lý đơn yêu cầu nhờ người bào chữa của người đại diện hoặc người thân thích của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam

1. Cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án, Nhà tạm giữ, Trại tạm giam đang quản lý người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam có trách nhiệm tiếp nhận đơn yêu cầu nhờ người bào chữa của người đại diện hoặc người thân thích của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam kèm theo giấy tờ chứng minh mối quan hệ của họ với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam. Việc tiếp nhận đơn được thực hiện tại nơi tổ chức trực ban hình sự của Cơ quan điều tra hoặc nơi trực ban của Nhà tạm giữ, Trại tạm giam. Ngay sau khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người đại diện hoặc người thân thích của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam, Cơ quan điều tra, Nhà tạm giữ, Trại tạm giam có trách nhiệm đóng dấu văn bản đến, ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm nhận và phải thông báo ngay cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam để họ có ý kiến về việc nhờ người bào chữa.

2. Sau khi nhận được thông báo về việc nhờ người bào chữa, nếu người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam đồng ý nhờ người bào chữa thì thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư này. Trường hợp họ từ chối nhờ người bào chữa thì cơ quan đang quản lý người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam lập biên bản về việc từ chối và xử lý như sau:

a) Đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt đang ở trụ sở Cơ quan điều tra

Trong thời hạn không quá 12 giờ kể từ khi lập biên bản, Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo cho người bào chữa mà người đại diện hoặc người thân thích của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt nhờ và Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra có trách nhiệm thống nhất về thời gian với người bào chữa để trực tiếp gặp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, xác nhận việc từ chối và phải lập biên bản. Trường hợp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt đã có quyết định tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền thì Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra vẫn phải thông báo và thống nhất về thời gian với người bào chữa để gặp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt đã có quyết định tạm giữ.

b) Đối với người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam

Trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi lập biên bản, Cơ quan điều tra, Nhà tạm giữ, Trại tạm giam có trách nhiệm thông báo kèm theo biên bản cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam, Cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án biết (trong trường hợp Nhà tạm giữ, trại tạm giam lập biên bản). Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra có trách nhiệm thống nhất về thời gian với người bào chữa để trực tiếp gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam, xác nhận việc từ chối và phải lập biên bản.

Trường hợp người bị tạm giữ bị khởi tố bị can và có lệnh tạm giam của người có thẩm quyền thì Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra vẫn phải thống nhất về thời gian với người bào chữa để gặp người bị tạm giữ đã có lệnh tạm giam.

Trường hợp người bị tạm giữ bị khởi tố bị can nhưng không bị áp dụng biện pháp tạm giam thì việc bảo đảm thực hiện quyền bào chữa được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này.

Trường hợp người bị tạm giữ được trả tự do, nếu vẫn còn tư cách tham gia tố tụng thuộc trường hợp có quyền nhờ người bào chữa thì vn tiến hành các thủ tục đăng ký bào chữa; nếu không thuộc trường hợp có quyền nhờ người bào chữa thì tạm dừng tiến hành các thủ tục đăng ký bào chữa.

Điều 5. Thực hiện thủ tục chỉ định người bào chữa

Đối với người thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định tại Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 hoặc người đại diện hoặc người thân thích của người thuộc trường hợp chđịnh người bào chữa có đơn yêu cầu người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Nhà tạm giữ, Trại tạm giam thực hiện các quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này. Nếu người thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của người thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa không có đơn yêu cầu người bào chữa thì thực hiện như sau:

1. Trong thời hạn 03 ngày kể từ khi nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền mà người đại diện hoặc người thân thích của những người thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại khoản 1 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 không có đơn yêu cầu nhờ người bào chữa thì cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm thực hiện các thủ tục chỉ định người bào chữa được quy định tại khoản 2 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

2. Khi nhận được văn bản cử người được quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 78 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, trong thời hạn không quá 24 giờ, Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra có trách nhiệm gặp bị can thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, người đại diện hoặc người thân thích của những người quy định tại điểm b khoản 2 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 để họ có ý kiến vviệc chỉ định người bào chữa; việc gặp phải được lập biên bản và ghi rõ ý kiến của bị can, người đại diện hoặc người thân thích về việc có đồng ý hoặc thay đổi hoặc từ chối người bào chữa. Trường hợp đồng ý chỉ định người bào chữa thì cơ quan đang thụ lý vụ án làm căn cứ để tiến hành thủ tục đăng ký bào chữa.

3. Trường hợp thay đổi người bào chữa, nếu bị can, người đại diện hoặc người thân thích nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan của người bào chữa đó để phân công; nếu không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm gửi đến một trong các cơ quan quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 78 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 để cử lại người.

4. Trường hợp từ chối người bào chữa thì cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đã cử người, người được cử chỉ định. Điều tra viên, Cán bộ điều tra có trách nhiệm thống nhất với người được cử chỉ định về thời gian gặp bị can thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, người đại diện hoặc người thân thích của những người quy định tại điểm b khoản 2 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 để xác nhận việc từ chối.

Điều 6. Tiếp nhận, thực hiện thủ tục đăng ký bào chữa

1. Trực ban hình sự của Cơ quan điều tra hoặc trực ban hình sự của từng đơn vị điều tra (trong trường hợp không tổ chức trực ban hình sự chung) có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đăng ký bào chữa. Khi nhận được hồ sơ đăng ký bào chữa, trường hợp Cơ quan điều tra tổ chức trực ban hình sự chung thì cán bộ trực ban hình sự có trách nhiệm ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm nhận vào sổ trực ban hình sự, chuyển ngay cho đơn vị thụ lý vụ án để đóng dấu văn bản đến và giao ngay cho Điều tra viên được phân công giải quyết vụ án. Trường hợp đơn vị điều tra tổ chức trực ban hình sự riêng, cán bộ trực ban hình sự có trách nhiệm đóng dấu văn bản đến, ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm nhận và chuyển ngay cho Điều tra viên được phân công giải quyết vụ án.

Điều tra viên có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì Điều tra viên có trách nhiệm trình Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra (khi được Thủ trưởng phân công hoặc ủy quyền) ký Thông báo về việc đăng ký bào chữa và vào sổ đăng ký bào chữa. Trường hợp hồ sơ đăng ký bào chữa chưa bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra thông báo cho người đăng ký bào chữa biết để bổ sung hồ sơ.

Trường hợp người bào chữa làm thủ tục đăng ký bào chữa cho những người đã có quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra thông báo cho người đăng ký bào cha biết.

2. Thời hạn giải quyết thtục đăng ký bào chữa được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 78 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

3. Cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm từ chối việc đăng ký bào chữa khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 78 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và hủy bỏ việc đăng ký bào chữa theo quy định tại khoản 7 Điều 78 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi có căn cứ từ chối hoặc từ khi hủy bỏ việc đăng ký bào chữa, cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối, hủy bỏ việc đăng ký bào chữa cho người bào chữa, cơ sở giam giữ.

Trường hợp Cơ quan đang thụ lý vụ án hủy bỏ thông báo người bào chữa thì phải thông báo cho tổ chức quản lý người bào chữa bằng văn bản và nêu rõ lý do hủy bỏ.

Chương III

TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC ĐĂNG KÝ, TỪ CHỐI, HỦY BỎ VIỆC ĐĂNG KÝ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA BỊ HẠI, ĐƯƠNG SỰ, NGƯỜI BỊ TỐ GIÁC, NGƯỜI BỊ KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ

Điều 7. Thời điểm người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố tham gia tố tụng

1. Thời điểm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố tham gia tố tụng kể từ khi có Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và có căn cứ xác định tư cách tham gia tố tụng của bị hại, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.

2. Thời điểm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự kể từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự và có căn cứ xác định tư cách tham gia tố tụng của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.

Điều 8. Giải thích quyền nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố

Trong lần đầu tiên lấy lời khai bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích quyền, nghĩa vụ của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và hỏi họ xem có nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hay không, phải ghi ý kiến của họ vào biên bản. Trường hợp họ nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra hướng dẫn họ viết đơn nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Trường hợp họ không nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra giải thích quyền tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được thực hiện trong suốt quá trình tiến hành tố tụng.

Điều 9. Thủ tục đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố

1. Khi đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố phải xuất trình các giấy tờ:

a) Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy nhờ Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;

b) Bào chữa viên nhân dân xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữa viên nhân dân của y ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận;

c) Người đại diện của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và giấy tờ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về mối quan hệ của họ với bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.

2. Trực ban hình sự của Cơ quan điều tra hoặc trực ban hình sự của từng đơn vị điều tra (trong trường hợp không tổ chức trực ban hình sự chung), trực ban các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Khi nhận được hồ sơ đăng ký, đối với Cơ quan điều tra tổ chức trực ban hình sự chung thì cán bộ trực ban hình sự có trách nhiệm ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm nhận vào sổ trực ban hình sự, chuyển ngay cho đơn vị thụ lý vụ việc, vụ án để đóng dấu văn bản đến và giao ngay cho Điều tra viên được phân công giải quyết vụ án, vụ việc. Đối với đơn vị điều tra tổ chức trực ban hình sự riêng, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, cán bộ trực ban hình sự có trách nhiệm đóng dấu văn bản đến, ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm nhận và chuyển ngay cho Điều tra viên, Cán bộ điều tra được phân công giải quyết vụ án, vụ việc.

Điều tra viên, Cán bộ điều tra có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tiếp nhận, Điều tra viên, Cán bộ điều tra ctrách nhiệm trình Thủ trưng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra (khi được Thtrưởng phân công hoặc ủy quyền), Cấp trưởng, Cấp phó cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ký Thông báo về việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và vào sổ đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Trường hợp hồ sơ đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chưa bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra thông báo cho người đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp biết để bổ sung hồ sơ.

Trường hợp có căn cứ từ chối việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, cơ quan đang thụ lý vụ án, vụ việc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.

Điều 10. Thay đổi, hủy bỏ việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố

1. Văn bản thông báo người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có giá trị sử dụng trong suốt quá trình tham gia tố tụng, trừ trường hợp bị hại, đương sự đề nghị thay đổi người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Văn bản thông báo người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có giá trị trong quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, trừ trường hợp người bị tố giác, kiến nghị khởi tố đề nghị thay đổi người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trường hợp người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố đã được cơ quan có thẩm quyền có văn bản thay đổi tư cách tham gia tố tụng, nếu thuộc diện được nhờ người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành các thủ tục đăng ký bào chữa theo quy định tại Chương II Thông tư này.

Việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong trường hợp thay đổi người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

2. Cơ quan đang thụ lý vụ án hủy bỏ việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố vi phạm pháp luật khi tiến hành bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi hủy bỏ việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, cơ quan đang thụ lý vụ án, vụ việc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do hủy bỏ cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, người thực hiện nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC THỰC HIỆN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA, NGƯỜI BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP

Điều 11. Bảo đảm sự có mặt của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi tiến hành các hoạt động tố tụng

1. Cơ quan đang thụ lý vụ án, vụ việc phải báo trước về thời gian, địa điểm tiến hành tố tụng mà người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền tham gia tối thiểu 24 giờ đối với trường hợp người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cư trú cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với cơ quan đang thụ lý vụ án, vụ việc, 48 giờ đối với trường hợp người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cư trú khác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với cơ quan đang thụ lý vụ án, vụ việc trước ngày tiến hành hoạt động tố tụng. Trường hợp người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp nhất trí với Điều tra viên, Cán bộ điều tra thời hạn sớm hơn thì việc thực hiện các hoạt động tố tụng được thực hiện theo thỏa thuận đó.

2. Trường hợp người bào chữa đã được cơ quan đang thụ lý vụ án báo trước mà không có mặt thì hoạt động tố tụng vẫn được tiến hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 291 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Trường hợp người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố đã được báo trước mà không có mặt thì hoạt động tố tụng vẫn được tiến hành.

3. Khi lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, hỏi cung bị can, Điều tra viên, Cán bộ điều tra và người bào chữa phải thực hiện theo quy định của điểm b khoản 1 Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, nội quy Nhà tạm giữ, Trại tạm giam và các quy định pháp luật khác có liên quan. Nếu phát hiện người bào chữa vi phạm pháp luật thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải dừng ngay việc lấy lời khai, hỏi cung bị can và lập biên bản về việc này, báo cáo Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra xử lý. Trường hợp Điều tra viên, Cán bộ điều tra vi phạm pháp luật thì người bào chữa có quyền phản ánh vi phạm đến Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.

Khi lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, hỏi cung bị can nếu Điều tra viên đồng ý cho người bào chữa được hỏi thì phải ghi câu hỏi của người bào chữa, câu trả lời của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can vào biên bản lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, biên bản hỏi cung bị can. Khi kết thúc việc lấy lời khai, hỏi cung bị can, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải đọc lại hoặc đưa cho người bào chữa đọc lại biên bản lấy lời khai, biên bản hỏi cung. Sau khi xác nhận đúng nội dung câu hỏi của người bào chữa, câu trả lời của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra yêu cầu người bào chữa ký vào biên bản. Trường hợp biên bản ghi chưa đầy đủ, chưa chính xác nội dung câu hỏi và câu trả lời, người bào chữa có quyền đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ghi ý kiến của mình trước khi ký vào biên bản.

4. Khi lấy lời khai người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, Điều tra viên, Cán bộ điều tra và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, kiến nghị khởi tố phải thực hiện theo quy định của điểm c khoản 3 Điều 83 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Trường hợp Điều tra viên, Cán bộ điều tra đồng ý cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, kiến nghị khởi tố được hỏi thì phải ghi câu hỏi của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, câu trả lời của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố vào biên bản lấy lời khai. Khi kết thúc việc lấy lời khai, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải đọc lại hoặc đưa cho người bào chữa đọc lại biên bản lấy lời khai, sau khi xác nhận đúng nội dung câu hỏi của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, câu trả lời của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra yêu cầu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố ký vào biên bản. Trường hợp biên bản ghi chưa đầy đủ, chưa chính xác nội dung câu hỏi và câu trả lời, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ghi ý kiến của mình trước khi ký vào biên bản.

5. Khi người bào chữa đề nghị, Điều tra viên phải xác nhận thời gian làm việc thực tế của người bào chữa tham gia tố tụng trong quá trình điều tra vụ án hình sự.

Điều 12. Tổ chức cho người bào chữa gặp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam

1. Khi người bào chữa đề nghị gặp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt và đã xuất trình văn bản thông báo người bào chữa và Thẻ luật sư, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì cơ quan đang thụ lý vụ án phải bố trí để người bào chữa gặp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt tại trụ sở của mình, phổ biến cho người bào chữa biết quy định của trụ sở Cơ quan điều tra và yêu cầu người bào chữa chấp hành nghiêm chỉnh.

Khi người bào chữa đề nghị gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thì cơ quan đang quản lý người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thực hiện theo quy định tại Điều 80 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Cơ quan đang quản lý người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam có trách nhiệm thông báo cho Cơ quan đang thụ lý vụ án biết việc gặp của người bào chữa để cử người phối hp với cơ sở giam giữ giám sát cuộc gặp nếu xét thấy cn thiết.

2. Việc tổ chức cho người bào chữa gặp người bị tạm gi, người bị tạm giam được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 23/01/2018 của B trưng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về quan hệ phối hợp giữa cơ sở giam giữ với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.

3. Người bào chữa có thể thông báo trước việc gặp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam cho Điều tra viên, Cán bộ điều tra đang thụ lý vụ án. Việc gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam của người bào chữa được thực hiện trong giờ làm việc của cơ sở giam giữ. Cơ quan điều tra, Cơ sở giam giữ không được hạn chế số lần và thời gian trên một lần gặp của người bào chữa với người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam. Người bào chữa phải tuân thủ quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015, các văn bản hướng dẫn thi hành và nội quy cơ sở giam giữ.

Điều 13. Thực hiện đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự

1. Khi người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có văn bản đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, Cơ quan đang thụ lý vụ án tiếp nhận văn bản để giải quyết. Nếu có căn cứ thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 49 hoặc khoản 1 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Trường hợp đề nghị thay đổi Điều tra viên không có căn cứ pháp luật thì Cơ quan đang thụ lý vụ án từ chối việc thay đổi Điều tra viên và thông báo cho người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

2. Khi người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có văn bản đề nghị thay đổi người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, Cơ quan đang thụ lý vụ án tiếp nhận văn bản để giải quyết. Nếu có căn cứ thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 68, khoản 5 Điều 69, khoản 4 Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì Cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định thay đổi người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật và thông báo cho người bào cha biết. Trường hợp đề nghị không có căn cứ pháp luật thì Cơ quan điều tra từ chi việc thay đổi người giám định, người phiên dịch và thông báo cho người bào cha, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

Điều 14. Thực hiện đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế của người bào chữa

Khi người bào cha có văn bản đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, Cơ quan đang thụ lý vụ án tiếp nhận văn bản để giải quyết. Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận, nếu có căn cthuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 125, Điêu 130 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì Cơ quan đang thụ lý vụ án ra quyết định thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo thẩm quyền hoặc tiến hành các thủ tục cần thiết gửi Viện kiểm sát quyết định đối với các biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn. Nếu đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế không có căn cứ pháp luật thì Cơ quan đang thụ lý ván từ chối việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế và thông báo cho người bào chữa bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

Điều 15. Trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật

Người bào chữa thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật và giao cho Cơ quan đang thụ lý vụ án thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải lập biên bản giao nhận, đưa vào hồ sơ vụ án, vụ việc. Trường hợp phát hiện người bào chữa thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác hoặc tiết lộ bí mật điều tra thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, Cơ quan đang thụ lý vụ án phải nhắc nh, nếu vi phạm nghiêm trọng thì có biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố đưa ra yêu cầu, nếu thấy yêu cầu có liên quan đến việc bào chữa hoặc liên quan đến việc giải quyết vụ án, vụ việc thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra lập biên bản ghi nhận yêu cầu của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.

Điều 16. Trách nhiệm thực hiện bảo đảm quyền đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án

1. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra bản kết luận điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho bị can, người bào chữa.

2. Sau khi kết thúc điều tra, nếu người bào chữa đề nghị được đọc, ghi chép và sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án có liên quan đến việc bào chữa, nếu hồ sơ vụ án đang thuộc quyền quản lý của Cơ quan điều tra thì Cơ quan điều tra phải tạo điều kiện thuận lợi cho người bào chữa thực hiện yêu cầu này. Điều tra viên bố trí cho người bào chữa đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu tại phòng làm việc thuộc trụ sở Cơ quan điều tra. Trong quá trình người bào chữa đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giám sát chặt chẽ. Việc sao chụp tài liệu do người bào chữa thực hiện. Sau khi đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu, người bào chữa phải bàn giao nguyên trạng hồ sơ vụ án cho cơ quan đã cung cấp hồ sơ. Nếu để mất, thất lạc, hư hỏng tài liệu, hồ sơ vụ án thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Việc đọc, ghi chép hoặc sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án có liên quan đến việc bào chữa của người bào chữa phải được lập biên bản ghi nhận, tài liệu giao cho người bào chữa phải có bản thống kê các tài liệu kèm theo.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17. Phương thức gửi, thông báo

Việc gửi hoặc thông báo văn bản trong Thông tư này được thực hiện thông qua các phương thức:

1. Gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.

2. Thông báo qua phương tiện thông tin đại chúng.

3. Có thể thông báo bằng hình thức liên lạc qua dịch vụ bưu chính (điện thoại, fax…) hoặc qua các ứng dụng mạng xã hội phổ biến do Điều tra viên, Cán bộ điều tra thống nhất với người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.

Điều 18. Biểu mẫu

Ban hành kèm theo Thông tư này các biểu mẫu sau:

1. Thông báo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

2. Sổ đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Điều 19. Kinh phí bảo đảm

Chi phí gửi, thông báo bằng văn bản, chi phí sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án trong Thông tư này của các cơ quan điều tra được chi từ nguồn kinh phí điều tra; chi phí gửi, thông báo bằng văn bản trong Thông tư này của nhà tạm giữ, trại tạm giam được chi từ nguồn kinh phí thường xuyên của nhà tạm giữ, trại tạm giam.

Việc quản lý, sử dụng kinh phí phục vụ các hoạt động nêu trên thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 20. Hiệu lực của Thông tư

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 12 năm 2019.

Thông tư này thay thế Thông tư số 70/2011/TT-BCA ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

Điều 21. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thi hành và quán triệt đầy đủ nội dung Thông tư này cho Điều tra viên, Cán bộ điều tra và cán bộ, chiến sĩ làm công tác công tác giam giữ.

2. Cục An ninh Điều tra Bộ Công an, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an chịu trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện Thông tư nếu có vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ (qua Cục pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Cục An ninh Điều tra Bộ Công an, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an) để có hướng dẫn kịp thời./.

Nơi nhận:
– Các đng chí Thứ trưởng (đchỉ đạo);
– Các đ
ơn vị thuộc Bộ (để thực hiện);
– Công an các t
nh, thành phố trực thuộc trung ương (để thực hiện);
– Liên đoàn Luật sư Việt Nam;
– Cục Kiểm tra văn b
n quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp;
– Lưu: VT, V03.

BỘ TRƯỞNG


Đại tướng Tô Lâm

 

 

Mẫu số: 01
Ban hành theo Thông tư số 46/2019/TT-BCA ngày 10 tháng 10 năm 2019

………………
………………
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ………………..

….., ngày … tháng … năm …

 

 

 

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ĐĂNG KÝ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP(1)

Kính gửi: Ông/bà

………………………………………………………
………………………………………………………

Căn cứ các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Thông tư số 46/2019/TT-BCA ngày 10 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.

Sau khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra giấy tờ và thấy đủ điều kiện đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, đã vào sổ đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và thông báo:

Ông/bà: ………………………………………………………………………………………………………….

Sinh năm: ……………………………………………………………………………………………………….

Nghề nghiệp: …………………………………………………………………………………………………..

Thẻ luật sư/CMND/Thẻ CCCD số: …………………………………………………………………………

cấp ngày … tháng …. năm …. Nơi cấp: ………………………………………………………………..

Là(2):……………………………………………………………………………………………………………….

…. đủ điều kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông/bà(3): ……………………………….

(4): ………………………………………………………………………………………………………………

Thuộc vụ án/vụ việc: ………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………..

Cơ quan …………………………………………………………………………………………………………

thông báo cho ông/bà biết.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Hồ sơ 02 bản.

……………………………..

_________________

(1) Giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp lưu vào hồ sơ vụ án, vụ việc;

(2) Ghi rõ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp là luật sư, người đại diện của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại, đương sự, bào chữa viên nhân dân;

(3) Ghi rõ họ tên người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại, đương sự.

(4) Ghi rõ tư cách tham gia tố tụng của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại, đương sự.

 

Mẫu số: 02
Ban hành theo Thông tư số 46/2019/TT-BCA Ngày 10 tháng 10 năm 2019

 

 

(1)…………………………

…………………………….

  

SỔ ĐĂNG KÝ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP

(Thời gian bắt đầu từ ngày … tháng … năm ….)

 

 

(1) – Ghi tên đơn vị của Cơ quan điều tra/Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

– Sổ này giao cho đơn vị được phân công thụ lý vụ án/vụ việc quản lý.

 

SỔ ĐĂNG KÝ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP

STT

Người đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại, đương sự

Nội dung thông báo đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

 

– Họ tên: ……………………

………………………………

– Thẻ luật sư/Người đại diện của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại, đương sự (CMND/Thẻ CCCD): …………………..

– Đơn vị (1): ………………..

……………………………..

…………………………….

…………………………….

– Giấy yêu cầu của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại, đương sự:

……………………………..

……………………………..

……………………………..

……………………………..

……………………………..

………………………….

………………………….

– Họ tên: ……………….

………………………….

– Sinh ngày … tháng … năm …

– Nơi ĐKTT: …………..

………………………….

………………………….

– Chỗ ở: ……………….

………………………….

………………………….

– Trong vụ việc/vụ án:

………………………….

………………………….

………………………….

………………………….

………………………….

………………………….

………………………….

………………………….

Sau khi kiểm tra các giấy tờ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp để đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại, đương sự, Cơ quan: ………..

…………………………………….

……………………………………..

Đã kiểm tra ông/bà ……………..

…………………………………….

Xét thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Đã vào Sổ đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và gửi Thông báo số ….. ngày … tháng … năm … về việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông/bà: …………………………………. biết để thực hiện theo quy định của pháp luật.

(2) ………………………………..

_________________

(1) Ghi rõ Văn phòng luật sư/Công ty luật thuộc đoàn luật sư

(2) Nếu không đủ điều kiện thì ra văn bản Thông báo từ chối việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và nêu rõ lý do. Trường hợp thay đổi người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì cũng ghi tương tự

» Luật sư bào chữa vụ án hình sự

» Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017

Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP ghi âm ghi hình trong điều tra, truy tố, xét xử

Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP Hướng dẫn ghi âm ghi hình trong điều tra, truy tố, xét xử

BỘ CÔNG AN – VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO – TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO – BỘ QUỐC PHÒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP

Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2018

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN GHI ÂM HOẶC GHI HÌNH CÓ ÂM THANH; SỬ DỤNG, BẢO QUẢN, LƯU TRỮ KẾT QUẢ GHI ÂM HOẶC GHI HÌNH CÓ ÂM THANH TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA, TRUY TỐ, XÉT XỬ

Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 21 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 110/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Ttụng hình sự;

Căn cứ Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật s12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Ttụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13;

Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện kim sát nhân dân ti cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Thông tư liên tịch này hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can, lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

2. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can, lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội.

3. Những quy định của Thông tư liên tịch này được áp dụng trong các trường hợp lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, đương sự; đối chất; tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh là việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật để ghi lại âm thanh hoặc hình ảnh có âm thanh trong quá trình hỏi cung bị can; lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội; lấy lời khai người làm chng, người bị hại, đương sự; đối chất; tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

2. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật sử dụng đ ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh là phương tiện, thiết bị ghi âm thanh hoặc ghi hình có âm thanh gồm: Thiết bị thu hình ảnh, âm thanh, đầu ghi hình, máy chủ, các phương tiện thiết bị kỹ thuật khác sử dụng để ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo quy định của Thông tư liên tịch này.

3. Sự cố kỹ thuật là việc phương tiện, thiết bị kỹ thuật bị lỗi, hỏng dẫn đến gây gián đoạn hoặc không thể thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; hoặc nếu có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh nhưng không bảo đảm chất lượng; các nguyên nhân khách quan khác dẫn đến không ththực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh được như: mất điện, cháy nổ…

4. Phòng ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại cơ sở giam giữ, trụ sở Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là phòng chuyên dụng bảo đảm đủ điều kiện về diện tích, ánh sáng, an toàn và được trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật sử dụng để ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh đạt chất lượng về âm thanh và hình ảnh.

5. Cán bộ chuyên môn là cán bộ thuộc biên chế của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, có trình độ chuyên môn kỹ thuật và sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị kỹ thuật ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, có trách nhiệm quản lý hệ thống phương tiện, thiết bị kỹ thuật sử dụng để ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh và bảo quản, lưu trữ kết quả dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Điều 3. Nguyên tắc áp dụng

1. Việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh phải bảo đảm tính khách quan, minh bạch, nguyên vẹn của dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh là một bộ phận của hồ sơ vụ án hình sự được sử dụng, bảo quản, lưu trữ theo quy định của pháp luật về sử dụng, bảo quản và lưu trữ hồ sơ vụ án hình sự.

2. Việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ, kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử phải tuân thủ các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và theo đúng trình tự, thủ tục hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này.

3. Bảo đảm tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự.

Điều 4. Hành vi bị nghiêm cấm

1. Tự ý chỉnh sửa, cắt, ghép, giả mạo, hủy trái phép, làm sai lệch, làm hư hỏng, làm thất lạc dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sao chép, phát tán, khai thác, sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh ngoài các mục đích quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư liên tịch này; làm lộ, lọt thông tin vụ án hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp, uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Phá hủy cơ sở vật chất, cố ý làm hư hỏng hoặc sử dụng không đúng mục đích các phương tiện, thiết bị kỹ thuật sử dụng để ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

3. Người thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 5. Trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội

1. Cán bộ hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội quyết định lựa chọn hình thức ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

2. Trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội tại cơ sở giam giữ, trụ sở Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như sau:

a) Cán bộ hỏi cung hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội phải đăng ký với cán bộ chuyên môn tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra để được bố trí phòng chuyên dụng, hướng dẫn về quy trình, thao tác kỹ thuật thực hiện việc ghi âm, ghi hình có âm thanh. Sau đó, cán bộ hỏi cung hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội làm thủ tục trích xuất đối với bị can bị tạm giam hoặc triệu tập bị can đang tại ngoại (hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội) theo quy định của pháp luật (không được đưa bị can tại ngoại vào hỏi cung ở cơ sở giam giữ, trừ trường hợp đối chất với bị can đang bị tạm giam). Khi được bố trí phòng làm việc, cán bộ hỏi cung hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội đến phòng làm việc, thông báo cho bị can, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội biết về việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, việc thông báo phải ghi vào biên bản sau đó tiến hành làm việc;

b) Việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh bắt đầu từ khi cán bộ hỏi cung hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội nhấn nút bắt đầu, cán bộ hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội phải đọc thời gian bắt đầu và ghi rõ trong biên bản. Trong quá trình hỏi cung hoặc lấy lời khai có thể tạm dừng ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh bằng cách nhấn nút tạm dừng. Trước khi tạm dừng cán bộ hỏi cung, lấy lời khai phải đọc rõ thời gian tạm dừng, lý do tạm dừng, khi tiếp tục làm việc cũng phải đọc rõ thời gian tiếp tục, quá trình này được ghi rõ trong biên bản. Kết thúc buổi làm việc, cán bộ hỏi cung, lấy lời khai thông báo cho bị can, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội biết buổi hỏi cung hoặc lấy lời khai kết thúc và nhấn nút kết thúc, thời gian kết thúc ghi rõ trong biên bản;

c) Trường hợp không bố trí được thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thì không được tiến hành hỏi cung, lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội. Trường hợp đang hỏi cung hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội mà thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh xảy ra sự cố kỹ thuật thì phải dừng ngay buổi hỏi cung, lấy lời khai. Việc này ghi rõ trong biên bản, có xác nhận của cán bộ chuyên môn.

3. Trường hợp hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội hoặc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trình tự, thủ tục ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Trường hợp không bố trí được thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thì cán bộ hỏi cung, lấy lời khai thông báo cho bị can, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội biết, nếu họ đồng ý thì tiến hành làm việc, trưng hợp họ không đồng ý thì không được hỏi cung, lấy lời khai. Trường hợp đang hỏi cung, lấy lời khai mà thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh xảy ra sự cố kỹ thuật thì cán bộ hỏi cung, lấy lời khai thông báo cho bị can, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội biết, nếu họ đồng ý tiếp tục làm việc thì vẫn tiến hành hỏi cung, lấy lời khai. Trường hợp bị can, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội không đồng ý tiếp tục làm việc thì dừng buổi hỏi cung, lấy lời khai. Việc này phải ghi rõ trong biên bản, có xác nhận của cán bộ chuyên môn.

4. Việc lập biên bản hỏi cung bị can, lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Điều 6. Bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội

1. Hệ thống máy chủ đặt tại trụ sở Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do các cơ quan này cử cán bộ chuyên môn quản lý, bảo quản; Hệ thống máy chủ đặt tại cơ sở giam giữ do Cơ quan điều tra có thẩm quyền cử cán bộ chuyên môn của Cơ quan điều tra quản lý, bảo quản. Đối với các phương tiện, thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh di động thì đơn vị nào đang thụ lý, giải quyết vụ án thì đơn vị đó có trách nhiệm quản lý, bảo quản.

2. Kết quả ghi âm, ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can, lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội phải được bảo quản lưu trữ đầy đủ tại hệ thống máy chủ để đảm bảo an toàn, bí mật.

Khi kết thúc giai đoạn điều tra vụ án hình sự, giai đoạn truy tố, cán bộ chuyên môn sao chép dữ liệu kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh vào thiết bị ngoại vi lưu trữ dữ liệu và bàn giao cho cán bộ hỏi cung hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội. Cán bộ hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội bàn giao thiết bị ngoại vi lưu trữ dliệu cùng hồ sơ vụ án phục vụ điều tra, truy tố, xét xử.

3. Trường hợp các vụ án, vụ việc chuyển để điều tra xử lý theo thẩm quyền thì cơ quan chuyển giao vụ án, vụ việc có trách nhiệm chuyn cả thiết bị ngoại vi lưu dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thu thập được cùng với hồ sơ vụ án, vụ việc đến cơ quan tiếp nhận để tiếp tục khai thác, sử dụng và bảo quản, lưu trữ theo quy định của Thông tư liên tịch này. Khi trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung, điều tra lại thì các thiết bị ngoại vi lưu trữ dữ liệu ghi âm, ghi hình có âm thanh cũng được trả lại và bàn giao cùng hồ sơ vụ án hình sự.

4. Việc bàn giao dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội phải được lập biên bản.

Điều 7. Sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội trong giai đoạn điều tra, truy tố

1. Trong giai đoạn điều tra: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; Cấp trưởng, cấp phó cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Điều tra viên, cán bộ điều tra; Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh để phục vụ công tác điều tra trong trường hợp bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội thay đổi lời khai so với lời khai đã khai trước đó; Sử dụng, đánh giá chứng cứ để làm rõ hành vi phạm tội của bị can, pháp nhân thương mại và đồng phạm khác (nếu có), đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện. Đng thời, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của Điều tra viên, cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên trong quá trình hỏi cung, lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội.

2. Trong giai đon truy tố: Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát; Kiểm sát viên sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh để phục vụ truy tố và làm cơ sở xác định tính khách quan trong hỏi cung bị can hoặc ly lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phm tội của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; sử dụng kết quả ghi âm, ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội đđánh giá chứng cứ làm rõ hành vi phạm tội của bị can và đng phạm. Kiểm tra, phát hiện có hay không dấu hiệu oan, sai; bị can có bị bức cung hoặc dùng nhục hình hoặc vi phạm pháp luật trong giai đoạn điều tra.

3. Kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh cũng được sử dụng trong quá trình kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; giải quyết khiếu nại, tố cáo; thẩm định vụ án hình sự.

4. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này có thể sao chép kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại hệ thống máy chủ để phục vụ công tác điều tra, truy tố.

Điều 8. Sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội trong giai đoạn xét xử

1. Trong quá trình chuẩn bị xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải chủ động xem xét, nghiên cứu các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án. Trường hợp có chứng cứ, tài liệu được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh mà không thể nghe, xem được cần đề nghị Viện kiểm sát sao chép lại và cung cấp cho Tòa án dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

2. Hội đồng xét xử quyết định việc cho nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại phiên tòa trong các trường hợp sau:

a) Kiểm tra chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án mà Hội đồng xét xử thấy cần thiết phải kiểm tra công khai tại phiên tòa;

b) Bị cáo tố cáo bị bức cung, nhục hình trong quá trình hỏi cung bị can, lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội hoặc bị cáo, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội thay đi lời khai;

c) Khi có đề nghị của Kiểm sát viên, Điều tra viên và những người tiến hành ttụng khác.

3. Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì Tòa án cần phải có kế hoạch chuẩn bị cho việc nghe hoặc xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại phiên tòa.

Điều 9. Việc thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong các trường hợp khác

1. Khi lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, đương sự; đối chất; tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thì có thể được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo quy định tại các điều 146, 187, 188 và 189 Bộ luật Tố tụng hình sự. Trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ dữ liệu ghi âm, ghi hình có âm thanh như đối với hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội theo quy định tại Thông tư liên tịch này. Trường hợp đang ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh buổi làm việc mà xảy ra sự cố kỹ thuật thì vẫn tiến hành làm việc bình thường và ghi rõ lý do vào biên bản.

2. Trường hợp tiến hành đối chất có sự tham gia của bị can, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội tại cơ sở giam giữ, trụ sở Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thì phải ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Trình tự, thủ tục thực hiện theo điểm b và điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch này.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 10. Hiệu lực thi hành

Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 3 năm 2018.

Điều 11. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch này.

2. Kinh phí để bảo đảm thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh được thực hiện theo quy định của Nhà nước.

3. Bộ Công an phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan quyết định cụ thể nơi có điều kiện để thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong điều tra, truy tố, xét xử. Chậm nhất đến ngày 01 tháng 01 năm 2020 thực hiện thống nhất việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong điều tra, truy t, xét xử trên phạm vi toàn quốc.

4. Trong quá trình thực hiện Thông tư liên tịch, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân ti cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng để có hướng dẫn kịp thời./.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
THỨ TRƯỞNG

Thượng tướng Lê Chiêm

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN
THỨ TRƯỞNG

Thượng tướng Lê Quý Vương

KT. VIỆN TRƯỞNG
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ VIỆN TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC

Nguyễn Hải Phong

KT. CHÁNH ÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ CHÁNH ÁN

Nguyễn Trí Tuệ

Nơi nhận:
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Văn phòng Quốc hội;
y ban Pháp luật, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
– Bộ Công an;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao
– Tòa án nhân dân tối cao;
Bộ Quốc phòng;
Bộ Tư pháp;
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Bộ tài chính;
– Công báo;
– Cổng thông tin điện t
của các Bộ, ngành: BCA, VKSNĐTC, TANDTC, BQP;
– Lưu: VT (BCA, VKSNDTC, TANDTC, BQP).

» Dịch vụ Luật sư tranh tụng tại Tòa án

» Nghị quyết 41/2017/QH14 thi hành Bộ luật Hình sự 2015

Cần tư vấn đầu tư nước ngoài vào việt nam

Nhà đầu tư hỏi: Chúng tôi là doanh nghiệp Đài Loan, đang có dự định đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực nhập khẩu đai an toàn và túi nén khí dùng trong xe hơi, nhờ quý công ty tư vấn giúp:

  1. Thuế nhập khẩu của sản phẩm này là bao nhiêu %
  2. Sản phẩm này nhập khẩu có khó không? Hiện ở Việt Nam có qui định hạn chế nhập khẩu đối với sản phẩm này ko? Nếu có thì cần them những chi phí nào?
  3. Nếu thành lập công ty nhập khẩu, thời gian và thủ tục như thế nào? Cần những điệu kiện gì? Chi phí bao nhiêu
  4. Thành lập công ty mới thì lương giám đốc qui định phải tối thiểu là bao nhiêu? Mức thuế và bảo hiểm xã hội phải đóng là bao nhiêu?

Luật sư trả lời như sau: Liên quan đến các câu hỏi dưới đây của Quý Khách hàng, chúng tôi trả lời như sau:

1.Thuế nhập khẩu của sản phẩm này được áp dụng như sau:

Thuế nhập khẩu đối với sản phẩm Đai an toàn (Mã HS 87082100) và túi khí an toàn (Mã HS 870895) sẽ phụ thuộc rất lớn vào nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Cụ thể như sau:

Đai an toàn: từ Úc hoặc Newzealand: 10%; Hàn Quốc: 5%; Trung Quốc: 5%; Nhật Bản: 0%; Asean: 0%, các quốc gia khác: 20%.

Túi khí an toàn: Úc hoặc Newzealand: 10%; Trung QUốc: 5%; Nhật Bản: 0%; Asean: 0%, các quốc gia khác: 10%.

  1. Chính sách của Việt Nam về những sản phẩm này như sau:

Những sản phẩm này thuộc diện được ưu đãi nhập khẩu nên không gặp nhiều hạn chế.

  1. Việc thành lập công ty trong lĩnh vực này như sau:

Thời gian thành lập công ty nhập khẩu khoảng 45 ngày làm việc tính từ khi nộp hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chúng tôi sẽ hỗ trợ Khách hàng làm các thủ tục như soạn thảo hồ sơ, thay mặt làm việc với cơ quan có thẩm quyền để xin giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký mẫu dấu và mã số thuế.

Chi phí là 4,000USD (chưa bao gồm 10% VAT, chi phí dịch thuật từ tiếng Anh sang tiếng Việt:10USD/100 từ). Chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết về điều kiện trong trường hợp Khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.

  1. Về vấn đề lương giám đốc thì đượ qui định như sau:

Lương giám đốc không được thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định của pháp luật Việt Nam, áp dụng đối với khu vực 1 – Hà Nội: 3,100,000VNĐ. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế như sau: Người sử dụng lao động đóng 22% và người lao động đóng 10.05%.

Biểu thuế lũi tiến thu nhập cá nhân như sau:

Đến 5 triệu đồng: 5%;

Trên 5 triệu đến 10 triệu: 10%

Trên 10 triệu đến 18 triệu: 15%

Trên 18 triệu đến 32 triệu: 20%

Trên 32 triệu đến 52 triệu: 25%

Trên 52 triệu đến 80 triệu: 30%

Trên 80 triệu: 30%

» Chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước Việt Nam

» Tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Vấn đề doanh nghiệp đầu tư vào dự án xã hội hóa

doanh nghiệp đầu tư vào dự án xã hội hóa

Về các chủ trương đầu tư, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch công ty luật SB LAW đã có phần trao đổi với phóng viên VITV về vấn đề này như sau:

Theo Quyết định số 131/2009/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn, Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, dạy nghề, văn hoá, thể thao, môi trường;

Doanh nghiệp A là 1 trong 10 DN nằm trong diện được xem xét ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo chủ trương xã hội hóa. Dự án cung cấp nước sạch tại Huyện Đan Phượng của doanh nghiệp A, Doanh nghiệp này đã nhận lại công trình do 2 chủ đầu tư cũ không thực hiện được đó là UBND huyện Đan Phượng và công ty cấp nước II của Hà Đông bàn giao lại với số vốn đầu tư ban đầu khoảng khoảng 7 tỷ 400 triệu đồng. Và đến nay đầu tư mở rộng với số vốn tăng lên 20 tỷ đồng. Tuy nhiên sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng thì đến nay doanh nghiệp vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận đầu tư để được hưởng ưu đãi thuế. Và ngoài ra DN thiếu nhiều giấy tờ liên quan.

Phóng viên hỏi:

Thưa ông, hiện nay việc cấp giấy chứng nhận đầu tư một dự án cung cấp nước sạch cần những yêu cầu và thủ tục gì?

Luật sư trả lời:

Để được cấp GCN Đầu tư nói chung cũng như đối với dự án nước sạch nói riêng, chủ đầu tư phải giải trình được năng lực của mình đáp ứng được những điều kiện luật định để thực hiện dự án đó.

Những điều kiện đó là:

  • Dự án phải theo quy hoạch và đảm bảo các tiêu chí về quy mô, tiêu chuẩn theo quy định nhằm nâng cao đời sống cộng đồng dân cư. Cụ thể là: địa điểm thực hiện dự án phải tuân theo quy hoạch cấp nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ đầu tư phải đánh giá, lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và quy mô công suất, xác định tổng mức đầu tư của dự án phải được xem xét một cách đồng bộ với chi phí quản lý, vận hành để bảo đảm hiệu quả kinh tế tổng hợp của dự án.
  • Phải có phương án tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ, chuyển giao công nghệ; có năng lực quản lý khai thác và cam kết cung cấp dịch vụ nước sạch phục vụ cho cộng đồng dân cư. Cụ thể như: Phương án giá nước sạch phải được tính toán phù hợp với điều kiện cụ thể của các nguồn vốn của dự án; Đánh giá thực thực trạng mức sống, khả năng và sự sẵn sang đấu nối, thực hiện nghĩa vụ chi trả tiền nước của người dân khu vực dự án.
  • Đối với dự án xây dựng công trình cấp nước có quy mô lớn phải có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Xây dựng trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cụ thể là: các dự án đầu tư xây dung công trình cấp nước có quy mô công suất từ 30.000m3/ngày trở lên đối với đô thị loại đặc biệt và 10.000m3/ngày trở lên đối với các đô thị còn lại.

Do vậy, theo quan điểm của tôi, việc doanh nghiệp A trong tình huống này chưa xin được Giấy chứng nhận đầu tư là bởi chủ đầu tư chưa cung cấp đầy đủ giấy tờ để chứng minh năng lực của mình trong việc thỏa mãn các điều kiện cho việc cung cấp nước sạch như đã nêu trên.

PV: Để tháo gỡ khó khăn cho DN, nghị quyết 69 của chính phủ quy định riêng cho xã hội hóa tuy nhiên trong các tiêu chí để các DN thực hiện xã hội hóa có những quy định cụ thể, mà thật sự để đáp ứng các tiêu chuẩn này tương đối khó.

Ví dụ: Theo quyết định số 1466 của thủ tướng chính phủ ký ngày 10/10/2008, qui định danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí, qui mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực GD, YT, VH, TT và Môi trường thì DN phải đáp ứng các điều kiện: qui mô; giấy chứng nhận đầu tư, giấy cấp đất, giấy xác định tài sản dự án đầu tư;… Quan điểm của ông về những qui định tiêu chí này?

Luật sư trả lời:

Tôi cho rằng việc đưa ra những điều kiện cụ thể để các cơ sở bắt buộc đáp ứng mới được hưởng chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa là điều cần thiết để nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với sự phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, môi trường.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia cũng như từ phía đối tượng áp dụng các chính sách này, thì có một số tiêu chuẩn chưa có tính khả thi. Ví dụ:

  • Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì thu nhập của DN từ thực hiện hoạt động xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo… được hưởng mức thuế suất ưu đãi 10%. Nhưng để được hưởng mức ưu đãi này, thì một trong các điều kiện các trường đại học dân lập phải đáp ứng là diện tích tối thiểu phải đạt 55 m2/sinh viên. Quy định này là quá cao, ngay cả các trường đại học công lập với đông sinh viên như trường đại học Luật Hà Nội, hay trường đại học Xây dựng cũng khó đạt được tiêu chuẩn này. Và như vậy thì lại không được hưởng ưu đãi về thuế.
  • Hoặc quy định về điều kiện miễn giảm thuế đối với cơ sở giáo dục mầm non. Cụ thể, theo quy định, để cơ sở giáo dục mầm non được áp dụng chính sách miễn giảm thuế, thì phải đáp ứng quy mô hoạt động tối thiểu từ 100 học sinh/cơ sở, đồng thời diện tích đất bình quân tối thiểu phải đạt 8m²/học sinh. Theo đó, được hiểu rằng, cơ sở mầm non ngoài công lập phải có diện tích ít nhất là 800m². Điều này là rất khó đạt được đối với thực trạng đông dân cư như ở Hà Nội hiện nay.

Do vậy, đối với những tiêu chuẩn chưa mang tính khả thi này cần được sửa đổi, bổ sung kịp thời đảm bảo phù hợp với thực tiễn, nếu không, quy định sẽ luôn chỉ nằm trên giấy, và sự ưu đãi của nhà nước đối với DN xã hội hóa chỉ luôn là lý thuyết.

Phóng viên hỏi: Hiện nay sẽ phải đợi có những sửa đổi về tiêu chuẩn trong xã hội hóa cụ thể là những sửa đổi trong quyết định 1466 về những tiêu chí xã hội hóa thì DN cần phải làm những gì về thủ tục, giấy tờ để có thể sớm được hưởng những ưu đãi này thưa ông?

Luật sư trả lời: Trước khi Quyết định 1466 được sửa đổi thì QĐ này vẫn đang có hiệu lực thi hành. Do vậy, DN muốn hưởng ưu đãi thì bắt buộc phải đáp ứng được các tiêu chuẩn do QĐ này đưa ra, mặc dù theo đánh giá của tôi thì nhiều tiêu chí không khả thi như tôi đã nêu ở trên.

Tuy vậy, tôi cho rằng DN xã hội hóa nên có động thái gửi văn bản kiến nghị đến cơ quan ban hành để được xem xét cho phù hợp, hoặc đó cũng là căn cứ để cơ quan ban hành cân nhắc việc sửa đổi các tiêu chí này đảm bảo sự phù hợp với thực tế của các DN.

» Quy trình thành lập công ty tư vấn du học

» Tư vấn Dự án đầu tư

Vấn đề chỉ số nộp thuế của Việt Nam

chỉ số nộp thuế của Việt Nam

Về vấn đề chỉ số nộp thuế của Việt Nam, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW đã có phần trả lời kênh VITV về vấn đề này như sau:

PV: Thưa ông, Theo đánh giá của ngân hàng thế giới chỉ số môi trường kinh doanh bị trễ mất 2 năm. Cho nên những đóng góp của chúng ta đây nếu ghi nhận thì ghi nhận vào năm sau.

Theo Báo cáo môi trường kinh doanh 2015 cập nhật của World Bank đưa ra sau khi thay đổi phương pháp tính toán, Việt Nam đã tụt 6 bậc về chỉ số môi trường kinh doanh thuận lợi. Trong đó, chỉ số nộp thuế năm 2014 của Việt Nam giảm 22 bậc, xuống còn 171.

Ông đánh giá như thế nào về con số này?

Luật sư trả lời:

Theo Báo cáo môi trường kinh doanh cập nhật 2015 do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 15/1/2015 thì chỉ số nộp thuế của VN bị tụt 22 bậc, xuống đứng thứ 171 trên thế giới.

Lý do chính là số giờ nộp, làm thủ tục về thuế và bảo hiểm xã hội của VN lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Không những thế, tổng thuế suất mà doanh nghiệp phải nộp cũng cao hơn mức trung bình của ASEAN.

Cụ thể, doanh nghiệp VN phải mất 40,8% lợi nhuận để nộp thuế trong khi mức trung bình của ASEAN chỉ là 31,4%. Ngoài ra, VN đang là nước có số giờ nộp thuế (cả bảo hiểm xã hội) lớn nhất Đông Nam Á với 872 giờ nộp thuế (đây là số liệu cập nhật giữa năm 2014).

Với thứ hạng bị tụt xuống 22 bậc, VN đã đánh mất lợi thế cạnh tranh về môi trường kinh doanh thuận lợi hơn so với trước đây. Cũng theo thông tin tôi được biết thì Tổng Cục Thuế đang đề nghị WB xem xét lại cơ sở dữ liệu của mình. Đại diện của Tổng Cục Thuế đã tỏ ra rất bất ngờ với xếp hạng của WB về chỉ số thuế của VN. Vì xếp hạng này có ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Trong năm 2014, Chính phủ và Tổng Cục Thuế đã rất nỗ lực trong việc cải cách các thủ tục hành chính về thuế, đã giảm được 370 giờ nộp thuế như công bố vào cuối năm 2014. Chính vì vậy mà xếp hạng của WB cho VN đứng thứ 171 trên 189 quốc gia được khảo sát khiến dư luận cũng như Tổng Cục Thuế hết sức ngỡ ngàng. Theo nguồn tin mà Báo Điện tử VTV đưa ngày 17/1/2015 thì bà Wendy Werner, Giám đốc Phụ trách Thương mại khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, Nhóm Ngân hàng Thế giới cho biết: “báo cáo về môi trường kinh doanh được công bố không bao gồm những gì đã diễn ra trong một năm bình thường theo lịch, đặc biệt đối với thuế, chúng tôi phải lấy những dữ liệu về thuế của các doanh nghiệp trong năm trước đó. Chính vì thế, có một số sự khuyết về mặt thời gian trong cách tính chỉ số thuế trong báo cáo. Báo cáo này không bao gồm những cải cách về thuế mà Việt Nam đã làm trong năm 2014. Việt Nam đang đi đúng hướng trong một số cải cách thuế của mình. Những cải cách này sẽ đưa vào báo cáo tiếp theo”. Như vậy, chúng ta có thể hy vọng vào xếp hạng của WB đối với VN trong các báo cáo tiếp theo.

PV: Theo đánh giá những tiêu thức mới và cách tiếp cận mà WB thay đổi trong phương pháp tính thuế, cụ thể sắp tới WB tính đến thủ tục hoàn thuế GTGT và thanh tra thuế cần phải đưa vào chỉ số nộp thuế của VN.

Quan điểm của ông?

Luật sư trả lời: Theo đánh giá của tôi cũng như theo nhận định của các chuyên gia thì khi WB đưa thêm tiêu thức về thủ tục hoàn thuế GTGT và thanh tra thuế vào để đánh giá chỉ số nộp thuế của VN thì có thể VN sẽ bị tụt tiếp 2 hạng nữa, thành thứ hạng 173 trên 189 quốc gia được khảo sát.

Càng đưa thêm nhiều tiêu thức thì tổng thời gian dành cho việc thực hiện nghĩa vụ liên quan đến thuế của Doanh nghiệp càng dài hơn, cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy vậy, theo quan điểm của tôi thì việc WB đưa thêm tiêu thức như trên về thuế để đánh giá về môi trường kinh doanh thuận lợi của VN cũng là cần thiết. Nó sẽ tạo áp lực cho Chính phủ và ngành Thuế Việt Nam phải nỗ lực hơn nữa trong việc cải cách triệt để các thủ tục hành chính về thuế, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong thực hiện hoạt động kinh doanh.

Hiện nay, rào cản về thuế vẫn được coi là một rào cản lớn, thậm chí lớn nhất đối với thu hút đầu tư nước ngoài vào VN.

Quy định về chuyển nhượng cổ phần luật doanh nghiệp

Quy định về chuyển nhượng cổ phần

Quy định về chuyển nhượng cổ phần trong luật doanh nghiệp mới

Trong chương trình VITV, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch công ty Luật SBLAW đã có phần trao đổi về quy định về chuyển nhượng cổ phần trong luật doanh nghiệp mới.

Phóng viên: Về quyền dự họp ĐHCĐ, điều 140 luật DN mới có quy định đối với trường hợp cổ phần được chuyển nhượng trong thời gian từ ngày lập xong danh sách cổ đông đến ngày khai mạc họp ĐHCĐ thì người nhận chuyển nhượng có quyền dự họp ĐHCĐ thay thế cho người chuyển nhượng đối với số cổ phần đã chuyển nhượng, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác. Ông đánh giá như thế nào về quy định mới này (trước đây phải nắm giữ cổ phiếu 6 tháng trở lên)? Ưu điểm và nhược điểm?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà:

Điều 140 Luật DN mới quy định về việc thực hiện Quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông của cổ đông trong Công ty cổ phần, trong đó đề cập đến các hình thức để cổ đông thực hiện quyền dự họp của mình. Cụ thể là: (i) tự mình, trực tiếp đến họp tại Đại hội và biểu quyết; hoặc (ii) Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác (ii); hoặc (iii) Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử; hoặc “iv) ủy quyền cho người khác thay mình đến tham dự và biểu quyết tại Đại hội.

Còn Điều 126 và Điều 137 mới đề cập đến nội dung mà bạn đang hỏi, cụ thể là trường hợp chuyển nhượng cổ phần có quyền biểu quyết trong khoảng thời gian tính từ ngày lập xong danh sách cổ đông đến ngày khai mạc Đại hội thì người nhận chuyển nhượng cổ phần sẽ dự họp hay người đã chuyển nhượng cổ phần sẽ vẫn có quyền đến họp? Tôi hiểu ý câu hỏi của bạn là như vậy.

Căn cứ vào Điều 126 Khoản 7 và Điều 137 thì Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập dựa trên sổ đăng ký cổ đông của công ty và nó được lập không sớm hơn 05 ngày trước ngày gửi giấy mời họp Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn. Người nhận cổ phần trong các trường hợp quy định tại Điều này chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 121 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.

Như vậy, so với Luật Doanh nghiệp 2005 thì Luật Doanh nghiệp mới không quy định cổ đông phải nắm giữ một tỷ lệ cổ phần trong thời hạn liên tục 6 tháng trở lên mới được dự Đại hội.

Xét về ưu điểm thì tôi đánh giá quy định này đã góp phần tích cực bảo vệ các cổ đông nhỏ, là một bước tiến so với Luật Doanh nghiệp năm 2005 và đã giải tỏa được nỗi bức xúc của các cổ đông nhỏ trong nhiều năm qua. Đặc biệt là trong trường hợp mua bán, sáp nhập doanh nghiệp và thôn tính doanh nghiệp, thì quy định này đảm bảo sự công bằng giữa các cổ đông là đều được nói lên tiếng nói nhân danh đồng vốn mình bỏ ra, mặc dù quyết định cuối cùng vẫn phụ thuộc và đa số phiếu.

Xét về mặt nhược điểm thì có lẽ nổi bật nhất sẽ là làm tăng chi phí tổ chức mỗi kỳ Đại hội trong trường hợp một công ty có quá nhiều cổ đông với tỷ lệ sở hữu cổ phần nhỏ lẻ.

Tuy nhiên, với các hình thức họp Đại hội tiên tiến mà Luật Doanh nghiệp mới đã quy định thì nhược điểm nêu trên hoàn toàn có thể khắc phục được khi công ty ứng dụng công nghệ hiện đại vào việc quản lý và hoạt động.

PV: Một trong những điểm mới của Luật DN 2014 là cho phép cổ đông, nhóm cổ đông có quyền yêu cầu tòa án hoặc trọng tài xem xét, hủy bỏ quyết định hoặc một phần nội dung quyết định của ĐHCĐ trong trường hợp trình tự, thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của ĐHCĐ không thực hiện đúng theo quy định của Luật và Điều lệ công ty. Ông đánh giá như thế nào về quy định mới này

​ Luật sư Nguyễn Thanh Hà:

Quy định này không mới, nó đã có từ Luật Doanh nghiệp năm 2005 và đến Luật Doanh nghiệp mới này vẫn được kế thừa.

Quy định này được đánh giá là một hành lang pháp lý bảo vệ quyền lợi của các cổ đông, cũng như đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của công ty cổ phần, trong đó Điều lệ của Công ty được coi như văn bản nội bộ có giá trị pháp lý cao nhất của công ty.

Quy định này sẽ góp phần giảm các vụ kiện tụng giữa các cổ đông hoặc giữa cổ đông với công ty cổ phần đã diễn ra không kém phần sôi động trong thời gian qua.

Đóng góp ý kiến cho bộ luật dân sự

Công ty Luật có bài viết đóng góp ý kiến cho Bộ luật dân sự trên báo An Ninh Thủ Đô, chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung bài viết này:

Trong xu thế hội nhập hiện nay, để luật hóa các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới nhiều đạo luật, trong đó, đạo luật cơ bản, gốc và có phạm vi điều chỉnh rộng nhất là Bộ luật Dân sự rất được chú trọng. Vì tính phổ cập rộng rãi của đạo luật này mà nhà lập pháp rất chú trọng đến việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân – đối tượng áp dụng của Bộ luật.

Trong thực tiễn hành nghề luật sư, Công ty Luật SB (SBLaw) cũng như cá nhân tôi là Luật sư trực tiếp tham gia tư vấn cũng như bảo vệ trước Tòa án cho quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng là đương sự trong các vụ án, vụ việc, tôi có một số ý kiến đóng góp như sau:

  1. Chế định Hợp đồng:

Thực tiễn áp dụng cho thấy quy định về hợp đồng trong BLDS năm 2005 vừa thừa lại vừa thiếu, khiến việc áp dụng trở nên khó khăn. Cụ thể là có những quy định lại quá cụ thể, có những quy định lại quá chung chung, khiến người soạn thảo khó áp dụng. Trong khi đó, để có hiệu lực thì Bộ luật quy định là hợp đồng phải đáp ứng được những nội dung cơ bản mà Bộ luật quy định.

Vì vậy, tôi kiến nghị rằng Bộ Luật chỉ đề cập đến khung của hợp đồng dân sự nói chung. Phù hợp với lĩnh vực của Luật nào (ví dụ như Luật đất đai, Luật nhà ở, …) thì để Luật đó quy định chi tiết.

  1. Quy định về hụi, họ,biêu, phường.

BLDS năm 2005 đã có quy định về vấn đề này, thành mục 4 về Hợp đồng vay tài sản, cụ thể tại:

Điều 479. Họ, hụi, biêu, phường

  1. Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là một hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thoả thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.
  2. Hình thức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.
  3. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi”.

Thực tế hiện tượng này diễn ra rất rôm rả, thậm chí còn có những ý tưởng đưa hụi, họ lên trang thương mại điện tử. Tuy nhiên, giống như một hình thức dân gian nhưng không được quản lý chặt bằng khung pháp lý, nên đã xảy ra nhiều vụ “vỡ hụi” khiến nhiều người tham gia đã mất trắng tài sản, người “ôm” hụi bỏ trốn để bị xử lý hình sự về tội lừa đảo.

Trước thực tế đó, tôi kiến nghị nên quy định khung pháp luật cho vấn đề này trong Bộ luật. Đồng thời, cần các văn bản dưới luật quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện, cũng như đảm bảo sự quản lý của các cơ quan chức năng để quy định của pháp luật sống được trên thực tế.

  1. Chế định về quyền sở hữu

Theo quy định của pháp luật hiện nay đối với việc sở hữu các tài sản phải đăng ký thì chừng nào bên mua hoàn thành nghĩa vụ đăng ký với nhà nước mới được thừa nhận quyền sở hữu đầy đủ và trọn vẹn. Quy định đó đã khiến nhiều trường hợp tranh chấp xảy rất khó giải quyết, hoặc thiệt thòi cho bên mua tài sản, vì nghĩa vụ trả tiền thì họ đã thực hiện xong. Cụ thể là trong các giao dịch mua bán nhà, quyền sử dụng đất.

Vì vậy, tôi kiến nghị Bộ luật quy định rõ thời điểm phát sinh quyền sở hữu đối với bên nhận chuyển quyền là khi bên bán đã nhận thanh toán đủ và tài sản đã được bàn giao sang cho bên mua quản lý.

Tôi mong rằng một số ý kiến đóng góp của tôi, cùng với ý kiến đóng góp của nhiều chuyên gia luật, cũng như toàn dân sẽ góp phần hữu ích cho các nhà lập pháp ban hành đạo luật cơ bản phù hợp với thực tế.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch công ty Luật SBLAW

» Bộ luật dân sự 2015

» Vật quyền, quyền được thực hiện trực tiếp trên vật

“Bút phê” Không giá trị pháp lý nhưng… thừa quyền lực

Bút phê

Chuyện cấp trên “bút phê” vào văn bản chuyển cho cấp dưới vốn không phải là chuyện lạ. Dù những dòng “bút phê” này không có giá trị pháp lý, song đối với cấp dưới nó chẳng khác nào mệnh lệnh bắt buộc phải thi hành.

Đau đầu vì… “bút phê”

Vừa qua, câu chuyện về một Thứ trưởng  “bút phê” vào đơn của một đơn vị xin tham gia thực hiện các gói thầu được đưa ra công khai khiến dư luận rất  quan tâm. Ngay sau đó, lãnh đạo Bộ này đã khẳng định “bút phê” không phải là căn cứ ưu tiên trong việc chỉ định thầu, xét thầu, lựa chọn nhà thầu, lựa chọn nhà đầu tư….

Trong các cơ quan Nhà nước hiện nay, việc “bút phê” diễn ra khá phổ biến, trong đó phần lớn là “bút phê” trên các văn bản hành chính, văn bản đề nghị xin ý kiến hoặc báo cáo của cấp dưới. Sau khi nhận và xem xét các văn bản này, cấp trên nêu rõ quan điểm chỉ đạo của bản thân, cách xử lý. Nếu thấy văn bản không thuộc thẩm quyền của mình, lãnh đạo sẽ phê chuyển đến phòng, ban khác. Bên cạnh đó còn có “bút phê” trên các loại giấy tờ được coi là “nhạy cảm”. Đó là “bút phê” kèm chữ ký của lãnh đạo trên đơn xin dự thầu công trình, đơn xin việc, đơn xin chuyển công tác, đơn xin học cho con… Dù không có tính pháp lý nhưng giá trị của loại “bút phê” này rất lớn.

Chị Nguyễn Thanh Nga, nhân viên ngân hàng chia sẻ, 2 năm trước, khi cậu con trai lớn của chị vào lớp 1, do muốn xin cho con vào trường điểm trái tuyến nên chị Nga phải tìm kiếm mọi mối quan hệ. Sau khi phát hiện ông anh rể có quen biết với một lãnh đạo quận mà trường này trực thuộc, chị Nga đã được “hướng dẫn” làm đơn, sau đó nhờ cậy ông anh “xin” bằng được “bút phê” của vị lãnh đạo trên vào lá đơn. Nhờ vậy mà con chị Nga đã được vào học tại ngôi trường mơ ước.

Thông thường, ở những loại giấy tờ trên, người có chức vụ, quyền hạn dù chỉ “bút phê” chung chung, kiểu như “nhà trường xem xét”, “phòng/ban A lưu ý”…, nhưng đằng sau nó mang đầy tính chất mệnh lệnh quyền lực. Do vậy, hầu hết những người dưới quyền khi thấy “bút phê” đều mặc định đó là ý chí của cấp trên và tuyệt đối tuân thủ.

Nguyên Hiệu trưởng một trường công lập tại Hà Nội (xin được giấu tên) chia sẻ, do phụ trách trường điểm nên trong thời gian công tác, đầu năm học nào bà cũng nhận được hàng chục “thư tay”,  đơn xin học có “bút phê” của lãnh đạo cấp trên. Hầu hết các trường hợp này đều là học sinh trái tuyến nhưng lại muốn vào lớp chất lượng cao nên đã gây áp lực rất lớn cho Ban Giám hiệu. “Bút phê chỉ được ghi theo kiểu “chuyển đồng chí Hiệu trưởng xem xét, giải quyết” nhưng chúng tôi phải coi đó là mệnh lệnh buộc phải thực hiện. Thú thực, mỗi khi nhận được các bút phê kiểu này, tôi vô cùng mệt mỏi, từ chối thì không thể mà giải quyết hết thì rất khó. Đây cũng là nguyên nhân phát sinh nhiều khiếu nại, khiếu kiện của phụ huynh học sinh vào đầu năm học” – vị này tâm sự.

Không có giá trị pháp lý
Do “bút phê” vô cùng lợi hại nên tình trạng “chạy bút phê” ngày càng phổ biến. Để có được “bút phê” của lãnh đạo, người ta không ngần ngại bỏ ra một số tiền lớn, huy động mọi mối quan hệ, thậm chí còn làm giả “bút phê” và chữ ký của người có chức, có quyền. Cách đây không lâu, tại Đà Nẵng đã phát hiện một số đối tượng giả “bút phê” và chữ ký của 1 lãnh đạo thành phố để gây áp lực với các BQL dự án nhằm mục đích trục lợi, từ nộp tiền đến nhận đất tái định cư. Tại Hà Nội, TAND TP cũng từng  mở phiên tòa xét xử bị cáo Triệu Tài Lâm (trú tại đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) về hành vi giả mạo chữ ký của 1 lãnh đạo TP và một số lãnh đạo các bộ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tại phiên tòa, Lâm khai nhận đã làm quen với ông T.Q.H, giám đốc một doanh nghiệp. Biết ông H có khả năng huy động vốn đầu tư vào các dự án, Lâm đã gặp ông H và đề cập khả năng xin được dự án đầu tư khu du lịch. Sau khi ông H có “Đơn xin đầu tư” gửi bị cáo, Lâm đã mạo danh một lãnh đạo TP Hà Nội “bút phê” và ký tên vào góc đơn với nội dung: “Đồng ý theo đề nghị của Công ty”… Với hành vi phạm tội của mình, Nguyễn Tài Lâm đã bị HĐXX  tuyên phạt 7 năm tù giam.

Liên quan đến giá trị pháp lý của “bút phê”, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Giám đốc Công ty Luật S&B phân tích, “bút phê” của lãnh đạo là hướng xử lý văn bản đó, có thể là nêu cách giải quyết, đơn vị cấp dưới có trách nhiệm thực hiện. Điều này cũng có nghĩa là họ đã đọc, xem văn bản đó. “Bút phê” không có mẫu chung thống nhất, cũng không có giá trị pháp lý, chỉ mang tính nội bộ. Việc giải quyết công việc liên quan của các đơn vị này phải căn cứ vào quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, luật hiện hành cũng chưa có quy định về “bút phê”.

Tuy vậy, để hạn chế tình trạng “bút phê” tràn lan, bừa bãi như hiện nay, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc, trên cơ sở thượng tôn pháp luật, các cơ quan cấp trên cần quy định rõ chức năng, quyền hạn của đơn vị cấp dưới, người đứng đầu đơn vị đó và nên chăng mỗi đơn vị bằng nội quy, quy chế của mình phải làm rõ “bút phê” có giá trị đến đâu, trong trường hợp nào thì được “bút phê”… Điều quan trọng nhất là cấp dưới được giao nhiệm vụ không nên căn cứ, phụ thuộc quá nhiều vào “bút phê” mà phải tham mưu cho lãnh đạo, giải quyết công việc theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về ý kiến, quyết định của mình.

Theo anninhthudo.vn

» Con dấu chữ ký có trị pháp lý hay không?

» Quy định về ban quản trị nhà chung cư

Những điểm mới luật công chứng 2014

  1. Phạm vi công chứng của công chứng viên được mở rộng. Qua đó, ngoài việc chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, Luật công chứng 2014 cho phép các công chứng viên chứng nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Thêm vào đó công chứng viên được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.
  1. Siết chặt quản lý hoạt động của công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng bằng các quy định sau:
  • Nghiêm cấm công chứng cho các trường hợp mà mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác.
  • Nghiêm cấm từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng; gây sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng.
  • Nghiêm cấm nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được xác định; nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức có liên quan.
  • Không được phép ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình; cấu kết, thông đồng với người yêu cầu công chứng và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng, hồ sơ công chứng.
  • Cấm những hành vi gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức mình trong việc hành nghề công chứng.
  • Cấm các hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình.
  • Nghiêm cấm tổ chức hành nghề công chứng mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký.
  • Công chứng viên không được phép đồng thời hành nghề tại hai tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác.
  • Công chứng viên không được phép tham gia quản lý doanh nghiệp ngoài tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện hoạt động môi giới, đại lý; tham gia chia lợi nhuận trong hợp đồng, giao dịch mà mình nhận công chứng.
  1. Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên, Luật Công chứng 2014 quy định chặt chẽ hơn về tiêu chuẩn công chứng viên:
  • Tăng thời gian của khóa đào tạo nghề công chứng là 12 tháng (trước kia là 06 tháng)
  • Đối với những diện được miễn đào tạo nghề công chứng phải là người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên; Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên; Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật; Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
  • Những đối tượng thuộc diện trên còn phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Thời gian bồi dưỡng nghề công chứng là 03 tháng. Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.
  • Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng. Trước đây những đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng được miễn tham gia khóa tập sự hành nghề. Có thể thấy quy định cũ về tiêu chuẩn trở thành công chứng viên còn nhiều điểm bất cập. Luật công chứng 2014 sửa đổi đã kịp thời điều chỉnh những vấn đề thiếu sót còn tồn tại của Luật công chứng 2006.
  1. Cho phép Phòng công chứng chuyển đổi thành Văn Phòng công chứng trong trường hợp không cần thiết duy trì phòng công chứng. Sở tư pháp sẽ lập đề án chuyển đổi và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp không có khả năng chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng thì Sở Tư pháp lập đề án giải thể Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Phòng công chứng chỉ được giải thể sau khi thanh toán xong các khoản nợ, làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với người lao động, thực hiện xong các yêu cầu công chứng đã tiếp nhận.
  1. Theo quy định cũ, Văn phòng công chứng có thể do 1 công chứng viên thành lập được tổ chức và hoạt động giống doanh nghiệp tư nhân hoặc do 2 công chứng viên trở lên thành lập được tổ chức và hoạt động theo giống công ty hợp danh. Đến Luật công chứng 2014, Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên và không có thành viên góp vốn. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
  1. Đối với hoạt động hợp nhất, sáp nhập Văn phòng công chứng đều phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
    Hai Văn phòng công chứng trở lên có cùng trụ sở trong một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được phép hợp nhất thành một Văn phòng công chứng mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang Văn phòng công chứng được hợp nhất, đồng thời chấm dứt hoạt động của các Văn phòng công chứng bị hợp nhất.
    Một hoặc một số Văn phòng công chứng có thể sáp nhập vào một Văn phòng công chứng khác có trụ sở trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang Văn phòng công chứng nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt hoạt động của Văn phòng công chứng bị sáp nhập.
  1. Văn phòng công chứng được chuyển nhượng cho các công chứng viên khác. Văn phòng công chứng chỉ được chuyển nhượng khi đã hoạt động được ít nhất là 02 năm. Công chứng viên đã chuyển nhượng Văn phòng công chứng không được phép tham gia thành lập Văn phòng công chứng mới trong thời hạn 05 năm kể từ ngày chuyển nhượng. Hoạt động chuyển nhượng phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định

Điều kiện để công chứng viên được nhận chuyển nhượng Văn phòng công chứng:

  • Đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên đối với người dự kiến sẽ tiếp quản vị trí Trưởng Văn phòng công chứng.
  • Cam kết hành nghề tại Văn phòng công chứng mà mình nhận chuyển nhượng.
  • Cam kết kế thừa quyền và nghĩa vụ của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng.
  1. Vấn đề bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên đã được nhắc đến trong Luật công chứn 2014. Đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc và việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên phải được duy trì trong suốt thời gian hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng.
  1. Để nâng cao chất lượng chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm và bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ của công chứng viên Luật cho phép thành lập tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên ở cấp trung ương và cấp tỉnh và là tổ chức tự quản. Hoạt động chủ yếu của tổ chức là ban hành quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật về công chứng, quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; tham gia cùng cơ quan nhà nước trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập sự hành nghề công chứng; tham gia ý kiến với cơ quan có thẩm quyền trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên, thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng, chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng và thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến hoạt động công chứng theo quy định của Chính phủ.
    Nhằm nâng cao chất lượng bản dịch có công chứng và thuận lợi trong việc yêu cầu bồi thường, Luật quy định việc dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện. Người phiên dịch phải ký vào từng trang của bản dịch trước khi công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch.

» Hủy bỏ hợp đồng công chứng có được không?

» Luật sư tư vấn luật dân sự

Quy định mới về thanh toán bằng tiền mặt

Chính phủ đã ban hành Nghị định 222/2013/NĐ-CP quy định về thanh toán bằng tiền mặt và quản lý nhà nước về thanh toán bằng tiền mặt trong một số giao dịch thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam, có hiệu lực kể từ 1/3/2014.

Nội dung Nghị định quy định như sau:

Nghị định đưa ra khái niệm về tiền mặt như sau: tiền mặt là tiền giấy, tiền kim loại do NHNN phát hành;

Thanh toán bằng tiền mặt là việc tổ chức, cá nhân sử dụng tiền mặt để trực tiếp chi trả hoặc thực hiện các nghĩa vụ trả tiền khác trong các giao dịch thanh toán.

Dịch vụ tiền mặt là hoạt động của NHNN, TCTD, Kho bạc Nhà nước cung cấp cho khách hàng trong việc nộp, rút tiền mặt hoặc các dịch vụ khác liên quan đến tiền mặt.
Các tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch, trừ một số trường hợp được phép thanh toán bằng tiền mặt theo quy định của Bộ Tài chính hoặc NHNN.

Đối với các giao dịch chứng khoán, Nghị định quy định, tổ chức, cá nhân không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán. Tổ chức, cá nhân không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch chứng khoán đã đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán.

Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không phải TCTD không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.Các tổ chức tín dụng khi thực hiện giải ngân vốn bằng tiền mặt phải thực hiện theo quy định của NHNN.

Thông tư có hiệu lực kể từ 1/3/2014.

>> Không sử dụng tiền mặt khi thực hiện các giao dịch góp vốn

Bài viết mới