Home Blog Page 127

Công chứng di chúc tại phòng công chứng

Công chứng di chúc tại phòng công chứng. Người lập di chúc tự viết di chúc trước mặt Công chứng viên hoặc xuất trình bản di chúc mà do chính người đó đã viết sẵn. (Hai vợ chồng có thể lập chung di chúc). Người lập di chúc có thể tuyên bố nội dung di chúc để Công chứng viên ghi chép lại bằng máy vi tính. Sau đó người lập di chúc đọc lại hoặc nghe Công chứng viên đọc lại toàn văn di chúc…

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN & GIẤY TỜ CẦN BỔ SUNG

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

STT

TÊN GIẤY TỜ

SỐ LƯỢNG

QUY CÁCH

1

CMND + Hộ Khẩu của người để lại di chúc. 01 Bản chính + photo

2

CMND + Hộ Khẩu của người nhận di sản. 01 Bản chính + photo

3

Một trong các giấy tờ về tài sản của người để lại di chúc như:
– GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
– GCN quyền sử dụng đất;
– GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Sổ tiết kiệm;
– Cổ phiếu,
– Đăng ký xe ô tô,
– Xe mô tô và các giấy tờ có giá, các tài sản khác;
01 Bản chính + photo

4

Các giấy tờ về hộ tịch:
– Đăng ký kết hôn,
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
01 Bản chính + photo

5

Nội dung định đoạt tài sản của người để lại di chúc. 01

6

Giấy khám sức khỏe tại BV thể hiện tình trạng sức khỏe của người để lại di chúc. 01 Bản chính

Bước 2: Thực hiện HS tại Phòng Công Chứng

Người lập di chúc tự viết di chúc trước mặt Công chứng viên hoặc xuất trình bản di chúc mà do chính người đó đã viết sẵn. (Hai vợ chồng có thể lập chung di chúc).

Người lập di chúc có thể tuyên bố nội dung di chúc để Công chứng viên ghi chép lại bằng máy vi tính. Sau đó người lập di chúc đọc lại hoặc nghe Công chứng viên đọc lại toàn văn di chúc.

Trường hợp xuất trình bản di chúc đánh máy sẵn thì cần có người làm chứng. Công chứng viên sẽ kiểm tra tính chính xác và hợp pháp của nội dung di chúc. Nếu bản di chúc phù hợp với quy định của pháp luật thì Công chứng viên sẽ hướng dẫn ký (điểm chỉ) vào di chúc. Trường hợp bản di chúc không đạt yêu cầu, Công chứng viên sẽ sửa đổi, bổ sung.

* Ghi chú: Trường hợp người lập di chúc không tự đọc được, không nghe được hoặc không ký và điểm chỉ được thì phải có 2 người làm chứng.

* Người làm chứng phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: Đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luât, không có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến nội dung di chúc và không thuộc diện thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật đối với tài sản được định đoạt trong di chúc.

Sau khi bản Di chúc được người lập di chúc, ký tên, điểm chỉ vào từng trang của bản di chúc thì Công chứng viên ký công chứng Di chúc.

» Luật công chứng 2014

» Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức phí công chứng

Chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật

Chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật quy định tại bộ luật dân sự  2015, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản.Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống.

Tư vấn chia thừa kế theo di chúc và chia thừa kế theo pháp luật

1. chia thừa kế theo di chúc:

Phân chia di sản theo di chúc Điều 659 BLDS 2015
1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.

Về nguyên tắc, di sản thừa kế sẽ được phân chia theo ý chí của người để lại di chúc, trừ trường hợp quy định tại

Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc Điều 644 BLDS 2015
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

2. Chia thừa kế theo pháp luật:

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Những trường hợp thừa kế theo pháp luật Điều 650 BLDS 2015

  1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
  2. a) Không có di chúc;
  3. b) Di chúc không hợp pháp;
  4. c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  5. d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
  6. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
  7. a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
  8. b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
  9. c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Phân chia di sản theo pháp luật Điều 660 BLDS 2015.
1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

» Thủ tục khai nhận di sản thừa kế

» Tư vấn luật thừa kế

Tư vấn chia thừa kế theo quy định của pháp luật:

Mẫu đơn đăng ký mã số mã vạch

Mẫu đơn đăng ký mã số mã vạch
Mẫu đơn đăng ký mã số mã vạch

Mẫu đơn đăng ký mã số mã vạch. Mẫu đơn đăng ký mã số mã vạch mới nhất trong năm 2023 – 2024. Nhìn chung mẫu đơn đăng ký mã vạch luôn có sự thay đổi đề phù hợp với cải cách hành chính hiện nay theo hướng đơn giản, dễ kê khai cho doanh nghiệp đăng ký. Có bản mẫu đơn đăng ký mã vạch đính kèm phía dưới tạo để doanh nghiệp tải về kê khai ban hành theo Nghị định 13/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 132/2008/NĐ-CP, 74/2018/NĐ-CP. hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định 86/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đo lường.

Tư vấn mẫu đơn đăng ký mã số mã vạch

Mẫu đơn đăng ký mã số mã vạch yêu cầu phải sử dụng đúng với mẫu đã được quy định là mẫu mới nhất từ năm 2022. Trường hợp doanh nghiệp khi chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã số mã vạch dùng mẫu khác không đúng với yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bắt buộc phải từ chối không không nhận đơn.

Khi đăng ký mã số mã vạch, vấn đề mà các doanh nghiệp thường xuyên gặp phải chính là chuẩn bị hồ sơ đầy đủ đáp ứng những yêu cầu của pháp luật. Trong đó, việc tìm kiếm mẫu đơn đăng ký mã số mã vạch khiến doanh nghiệp khó khăn nhất. Bởi mẫu đơn này phải sử dụng đúng với mẫu đã quy định và đặc biệt không có một sai sót nào kể cả nhỏ nhất. cũng do nguyên nhân thay đổi nhiều mẫu nên người đăng ký không biết mẫu nào là đúng, dưới đây là mẫu đơn và hướng dẫn để doanh nghiệp sử dụng.

1. Bộ hồ sơ đăng ký mã số mã vạch bao gồm các loại giấy tờ

+ Đơn đăng ký sử dụng mã số mã vạch
+ Bản danh mục sản phẩm đăng ký mã số mã vạch
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ hoặc Quyết định thành lập
+ Phiếu biên nhận hồ sơ khi nộp hồ sơ (trực tiếp hoặc bằng điện tử)

Đối với mẫu đơn đăng ký và bản danh mục sản phẩm doanh nghiệp phải kê khai đầy đủ thông tin theo yêu cầu trong biểu mẫu để cơ quan nhà nước đối chiếu, cập nhật thông tin của doanh nghiệp đăng ký và phải kê khai đầy đủ, chính xác thì hồ sơ mới được tiếp nhận và xét duyệt.

2. Mẫu đơn đăng ký mã số mã vạch theo quy định từ ngày 15/03/2022

1 – Mẫu đơn đăng ký sử dụng mã số mã vạch
Download – tải: Đơn đăng ký sử dụng mã số mã vạch
2 – Mẫu danh mục sản phẩm cần đăng ký
Download – tải: Danh mục mã thương phẩm toàn cầu

Hình ảnh mẫu đơn đăng ký sự dụng mã số, mã vạch

Mẫu đơn đăng ký sự dụng mã số, mã vạch Mẫu đơn đăng ký mã số mã vạch
Mẫu đơn đăng ký sự dụng mã số, mã vạch
Trang 2 của mẫu đơn đăng ký sự dụng mã số, mã vạch Mẫu đơn đăng ký mã số mã vạch
Trang 2 của mẫu đơn đăng ký sự dụng mã số, mã vạch

Trong bộ hồ sơ đăng ký mã số mã vạch thì mẫu đơn đăng ký sử dụng là loại giấy tờ mà doanh nghiệp cần phải kê khai chính xác thông tin nhất. Không ít doanh nghiệp đã quyết định từ bỏ khi điền thông tin vào mẫu đơn đăng ký mã số mã vạch.
Do vậy, để giúp quý doanh nghiệp giải quyết khó khăn này, chúng tôi sẽ cung cấp những nội dung cơ bản trong đơn đăng ký mà doanh nghiệp sẽ phải hoàn thiện hồ sơ nhanh hơn rất nhiều. 

– Thông tin doanh nghiệp cung cấp:
+ Tên tổ chức: Bằng tiếng Anh, tiếng Việt
+ Địa chỉ: Bằng tiếng Anh, tiếng Việt
+ Thông tin liên hệ: Điện thoại, email, fax, tài khoản ngân hàng của tổ chức/doanh nghiệp
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập số:…., ngày cấp, cơ quan cấp
+ Lĩnh vực hoạt động (đánh dấu P vào các ô tương ứng): Sản xuất, Thương mại, Bán lẻ.

– Thông tin về sản phẩm cần đăng ký:
+ Liệt kê loại sản phẩm, dịch vụ đăng ký sử dụng
+ Chúng tôi xin đăng ký sử dụng loại mã: Chọn loại mã tương ứng với loại sản phẩm đã chọn ở phía trên.

– Thông tin về đại diện tổ chức/doanh nghiệp:
+ Đại diện theo thẩm quyền: Họ tên; Chức vụ; Điện thoại; Hòm thư điện tử
+ Người liên lạc chính: Họ tên; Chức vụ; Điện thoại; Hòm thư điện tử

Cam kết của tổ chức/doanh nghiệp (theo mẫu sẵn) và ký, đóng dấu theo quy định.

3. Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch cho quý khách

Với những doanh nghiệp cần dịch vụ để đăng ký mã số mã vạch tại cơ quan nhà nước có thể liên hệ với chúng tôi để được cung cấp một cách nhanh chóng nhất, các công việc chúng tôi thay mặt như:
+ Kê khai các thông tin một cách nhanh chóng và chính xác mẫu đơn đăng ký mã số mã vạch;
+ Giúp doanh nghiệp hoàn thiện toàn bộ bộ hồ sơ kể cả bản danh mục sản phẩm, phiếu biên nhận hồ sơ và các mẫu đơn cần thiết khác, dịch tiếng anh, tiếng việt cho quá trình đăng ký;
+ Cử chuyên viên đến trực tiếp cơ quan nhà nước nộp hồ sơ và đóng các lệ phí;
+ Nhận thông báo và điều chỉnh hồ sơ (nếu có);
+ Nhận kết quả từ cơ quan nhà nước và bàn giao lại khách hàng.

Nếu sử dụng dịch vụ của chúng tôi quý doanh nghiệp không phải lo lắng về việc chọn mẫu đơn đăng ký mã số mã vạch đã đúng chuẩn hay chưa, mã vạch có phù hợp không, có phát sinh pháp lý không?
Bởi với kinh nghiệm và sự am hiểu pháp luật về mã số mã vạch, chúng tôi sẽ giúp cho doanh nghiệp soạn thảo đơn đăng ký nhanh, được cơ quan nhà nước chấp nhận. Do đó, nếu quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm về đơn đăng ký mã số mã vạch nói riêng và thủ tục, dịch vụ nói chung, vui lòng liên hệ đến chúng tôi theo thông tin dưới đây.

» Thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm

» Hướng dẫn đăng ký mã số mã vạch sản phẩm

Dịch vụ soạn đơn, nộp đơn đăng ký, lấy mã số mã vạch cho khách hàng:

Hướng dẫn đăng ký mã số mã vạch sản phẩm hàng hóa

Hướng dẫn đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm hàng hóa. Sản phẩm lưu hành trên thị trường cần có mã số mã vạch để người tiêu dùng thấy được sự chuyên nghiệp của nhà cung cấp sản phẩm, nắm được mã số sản phẩm, hay nguồn gốc sản xuất cũng như mã số của công ty và các thông tin liên quan khác đến sản phẩm, để nâng cao uy tín của sản phẩm.

– Những văn bản quy định đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm
Căn cứ pháp lý:
+ 2373/2000/QĐ-BKHCNMT: Quyết định của Bộ trưởng Bộ KHCN và MT về việc quản lý mã số mã vạch
+ Quyết định số 45/2002/QĐ-TTg ngày 27/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ quy định nội dung quản lý nhà nước về mã số mã vạch.
+ Thông tư 88/2002/TT-BTC ngày 02/10/2002 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch.
+ Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc cấp và quản lý mã số mã vạch.
+ Thông tư số 36/2007/TT-BTC ngày 11/4/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 88/2002/TT-BTC ngày 02/10/2002 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch.

– Điều kiện để được đăng ký mã vạch mã số sản phẩm hàng hóa
+ Các doanh nghiệp cần phải gia nhập EAN Việt Nam
+ Các doanh nghiệp cần phải đóng phí giá nhập và phí hàng năm.
+ EAN sẽ cung cấp mã M cho các doanh nghiệp và hướng dẫn các doanh nghiệp lập mã hàng cho từng sản phẩm.

Việc đăng ký mã vạch hay mã sản phẩm cũng có tác dụng tương tự như đăng ký bảo hộ logo hàng hóa, đăng ký nhãn hiệu để được giúp doanh nghiệp tạo được thành công trong kinh doanh sản phẩm hàng hóa. Lựa chọn đăng ký mã vạch, mã số cho sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm, hành hóa của mình đi xuất khẩu hay bày bán tại những siêu thị, trung tâm thương mại được đúng với quy định.

– Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch
+ Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch
+ Bản sao công chứng Giấy phép đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thương mại hay bản sao Quyết định thành lập các tổ chức khác
+ Bản đăng ký danh mục các sản phẩm sử udngj mã GTIN
+ Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu GS1 Việt Nam
+ Danh sách các sản phẩm đăng ký mã số mã vạch

– Nộp hồ sơ đăng ký mã vạch, mã số ở đâu
Sau khi hoàn thành hồ sơ đăng ký, các doanh nghiệp, tổ chức có thể thực hiện nộp hồ sơ đăng ký tại:
Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam/ Chi cụ Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng dịch vụ đăng ký mã sỗ mã vạch số điện thoại: 0768236248 Chat Zalo để được tư vấn tốt nhất về cách đăng ký mã số, mã vạch cho sản phẩm, hàng hóa.

– Quy trình, thời gian đăng ký
Doanh nghiệp sẽ nhận được mã số, mã vạch cấp tạm thời sau 5 ngày
Và sau 01 tháng, doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng lý mã số mã vạch kể từ khi nhận được thông báo hợp lệ

» Thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm

Hãy gửi thông tin để làm thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm hàng hóa:

Mẫu giấy chứng nhận Mã số mã vạch cấp cho doanh nghiệp

Mẫu giấy chứng nhận Mã số mã vạch cấp cho doanh nghiệp
Mẫu giấy chứng nhận Mã số mã vạch cấp cho doanh nghiệp

Mẫu giấy chứng nhận Mã số mã vạch cấp cho doanh nghiệp. Sau khi doanh nghiệp nộp đơn đăng ký mã số mã vạch, nếu đơn không còn vướng mắc gì thì sau khoảng thời gian từ 2 đến 5 ngày làm việc cơ quan nhà nước sẽ cấp mã số mã vạch để sử dụng, sau một tháng thì doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận sử dụng mã số mã vạch.

Vậy thời gian để cấp giấy chứng nhận là hơn 1 tháng, sau đây là mẫu giấy chứng nhận sử dụng mã số mã vạch mà Luatsubaoho.com đã đăng ký thành công cho doanh nghiệp:

Mẫu giấy chứng nhận Mã số mã vạch cấp cho doanh nghiệp Mẫu giấy chứng nhận Mã số mã vạch cấp cho doanh nghiệp
Mẫu giấy chứng nhận Mã số mã vạch cấp cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp lưu lại giấy này để trình khi cơ quan kiểm tra hàng hàng yêu cầu.

Còn đây là mẫu mã vạch gắn lên sản phẩm của doanh nghiệp:

Mẫu mã vạch gắn lên sản phẩm của doanh nghiệp Mẫu giấy chứng nhận Mã số mã vạch cấp cho doanh nghiệp
Mẫu mã vạch gắn lên sản phẩm của doanh nghiệp

khách hàng dùng phần mềm quét mã vạch này để tìm hiểu thông tin của doanh nghiệp.

» Phần mềm quét mã vạch Scan and Check cho điện thoại

» Thủ tục đăng ký mã số mã vạch

Trên đây là mẫu giấy chứng nhận sử dụng mã số mã vạch mà Luatsubaoho.com đã đăng ký thành công cho doanh nghiệp, nếu quý khách cần sử dụng dịch vụ xin liên hệ:

Mã vạch là gì và có bao nhiêu loại mã vạch?

Mã vạch là gì và có bao nhiêu loại mã vạch. Mỗi loại Mã vạch được thiết kế chỉ để ứng dụng cho một đối tượng sản phẩm hàng hóa đặc thù nên không thể thống nhất thành một được, nên cần lự chọn loại mã vạch phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Mã vạch là gì và có bao nhiêu loại mã vạch, ứng dụng của từng loại mã vạch?

1. Mã vạch là gì?

Mã vạch còn gọi là Barcode theo định nghĩa là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin bằng một lọai ký hiệu gọi là ký mã vạch (Barcode symbology). Ký hiệu mã số mã vạch (gọi tắt là mã vạch) là 1 ký hiệu tổ hợp các khoảng trắng và vạch thẳng để biểu diễn các mẫu tự, ký hiệu và các con số. Sự thay đổi trong độ rộng của vạch và khoảng trắng biểu diễn thông tin số hay chữ số dưới dạng mà máy có thể đọc được.

Mã số mã vạch được thu nhận bằng một máy quét mã vạch, là một máy thu nhận hình ảnh của mã vạch in trên các bề mặt và chuyển thông tin chứa trong mã vạch đến máy tính hay các thiết bị cần thông tin này. Nó thường có một nguồn sáng kèm theo thấu kính, để hội tụ ánh sáng lên mã vạch, rồi thu ánh sáng phản xạ về một cảm quang chuyển hóa tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện. Ngoài ra, nhiều máy quét mã vạch còn có thêm mạch điện tử xử lý tín hiệu thu được từ cảm quang để chuyển thành tín hiệu phù hợp cho kết nối với máy tính.

2. Các loại mã vạch.

Hiện tại, Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam phân loại mã vạch thành hai loại cơ bản sau:

Các loại mã số GS1 gồm:

– Mã địa điểm toàn cầu GLN;

– Mã thương phẩm toàn cầu GTIN;

– Mã conenơ vận chuyển theo xêri SSCC;

– Mã toàn cầu phân định tài sản GRAI & GIAI;

– Mã toàn cầu phân định quan hệ dịch vụ GSRN;

– Mã toàn cầu phân định loại tài liệu GDTI và một số loại mã đặc thù khác;

Các loại mã vạch thể hiện các loại mã số GS1:

– Mã vạch thể hiện mã số thương phẩm toàn cầu: EAN 8, EAN 13, ITF 14;

– Mã vạch thể hiện các loại mã số khác là mã vạch GS1-128;

– Ngoài ra còn có mã giảm diện tích: databar, mã QR (loại mã mày doanh nghiệp tự tạo)

» Thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm

» Đăng ký mã vạch sản phẩm

Quý khách đang lựa chọn loại mã vạch sao cho phù hợp với doanh nghiệp của mình, xin vui lòng liên hệ để được tư vấn đăng ký loại mã vạch.

Thuê thám tử tư theo dõi, có bị coi là phạm pháp không?

Thuê thám tử tư theo dõi, có bị coi là phạm pháp không? Pháp luật chưa có khung pháp lý điều chỉnh cụ thể các hoạt động thám tử tư. Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực (ngày 01/07/2015), ngành nghề “kinh doanh dịch vụ thám tử tư” đã được đưa ra khỏi danh sách ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh. Theo đó, hiện nay việc kinh doanh dịch vụ thám tử tư là được phép. Trước đây, tại Nghị định 59/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại 2005 còn hiệu lực, Chính phủ đã có quy định: “cấm doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ và nhân viên của doanh nghiệp tiến hành các hoạt động vũ trang, hoạt động điều tra, thám tử tư dưới mọi hình thức“. Bên cạnh đó, Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp có cũng quy định tại khoản 1 Điều 7 cũng ghi nhận về việc cấm “kinh doanh dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.

Như vậy, tuy rằng pháp luật hiện nay không đưa ra luật định cấm hành vi theo dõi người khác nhưng hành vi theo dõi ấy phải đảm bảo trong khuôn khổ pháp luật cho phép, theo đó nó không xâm hại và ảnh hưởng đến quyền lợi, lợi ích của người bị theo dõi. Bởi, pháp luật ghi nhận và bảo vệ quyền bí mật đời tư của cá nhân trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật như:

Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định quyền về bí mật đời tư của công dân như sau:

“1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.”

Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rất rõ về quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, theo đó:

“1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ….”

Tại Điều 18 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cũng quy định về việc bảo vệ quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng: 

“Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng quy định tại Luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ”.

Trong hoạt động điều tra thám tử của mình, thám tử tư có thể thực hiện nhiều hoạt động bí mật của mình như chụp ảnh đối tượng, theo dõi hành vi, hành động của đối tượng. Tuy nhiên, khi thu thập được các chứng cứ này, bên phía công ty thám tử hay người yêu cầu điều tra sẽ hoàn toàn không được phép đăng tải bất cứ điều gì lên các trang mạng trực tuyến hoặc lên các trang báo nếu chưa được người bị theo dõi đồng ý. Nếu không, tất cả những hoạt động điều tra và tự ý đăng tải này sẽ bị quy trách nhiệm về việc vi phạm pháp luật. Cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ thám tử bất hợp pháp tùy theo mức độ và hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự như sau:

+ Trách nhiệm hành chính:

Việc dùng những thông tin thu thập được từ hoạt động thám tử mà xâm phạm bí mật đời tư, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì có thể bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 51 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

“Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với những hành vi “Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;”

+ Trách nhiệm hình sự:

Người có hành vi xâm phạm bí mật đời tư có thể bị xử lý về Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác (Điều 159 Bộ luật Hình sự 2015); Tội xâm phạm chỗ ở của người khác (Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015).

theo thuvienphapluat.vn

» Luật sư tư vấn luật hình sự

» Tư vấn tội đe dọa giết người

 

Thông tư 130/2016/TT-BTC hướng dẫn ND 100/2016 luật thuế và luật quản lý thuế và các TT về thuế

Thông tư 130/2016/TT-BTC hướng dẫn nghị định số 100/2016/nđ-cp ngày 01 tháng 7 năm 2016 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng, luật thuế tiêu thụ đặc biệt và luật quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các thông tư về thuế

BỘ TÀI CHÍNH
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 130/2016/TT-BTC

Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2016

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN NGHỊ ĐỊNH SỐ 100/2016/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG, LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT VÀ LUẬT QUẢN LÝ THUẾ VÀ SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỀU TẠI CÁC THÔNG TƯ VỀ THUẾ

Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 và Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;

Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 và Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng;

Căn cứ Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế;

Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và Luật số 32/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;

Căn cứ Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016  của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các Thông tư về thuế như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 và Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính) như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung Khoản 9 Điều 4 như sau:

“9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người bệnh, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật; vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế; xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh.

Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật bao gồm cả chăm sóc về y tế, dinh dưỡng và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho người cao tuổi, người khuyết tật.

Trường hợp trong gói dịch vụ chữa bệnh (theo quy định của Bộ Y tế) bao gồm cả sử dụng thuốc chữa bệnh thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh cũng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.”

b) Sửa đổi, bổ sung Khoản 16 Điều 4 như sau:

“16. Vận chuyển hành khách công cộng gồm vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện (bao gồm cả tàu điện) theo các tuyến trong nội tỉnh, trong đô thị và các tuyến lân cận ngoại tỉnh theo quy định của pháp luật về giao thông.”

c) Sửa đổi, bổ sung Khoản 23 Điều 4 như sau:

“23. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc đã chế biến thành sản phẩm khác nhưng tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản; sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản.

a) Tài nguyên, khoáng sản là tài nguyên, khoáng sản có nguồn gốc trong nước gồm: Khoáng sản kim loại; khoáng sản không kim loại; dầu thô; khí thiên nhiên; khí than.

b) Việc xác định tỷ trọng trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng trên giá thành được thực hiện theo công thức:

Tỷ trọng trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng trên giá thành sản xuất sản phẩm


=

Trị giá tài nguyên, khoáng sản + chi phí năng lượng


x 100%

Tổng giá thành sản xuất sản phẩm

Trong đó:

Trị giá tài nguyên, khoáng sản là giá vốn tài nguyên, khoáng sản đưa vào chế biến; đối với tài nguyên, khoáng sản trực tiếp khai thác là chi phí trực tiếp, gián tiếp khai thác ra tài nguyên, khoáng sản; đối với tài nguyên, khoáng sản mua để chế biến là giá thực tế mua cộng chi phí đưa tài nguyên, khoáng sản vào chế biến.

Chi phí năng lượng gồm: nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng.

Trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng được xác định theo giá trị ghi sổ kế toán phù hợp với Bảng tổng hợp tính giá thành sản phẩm.

Giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Các chi phí gián tiếp như chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí tài chính và chi phí khác không được tính vào giá thành sản xuất sản phẩm.

Việc xác định trị giá tài nguyên, khoáng sản, chi phí năng lượng và giá thành sản xuất sản phẩm căn cứ vào quyết toán năm trước; trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa có báo cáo quyết toán năm trước thì căn cứ vào phương án đầu tư.

c) Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm là tài nguyên, khoáng sản (bao gồm cả trực tiếp khai thác hoặc mua vào để chế biến) có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản khi xuất khẩu thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Trường hợp doanh nghiệp không xuất khẩu mà bán cho doanh nghiệp khác để xuất khẩu thì doanh nghiệp mua hàng hóa này để xuất khẩu phải thực hiện kê khai thuế GTGT như sản phẩm cùng loại do doanh nghiệp sản xuất trực tiếp xuất khẩu và phải chịu thuế xuất khẩu theo quy định.”

2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 9 như sau:

“3. Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% gồm:

– Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan); sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản hướng dẫn tại Khoản 23 Điều 4 Thông tư này; thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu thì khi xuất khẩu không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

– Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa;

– Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan;

– Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan bao gồm: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao động; dịch vụ ăn uống (trừ dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống trong khu phi thuế quan);

– Các dịch vụ sau cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài không được áp dụng thuế suất 0% gồm:

+ Thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, giải trí, hội nghị, khách sạn, đào tạo, quảng cáo, du lịch lữ hành;

+ Dịch vụ thanh toán qua mạng;

+ Dịch vụ cung cấp gắn với việc bán, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam.”

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:

“1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.

Trường hợp cơ sở kinh doanh có số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết phát sinh trước kỳ tính thuế tháng 7/2016 (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trước kỳ tính thuế quý 3/2016 (đối với trường hợp kê khai theo quý) đđiều kiện hoàn thuế GTGT theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Doanh nghiệp A thực hiện khai thuế GTGT theo quý, tại kỳ tính thuế quý 3/2016 có số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết là 80 triệu thì doanh nghiệp A được khấu trừ vào kỳ tính thuế quý 4/2016. Trường hợp các kỳ tính thuế quý 4/2016, quý 1/2017 và quý 2/2017 vẫn còn số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết thì doanh nghiệp A chuyển số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết để tiếp tục khấu trừ tại kỳ tính thuế quý 3/2017 và các kỳ tính thuế tiếp theo.

2. Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm, trừ trường hợp hướng dẫn tại Điểm c Khoản 3 Điều này. Trường hợp, nếu số thuế giá trị gia tăng lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.

3. Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư

a) Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dán đầu tư (trừ trường hợp hướng dẫn tại Điểm c Khoản 3 Điều này và trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê mà không hình thành tài sản cố định) cùng tỉnh, thành phố, đang trong giai đoạn đầu tư thì cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai riêng đối với dự án đầu tư và phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh.

Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.

Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mà chưa được khấu trừ hết nhỏ hơn 300 triệu đồng thì kết chuyển vào số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư của kỳ kê khai tiếp theo.

Ví dụ: Công ty A có trụ sở chính tại Hà Nội, tháng 7/2016, Công ty có dán đầu tư tại Hà Nội, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, Công ty A thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này. Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 900 triệu đồng. Công ty A phải bù trừ 500 triệu đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (900 triệu đồng), vậy số thuế GTGT mà Công ty A còn phải nộp trong kỳ tính thuế tháng 8/2016 là 400 triệu đồng.

Ví dụ: Công ty B có trụ sở chính tại Hải Phòng, tháng 7/2016, Công ty có dán đầu tư tại Hải Phòng, dán đang trong giai đoạn đầu tư, Công ty B thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này. Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 200 triệu đồng. Công ty B phải bù trừ 200 triệu đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (200 triệu đồng). Vậy, kỳ tính thuế tháng 8/2016 Công ty B có số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu trừ hết là 300 triệu đồng. Công ty B được xét hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.

Ví dụ: Công ty C có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7/2016, Công ty có dán đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh, dán đang trong giai đoạn đầu tư, Công ty C thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này. Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 300 triệu đồng. Công ty C phải bù trừ 300 triệu đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (300 triệu đồng). Vậy, kỳ tính thuế tháng 8/2016 Công ty C có số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu trừ hết là 200 triệu đồng. Công ty C không thuộc trường hợp được xét hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư, Công ty C thực hiện kết chuyển 200 triệu đồng vào số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư của kỳ kê khai tháng 9/2016.

Ví dụ: Công ty D có trụ sở chính tại thành phố Đà Nẵng, tháng 7/2016, Công ty có dán đầu tư tại thành phố Đà Nẵng, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, Công ty D thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này. Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 100 triệu đồng. Vậy, tại kỳ tính thuế tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư (500 triệu đồng) thuộc trường hợp được xét hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư, số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (100 triệu đồng) thì được khấu trừ vào kỳ tính thuế tháng 9/2016.

b) Trường hợp cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dán đầu tư mới (trừ trường hợp hướng dẫn tại Điểm c Khoản 3 Điều này và trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê mà không hình thành tài sản cố định) tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế thì cơ sở kinh doanh lập hồ sơ khai thuế riêng cho dán đầu tư đồng thời phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh.

Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.

Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được khấu trừ hết nhỏ hơn 300 triệu đồng thì kết chuyển vào số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư của kỳ kê khai tiếp theo.

Trường hợp cơ sở kinh doanh có quyết định thành lập các Ban Quản lý dán hoặc chi nhánh đóng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính để thay mặt người nộp thuế trực tiếp quản lý một hoặc nhiều dự án đầu tư tại nhiều địa phương; Ban Quản lý dán, chi nhánh có con dấu theo quy định của pháp luật, lưu giữ sổ sách chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, có tài khoản gửi tại ngân hàng, đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế thì Ban Quản lý dán, chi nhánh phải lập hồ sơ khai thuế, hoàn thuế riêng với cơ quan thuế địa phương nơi đăng ký thuế. Khi dự án đầu tư để thành lập doanh nghiệp đã hoàn thành và hoàn tất các thủ tục về đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, cơ sở kinh doanh là chủ dự án đầu tư phải tổng hợp số thuế giá trị gia tăng phát sinh, số thuế giá trị gia tăng đã hoàn, số thuế giá trị gia tăng chưa được hoàn của dự án để bàn giao cho doanh nghiệp mới thành lập để doanh nghiệp mới thực hiện kê khai, nộp thuế.

Dán đầu tư được hoàn thuế GTGT theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này là dán đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Ví dụ: Công ty A có trụ sở chính tại Hà Nội, tháng 7/2016, Công ty có dán đầu tư mới tại Hưng Yên, dán đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, Công ty A thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này tại Hà Nội trên Tờ khai thuế GTGT dành cho dán đầu tư. Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 900 triệu đồng. Công ty A phải bù trừ 500 triệu đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (900 triệu đồng), vậy Công ty A còn phải nộp trong kỳ tính thuế tháng 8/2016 là 400 triệu đồng.

Ví dụ: Công ty B có trụ sở chính tại Hải Phòng, tháng 7/2016, Công ty có dán đầu tư mới tại Thái Bình, dán đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, Công ty B thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này tại Hải Phòng trên Tờ khai thuế GTGT dành cho dán đầu tư. Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 200 triệu đồng. Công ty B phải bù trừ 200 triệu đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (200 triệu đồng). Vậy, kỳ tính thuế tháng 8/2016 Công ty B có số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được khấu trừ hết là 300 triệu đồng. Công ty B được xét hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.

Ví dụ: Công ty C có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7/2016, Công ty có dán đầu tư mới tại Đồng Nai, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, Công ty C thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này tại TP. Hồ Chí Minh trên Tờ khai thuế GTGT dành cho dán đầu tư. Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 300 triệu đồng. Công ty C phải bù trừ 300 triệu đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (300 triệu đồng). Vậy, kỳ tính thuế tháng 8/2016 Công ty C có số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được khấu trừ hết là 200 triệu đồng. Công ty C không thuộc trường hợp được xét hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư, Công ty C thực hiện kết chuyển 200 triệu đồng vào số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư của kỳ kê khai tháng 9/2016.

Ví dụ: Công ty D có trụ sở chính tại thành phố Đà Nẵng, tháng 7/2016, Công ty có dán đầu tư mới tại Quảng Nam, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, Công ty D thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này tại thành phố Đà Nẵng trên Tờ khai thuế GTGT dành cho dán đầu tư. Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 100 triệu đồng. Vậy, tại kỳ tính thuế tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư (500 triệu đồng) thuộc trường hợp được xét hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư, số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (100 triệu đồng) thì được khấu trừ vào kỳ tính thuế tháng 9/2016.

c) Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo đối với các trường hợp:

c.1) Dán đầu tư của cơ sở kinh doanh không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký theo quy định của pháp luật. Các hồ sơ đề nghị hoàn thuế dự án đầu tư nộp từ ngày 01/7/2016 của cơ sở kinh doanh nhưng tính đến ngày nộp hồ sơ không góp đủ số vốn điều lệ như đăng ký theo quy định của pháp luật thì không được hoàn thuế.

c.2) Dán đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư là dán đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng cơ sở kinh doanh chưa được cấp giấy phép kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; chưa có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; hoặc chưa đáp ứng được điều kiện để thực hiện đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới hình thức văn bản theo quy định của pháp luật về đầu tư.

c.3) Dán đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không bảo đảm duy trì đđiều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động là dán đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng trong quá trình hoạt động cơ sở kinh doanh bị thu hồi giấy phép kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; bị thu hồi văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; hoặc trong quá trình hoạt động cơ sở kinh doanh không đáp ứng được điều kiện để thực hiện đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư thì thời điểm không hoàn thuế giá trị gia tăng được tính từ thời điểm cơ sở kinh doanh bị thu hồi một trong các loại giấy tờ nêu trên hoặc từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh không đáp ứng được các điều kiện về đầu tư kinh doanh có điều kiện.

c.4) Dán đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản được cấp phép từ ngày 01/7/2016 hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa mà tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên theo dán đầu tư.

Việc xác định tài nguyên, khoáng sản; trị giá tài nguyên, khoáng sản và thời điểm xác định trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 23 Điều 4 Thông tư này.

4. Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

a) Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.

Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ bán trong nước thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.

Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nước còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) với 10%.

Đối tượng được hoàn thuế trong một số trường hợp xuất khẩu như sau: Đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu, là cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu; đối với gia công chuyển tiếp, là cơ sở ký hợp đồng gia công xuất khẩu với phía nước ngoài; đối với hàng hóa xuất khẩu để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài, là doanh nghiệp có hàng hóa, vật tư xuất khẩu thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài; đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ là cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu tại chỗ.

b) Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật Hải quan, Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các văn bản hướng dẫn.

Ví dụ: Công ty thương mại A nhập khẩu 500 chiếc điều hòa từ Nhật Bản và đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu. Sau đó Công ty thương mại A xuất khẩu 500 chiếc điều hòa này sang Campuchia thì Công ty thương mại A không phải tính thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT của 500 chiếc điều hòa này đã nộp ở khâu nhập khẩu và thuế GTGT đầu vào của dịch vụ vận chuyển, lưu kho không được hoàn thuế mà thực hiện khấu trừ.

Ví dụ: Công ty TNHH sản xuất và thương mại B xuất khẩu tinh bột sắn sang Trung Quốc qua đường mòn, lối mở không thuộc địa bàn hoạt động hải quan thì Công ty TNHH sản xuất và thương mại B không được hoàn thuế GTGT đối với tinh bột sắn xuất khẩu.

c) Cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không bị xử lý đối với hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế, gian lận thuế, gian lận thương mại trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Ví dụ: Tháng 9/2016, Công ty C đề nghị hoàn thuế GTGT đối với hàng xuất khẩu sang HongKong. Tháng 6/2015, Công ty C đã bị xử lý vi phạm pháp luật về thuế đối với hành vi trốn thuế. Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra trước khi hoàn thuế đối với đề nghị hoàn thuế của Công ty C.

5. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.

Cơ sở kinh doanh trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động chưa phát sinh thuế giá trị gia tăng đầu ra của hoạt động kinh doanh chính theo dán đầu tư thì chưa phải điều chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đã kê khai, khấu trừ hoặc đã được hoàn. Cơ sở kinh doanh phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định.

Trường hợp cơ sở kinh doanh sau khi làm đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản thì đối với số thuế GTGT đã được hoàn thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản và quản lý thuế; đối với số thuế GTGT chưa được hoàn thì không được giải quyết hoàn thuế.

Trường hợp cơ sở kinh doanh chấm dứt hoạt động và không phát sinh thuế GTGT đầu ra của hoạt động kinh doanh chính thì phải nộp lại số thuế đã được hoàn vào ngân sách nhà nước. Trường hợp có phát sinh bán tài sản chịu thuế GTGT thì không phải điều chỉnh lại số thuế GTGT đầu vào tương ứng của tài sản bán ra.

Ví dụ: Năm 2015, doanh nghiệp A trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp A có phát sinh số thuế GTGT đầu vào của giai đoạn đầu tư đã được cơ quan thuế hoàn trong tháng 8/2015 là 700 triệu đồng. Do khó khăn, tháng 2/2016 doanh nghiệp A quyết định giải thể và có văn bản gửi cơ quan thuế về việc sẽ giải thể thì trong giai đoạn doanh nghiệp A chưa hoàn thành thủ tục pháp lý để giải thể, cơ quan thuế chưa thu hồi lại thuế GTGT đã hoàn. Hai mươi ngày trước khi doanh nghiệp A có đủ thủ tục pháp lý để giải thể chính thức vào tháng 10/2016, doanh nghiệp thực hiện bán một (01) tài sản đã đầu tư thì doanh nghiệp A không phải điều chỉnh lại số thuế GTGT đầu vào tương ứng của tài sản bán ra (số thuế đã được cơ quan thuế hoàn). Đối với những tài sản không bán ra, doanh nghiệp A phải kê khai điều chỉnh để nộp lại số thuế GTGT đã được hoàn.

6. Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dán sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.

a) Đối với dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại: chủ chương trình, dán hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dán được hoàn lại số thuế GTGT đã trả đối với hàng hoá, dịch vụ mua ở Việt Nam để sử dụng cho chương trình, dán.

b) Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dán viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn thuế GTGT đã trả của hàng hoá, dịch vụ đó.

Ví dụ: Hội chữ thập đỏ được Tổ chức quốc tế viện trợ tiền để mua hàng viện trợ nhân đạo cho nhân dân các tỉnh bị thiên tai là 200 triệu đồng. Giá trị hàng mua chưa có thuế là 200 triệu đồng, thuế GTGT là 20 triệu đồng. Hội chữ thập đỏ sẽ được hoàn thuế theo quy định là 20 triệu đồng.

Việc hoàn thuế GTGT đã trả đối với các chương trình, dán sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

7. Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.

8. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hoá mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh. Việc hoàn thuế GTGT thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh.

9. Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 195/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ như sau:

● Sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Khoản 2 Điều 5 như sau:

“Giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ là giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa có thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và thuế giá trị gia tăng, được xác định cụ thể như sau:

1. Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra. Trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định như sau:


Giá tính thu
ế TTĐB


=

Giá bán chưa có thuế GTGT

Thuế Bảo vệ môi trường
(nếu c
ó)

1 + Thuế suất thuế TTĐB

Trong đó: giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường xác định theo quy định của pháp luật về thuế bảo vệ môi trường.

a) Trường hợp cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán hàng qua các cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc thì giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ sở hạch toán phụ thuộc bán ra. Cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu quy định và chỉ hưởng hoa hồng thì giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu quy định chưa trừ hoa hồng.

b) Trường hợp hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được bán cho các cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hoặc cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có mối quan hệ liên kết thì giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt không được thấp hơn tỷ lệ 7% so với giá bình quân trong tháng của các cơ sở kinh doanh thương mại mua trực tiếp của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra.

Trường hợp cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu thành lập nhiều cơ sở thương mại trung gian có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ hoặc có mối quan hệ liên kết thì giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt không được thấp hơn tỷ lệ 7% so với giá bình quân trong tháng của các cơ sở thương mại này bán cho cơ sở kinh doanh thương mại không có quan hệ công ty mẹ, công ty con, hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ, hoặc có mối quan hệ liên kết với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu. Riêng mặt hàng xe ôtô giá bán bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại để so sánh là giá bán xe chưa bao gồm các lựa chọn về trang thiết bị, phụ tùng mà cơ sở kinh doanh thương mại lắp đặt thêm theo yêu cầu của khách hàng.

Cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu và cơ sở kinh doanh thương mại có mối quan hệ liên kết theo quy định tại điểm này khi: Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia.

Trường hợp giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thấp hơn tỷ lệ 7% so với giá bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại bán ra thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Ví dụ: Tổng công ty bia B là đơn vị sở hữu thương hiệu bia B, bán nguyên vật liệu chính cho các đơn vị sản xuất sản phẩm bia B là các đơn vị thành viên của Tổng Công ty bia B.

Các đơn vị sản xuất bán sản phẩm bia B cho Công ty TNHH MTV thương mại bia B là công ty con của Tổng công ty bia B.

Công ty TNHH MTV thương mại bia B bán sản phẩm bia B cho các Công ty cổ phần thương mại khu vực là công ty con của Công ty TNHH MTV thương mại bia B.

Các công ty cổ phần thương mại khu vực ký hợp đồng bán sản phẩm bia B cho các đại lý cấp 1 (không có quan hệ công ty mẹ, công ty con với Tổng công ty bia B, Công ty TNHH MTV thương mại bia B, các công ty cổ phần thương mại khu vực); các đại lý cấp 1 bán sản phẩm bia B cho các đại lý cấp 2, nhà hàng, người tiêu dùng…

Cơ sở sản xuất thực hiện tính, kê khai và nộp thuế TTĐB theo giá bán ra của các cơ sở sản xuất nhưng không được thấp hơn 7% so với giá bán bình quân trong tháng của cùng loại sản phẩm do các công ty cổ phần thương mại khu vực bán ra.

2. Đối với hàng nhập khẩu tại khâu nhập khẩu, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định như sau:

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu.

Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo các quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm.”

2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 4, Khoản 5 Điều 5 như sau:

“4. Đối với hàng hoá gia công là giá tính thuế của hàng hoá bán ra của cơ sở giao gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm bán hàng chưa có thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và chưa có thuế TTĐB.

Trường hợp cơ sở giao gia công bán hàng cho cơ sở kinh doanh thương mại thì giá tính thuế TTĐB được xác định theo hướng dẫn tại Điểm b Khoản 1 Điều này.

5. Đối với hàng hoá sản xuất dưới hình thức hợp tác kinh doanh giữa cơ sở sản xuất và cơ sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu (nhãn hiệu) hàng hoá, công nghệ sản xuất thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá bán ra chưa có thuế GTGT và thuế bảo vệ môi trường (nếu có) của cơ sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu hàng hoá, công nghệ sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất theo giấy phép nhượng quyền và chuyển giao hàng hoá cho chi nhánh hoặc đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam để tiêu thụ sản phẩm thì giá tính thuế TTĐB là giá bán ra của chi nhánh, đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam.

Trường hợp các cơ sở này bán hàng cho cơ sở kinh doanh thương mại thì giá tính thuế được xác định theo hướng dẫn tại Điểm b Khoản 1 Điều này.”

3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 6 như sau:

“1. Thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Luật số 70/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Khoản 2 Điều 2 Luật số 106/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế, Điều 5 Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ.

Trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu ô tô trước ngày 01/7/2016 nhưng bán ra từ ngày 01/7/2016 thì khi bán ra cơ sở kinh doanh phải kê khai nộp thuế TTĐB theo mức thuế suất quy định tại Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế.”

4. Sửa đổi khổ thứ nhất Khoản 2 Điều 8 như sau:

“2. Người nộp thuế TTĐB đối với hàng hóa chịu thuế TTĐB nhập khẩu được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu khi xác định số thuế TTĐB phải nộp bán ra trong nước. Số thuế TTĐB được khấu trừ tương ứng với số thuế TTĐB của hàng hóa chịu thuế TTĐB nhập khẩu bán ra và chỉ được khấu trừ tối đa bằng tương ứng số thuế TTĐB tính được ở khâu bán ra trong nước. Trường hợp đặc biệt đối với số thuế TTĐB không được khấu trừ hết do nguyên nhân khách quan bất khả kháng, người nộp thuế được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.”

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 và Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính) như sau:

1. Sửa đổi Điểm a Khoản 2 Điều 32 như sau:

“a) Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế được nộp dần theo mức 0,03%/ngày được nộp dần.”

2. Sửa đổi Điểm b.2 Khoản 2 Điều 32 như sau:

“b.2) Nộp thay cho người nộp thuế trong trường hợp quá thời hạn nộp dần tiền thuế từng tháng mà người nộp thuế chưa nộp, bao gồm: số tiền thuế được nộp dần và số tiền chậm nộp tính theo mức 0,03%/ngày.”

3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 34 như sau:

“2. Xác định tiền chậm nộp tiền thuế

a) Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh từ ngày 01/7/2016 thì tiền chậm nộp được tính theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.

b) Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh trước ngày 01/7/2016 nhưng sau ngày 01/7/2016 vẫn chưa nộp thì tính như sau: trước ngày 01/01/2015 tính phạt chậm nộp, tiền chậm nộp theo quy định tại Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13, từ ngày 01/01/2015 tính tiền chậm nộp theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13, từ ngày 01/7/2016 tính tiền chậm nộp theo mức 0,03%/ngày.

Ví dụ: Người nộp thuế B nợ 100 triệu đồng tiền thuế GTGT thuộc tờ khai thuế GTGT tháng 8/2014 (tờ khai đã nộp đúng hạn cho cơ quan thuế), thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 22/9/2014 (do ngày 20/9/2014 và ngày 21/9/2014 là ngày nghỉ). Ngày 20/8/2016, người nộp thuế nộp số tiền thuế này vào ngân sách nhà nước, số ngày chậm nộp được tính từ ngày 23/9/2014 đến ngày 20/8/2016, số tiền chậm nộp phải nộp là 34,08 triệu đồng. Cụ thể như sau:

– Trước ngày 01/01/2015 tiền chậm nộp được tính như sau:

+ Từ ngày 23/9/2014 đến ngày 21/12/2014, số ngày chậm nộp là 90 ngày: 100 triệu đồng x 0,05% x 90 ngày = 4,5 triệu đồng.

+ Từ ngày 22/12/2014 đến ngày 31/12/2014, số ngày chậm nộp là 10 ngày: 100 triệu đồng x 0,07% x 10 ngày = 0,7 triệu đồng.

– Từ ngày 01/01/2015 đến ngày 30/6/2016, số ngày chậm nộp là 547 ngày: 100 triệu đồng x 0,05% x 547 ngày = 27,35 triệu đồng.

– Từ ngày 01/7/2016 đến ngày 20/8/2016, số ngày chậm nộp là 51 ngày: 100 triệu đồng x 0,03% x 51 ngày = 1,53 triệu đồng.

c) Số ngày chậm nộp tiền thuế (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định của pháp luật) được tính từ ngày liền kề sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế, thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế, thời hạn nộp thuế ghi trong thông báo hoặc quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến ngày người nộp thuế nộp số tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

Ví dụ: Người nộp thuế C nợ thuế GTGT 50 triệu đồng, có hạn nộp là ngày 20/8/2013. Ngày 26/8/2013, người nộp thuế nộp số tiền trên vào ngân sách nhà nước. Số ngày chậm nộp là 06 ngày, được tính từ ngày 21/8/2013 đến ngày 26/8/2013.

Ví dụ: Người nộp thuế D được cơ quan thuế quyết định gia hạn nộp thuế đối với khoản thuế GTGT 50 triệu đồng, có hạn nộp là ngày 20/5/2014, thời gian gia hạn từ này 21/5/2014 đến ngày 20/11/2014. Ngày 21/11/2014, người nộp thuế nộp 50 triệu đồng vào ngân sách nhà nước. Số ngày chậm nộp là 01 ngày (ngày 21/11/2014).

Ví dụ: Cơ quan thuế thực hiện thanh tra thuế đối với người nộp thuế E. Ngày 15/4/2014, cơ quan thuế ban hành quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế với số tiền là 500 triệu đồng, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 14/5/2014. Ngày 30/5/2014, người nộp thuế nộp 500 triệu đồng vào ngân sách nhà nước. Số ngày chậm nộp là 16 ngày, được tính từ ngày 15/5/2014 đến ngày 30/5/2014.

d) Trưng hp cơ quan thuế thc hin cưỡng chế bng bin pháp kê biên tài sn, bán đu giá tài sn kê biên đ thu hi n thuế thì ngưi np thuế b tính tin chm np tngày tiếp sau ngày cui cùng ca thi hn np thuế; thi hn gia hn np thuế theo quy định ca pháp luật v thuế; thi hn np thuế ghi trong thông báo hoc quyết định x lý ca cơ quan thuế hoc cơ quan có thm quyn đến ngày cơ quan thuế lp biên bn kê biên tài sn.

Trưng hp đã chuyn giao quyn s hu tài sn bán đu giá cho ngưi mua theo quy định ca pháp luật mà cơ quan chc năng có thm quyn bán đu giá tài sn không np tin thuế vào NSNN thì cơ quan chc năng có thm quyn bán đu giá tài sn phi np tin chm np k t ngày tiếp theo ngày chuyn giao quyn s hu tài sn đến ngày np thuế vào NSNN.

Không tính chm np trong thi gian thc hin các th tc đấu giá theo quy đnh ca pháp luật.

e) Trường hợp người nộp thuế khai thiếu tiền thuế của kỳ thuế phát sinh trước ngày 01/7/2016 nhưng sau ngày 01/7/2016, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện qua thanh tra, kiểm tra hoặc người nộp thuế tự phát hiện thì áp dụng tiền chậm nộp theo mức 0,05%/ngày (hoặc mức phù hợp quy định của văn bản pháp luật từng thời kỳ) từ ngày phải nộp theo quy định của pháp luật đến hết ngày 30/6/2016 và theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế khai thiếu từ ngày 01/7/2016 đến ngày người nộp thuế nộp vào ngân sách nhà nước.”

Điều 4. Bổ sung Khoản 10 vào Điều 10 Thông tư số 153/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp như sau:

“10. Miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân có số thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp hàng năm (sau khi trừ đi số thuế được miễn, giảm (nếu có) theo quy định của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và các văn bản hướng dẫn) từ năm mươi nghìn đồng trở xuống. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhiều thửa đất trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì việc miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định tại điều này được tính trên tổng số thuế phải nộp của tất cả các thửa đất. Trình tự, thủ tục miễn tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp hướng dẫn tại điều này được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 153/2011/TT-BTC.

Đối với các hộ gia đình, cá nhân đđiều kiện được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo hướng dẫn tại Thông tư này nhưng đã nộp thuế vào NSNN thì cơ quan thuế thực hiện việc hoàn trả theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn.”

Điều 5. Bổ sung Điểm a1 vào sau Điểm a Khoản 6 Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 4 Điều 10 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính) như sau:

“a1) Đối với giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013, doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh mà sử dụng quỹ khấu hao cơ bản tài sản cố định của doanh nghiệp; sử dụng lợi nhuận sau thuế tái đầu tư; sử dụng vốn trong phạm vi vốn đầu tư đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để đầu tư bổ sung máy móc thiết bị thường xuyên và không tăng công suất sản xuất kinh doanh theo đề án kinh doanh đã đăng ký hoặc được phê duyệt thì không phải đầu tư mở rộng”.

Điều 6. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế và Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế có hiệu lực thi hành, trừ Khoản 2 Điều này.

2. Điều 4 của Thông tư này áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2016.

Điều 7. Trách nhiệm thi hành

1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện đúng theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

2. Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện theo nội dung Thông tư này.

3. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.

Nơi nhận:
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Văn phòng BCĐ phòng chống tham nhũng Trung ương;
– Toà án nhân dân tối cao;
– Kiểm toán nhà nước;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ,
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân,
Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc nhà nước
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Công báo;
– C
ục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Website Chính phủ;
– Website Bộ Tài chính; Website Tổng cục Thuế;
– Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
– Lưu: VT, TCT (VT, CS).

KT. BỘ TRƯỞNG
TH
Ứ TRƯỞNG

Đỗ Hoàng Anh Tuấn

» Thông tư 153/ 2011/ TT-BTC hướng dẫn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

» Luật sư tư vấn luật đất đai

Theo dõi thông tin cá nhân của người khác bị xử lý như thế nào?

Tư vấn xử lý về theo dõi thông tin cá nhân của người khác

1. Cơ sở pháp lý

Điều 21.

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.”

 “1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Điều 159. Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;

b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;

c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;

d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;

đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;

đ) Làm nạn nhân tự sát.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

» Luật sư tư vấn luật hình sự

» Luật sư bào chữa hình sự

Shipper bị lừa giao hàng cấm, cần phải làm gì?

Shipper bị lừa giao hàng cấm, cần phải làm gì? Shipper còn gọi là người vận chuyển, thực hiện các công việc giao, nhận, vận chuyển hàng hóa (ma túy) cho người khác. Vậy nếu shipper bị lừa giao hàng cấm thì phải làm sao?

Hàng cấm được hiểu là những loại hàng hóa, sản phẩm không được Nhà nước cho phép lưu thông. Hàng cấm thông thường là các loại hàng hóa mang tới sự nguy hại cho con người, gây mất an an ninh trật tự xã hội.

Tùy từng lĩnh vực mà Nhà nước có quy định danh mục hàng cấm cụ thể, trong đó thường là: các loại chất độc, ma túy, vũ khí, sản phẩm từ động vật quý hiếm,…

Shipper bị lừa giao hàng cấm, phải làm gì?

Giao hàng cấm là hành vi xâm phạm đến chế độ quản lý đối với các loại hàng hóa mà Nhà nước cấm lưu thông. Vì vậy, người thực hiện hành vi giao hàng cấm với lỗi cố ý sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Tội danh liện qua đến vận chuyển giao hàng cấm được quy định Tại Bộ luật Hình sự 2015 để xử lý hành vi giao hàng cấm đó là:
– Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191);
– Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250);
– Tội vận chuyển trái phép vật liệu nổ (Điều 305)….

1. Giao hàng cấm mà không biết bị xử lý thế nào?

Nếu bị phát hiện vận chuyển hàng cấm, người giao hàng sẽ bị cơ quan công an tiến hành xác minh, lấy lời khai và điều tra.

Căn cứ vào kết quả điều tra và xác minh của cơ quan điều tra, nếu người vận chuyển được chứng minh là hoàn toàn không biết về số hàng cấm đã vận chuyển và chỉ đơn thuần là người vận chuyển theo yêu cầu của người khác thì người giao hàng có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, nếu trong quá trình điều tra cho thấy có liên quan đến việc giao nhận hàng cấm có thể sẽ bị xử lý hình sự hoặc nếu chứng cứ cho thấy là không biết về việc có hàng cấm thì người vận chuyển có thể sẽ không bị xử lý hình sự.

2. Sau đây là quy định về một số tội phạm có hành vi vận chuyển hàng cấm:

  • Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm

Tại Điều 191 Bộ luật Hình sự quy định, người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường phạm tội vận chuyển trái phép chất ma túy, vận chuyển trái phép, vận chuyển trái phép chất cháy, độc…thì bị phạt tiền từ 50 – 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

– Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;

– Thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;

– Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;

– Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;

– Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200 đến dưới 500 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100 đến dưới 300 triệu đồng…

Phạt tiền từ 300 triệu – 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 – 05 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Phạm tội có tổ chức; Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300 đến dưới 500 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200 đến dưới 500 triệu đồng…

Phạt tù từ 05 – 10 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500 triệu đồng trở lên; Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 01 tỷ đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700 triệu đồng trở lên…

Hình phạt bổ sung áp dụng với tội này là phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ – 05 năm.

  • Tội vận chuyển trái phép chất ma túy

Tội vận chuyển trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 250 Bộ luật Hình sự. Trong đó, người nào vận chuyển trái phép chất ma túy không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 02 – 07 năm:

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

– Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;

– Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam…

Ngoài ra, người phạm tội có có thể bị áp dụng các khung hình phạt tăng nặng khác là:

– Phạt tù từ 07 – 15 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam; Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam…

– Phạt tù từ 15 – 20 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam; Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam…

Nặng nhất, người phạm tội còn có thể bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình khi vận chuyển nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên; hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng 100 gam trở lên…

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 – 500 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, có thể thấy, nếu bị xử lý hình sự với một trong các tội về giao hàng cấm thì shipper có thể bị phạt tiền thậm chí phạt tù.

3. Shipper cần phải làm gì khi khách gửi hàng để vận chuyển đã được đóng gói?

Có nhiều người gửi hàng nghĩ rằng khi đã đóng gói thì có thể gửi đơn hàng để sử dụng dịch vụ vận chuyển một cách dễ dàng.

Trong trường hợp này sẽ xảy ra hai trường hợp sau:

  • Nhân viên đơn vị vận chuyển yêu cầu khai báo hàng hóa. Nếu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm vận chuyển thì đơn hàng sẽ không được chấp thuận và trả lại cho khách hàng.
  • Nhân viên đơn vị vận chuyển đã yêu cầu khai báo, nhưng khách hàng cố ý khai báo sai, hoặc khai báo không đúng thực trạng hàng hóa thì khi đó thông qua các dụng cụ hỗ trợ kiểm soát hàng hóa phát hiện hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm vận chuyển thì đơn vị vận chuyển sẽ ngừng cung cấp dịch vụ vận chuyển. Các phát sinh liên quan đến vấn đề vi phạm quy định cấm vận chuyển hàng hóa thì khách hàng hoàn toàn phải chịu trước pháp luật.

Như vậy, bằng chuyên môn nghiệp vụ đơn vị vận chuyển hoàn toàn có thể kiểm soát được danh tính hàng hóa để đảm bảo không vi phạm quy định vận chuyển hàng hóa cấm theo quy định. Còn đối với khách hàng, ngay từ đầu cần tìm hiểu thông tin hàng hóa cấm vận chuyển để có hướng sử dụng dịch vụ tối ưu, tránh những hệ lụy giao phải hàng cấm.

» Luật sư tư vấn luật hình sự

» Luật sư bào chữa hình sự

Căn cứ xác định tội đánh bạc theo quy định

Căn cứ xác định tội đánh bạc theo quy định. Để hiểu rõ về tội Đánh Bạc và để tránh oan sai, sau đây là phân tích để hiểu về tội đánh bạc và căn cứ xác định tội đánh bạc, người đánh bạc từ khi bị bắt, thông qua các chứng cứ có liên quan.

Các căn cứ xác định tội đánh bạc theo quy định pháp luật:

– Căn cứ pháp lý:
+ Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung măm 2017.
+ Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP

Tội Đánh Bạc được quy định tại Điều 321 BLHS năm 2015 như sau:

“Điều 321. Tội đánh bạc
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Tư vấn căn cứ xác định tội đánh bạc theo quy định:

Đánh Bạc là hành vi bị pháp luật nước ta nghiêm cấm, người tham gia Đánh Bạc tùy tính chất, mức độ mà bị xử phạt Hành chính (HC) hay bị truy cứu Trách nhiệm hình sự (TNHS). Hiện nay, pháp luật nước ta quy định phạm vi xử lý HC và TNHS đối với tội Đánh Bạc căn cứ vào tổng số tiền tham gia đánh bạc như sau:

– Đối với người vi phạm lần đầu: Đánh Bạc dưới 5 triệu đồng bị xử phạt HC, từ 5 triệu đồng trở lên sẽ bị truy cứu TNHS. Số tiền ở đây là tổng số tiền đánh bạc thu giữa được trong một lần bị bắt của tất cả người tham gia Đánh Bạc cộng lại, không phân biệt người có bao nhiêu. Ví dụ: Ba người đánh bài ăn tiền, khi bị bắt trên chiếu bạc thu được 5 triệu trở lên sẽ bị truy cứu TNHS, dưới 5 triệu bị xử phạt HC).

– Đối với người đã có tiền án về các tội Đánh Bạc, Tổ Chức Đánh Bạc hoặc gá bạc mà chưa được xóa án tích thì Đánh Bạc dưới 5 triệu đồng vẫn bị truy cứu TNHS.
– Lứu ý: Pháp luật quy định nghiêm cấm Đánh Bạc dưới mọi hình thức; Người đánh bạc chưa đủ 14 tuổi không bị truy cứu TNHS; Khi bị bắt, tổng số tiền Đánh Bạc thu giữ được dưới 5 triệu đồng, nhưng trong nhóm người tham gia đánh bạc có một số người có tiền án về tội Đánh Bạc, tổ chức Đánh Bạc và Gá Bạc thì những người đó sẽ bị truy cứu TNHS, những người còn lại bị xử phạt HC.

– Xác định tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc:
Khoản 3, Điều 1, Nghị Quyết 01/2010/NQ-HĐTP quy định: “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm:
a) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;
b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;
c) Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.
Như vậy có thể hiểu: Phải có căn cứ mới xác định được số tiền, tài sản ở trong người, ở nơi khác của các bạn có phải là tiền, tài sản dùng Đánh Bạc hay không thì mới được tính vào tang vật vụ án. Căn cứ trong các trường hợp này đa phần phụ thuộc vào lời khai của chính người bị bắt.

Tội Đánh Bạc là loại tội xác định khung hình phạt cao hay thấp, nặng hay nhẹ phụ thuộc vào tổng số tiền Đánh Bạc thu giữ được – tức số tiền trên chiếu khi bị bắt và thu giữ được, cơ quan chức năng muốn buộc tội phải bắt quả tang. Vì vậy, lời khai của người bị bắt là vô cùng quan trọng. Nếu bị ép buộc, đánh đập, nhục hình bạn cần nhớ rằng mình có quyền mời luật sư. Nếu bạn không biết luật sư nào, bạn hãy viết Đơn để nhờ người thân của mình mời hộ. Tuyệt đối không nên ký bừa và nhận tội bừa bãi vì việc đó có thể dẫn đến bạn bị đi tù dài hạn.
Số điện thoại tư vấn về tội Đánh Bạc: 0768236248 Chat Zalo

» Luật sư bào chữa tội đánh bạc

» Luật sư tư vấn tội đánh bạc

Tư vấn căn cứ xác định tội đánh bạc theo quy định.
Nếu cần tư vấn về tội Đánh Bạc hoặc các tội danh khác có liên quan và các biện pháp bảo vệ, bạn có thể gọi điện hoặc đến tại văn phòng công ty luật để được tư vấn:

Tư vấn về hành vi đánh bạc trái phép

Tư vấn về hành vi đánh bạc trái phép. Tôi bị bắt về tội đánh bạc cụ thể là xóc đĩa. Số tiền thu đươc ở chiếu bạc là 2,5 triệu, số người tham gia đánh bạc là 10 người, mà tôi là phạm tội lần đầu. Tôi muốn hỏi trường hợp của tôi có bị tù giam không?

Tư vấn về hành vi đánh bạc trái phép:
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Hành vi đánh bạc có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

“Điều 26. Hành vi đánh bạc trái phép

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:
a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;
b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
c) Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;
d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.…”

Ngoài ra nếu số tiền từ trên 5 triệu đồng trở lên thì bị xử lý theo bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội đánh bạc như sau:

“Điều 321. Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Như vậy, theo quy định trên thì bạn đánh bạc với số tiền thu được là 2,5 triệu chưa đủ căn cứ để cấu thành tội đánh bạc theo điều luật quy định trên. Do đó sẽ không đặt ra vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này.

» Tư vấn về tội đánh bạc dưới hình thức xóc đĩa

» Luật sư bào chữa tội đánh bạc

Tư vấn về hành vi đánh bạc trái phép:

Tư vấn thành lập hộ kinh doanh cá thể

Tư vấn thành lập hộ kinh doanh cá thể thì Điều kiện và thủ tục thành lập hộ kinh doanh gồm những gì?

1. Điều kiện thành lập.
– Chủ thể thành lập: Một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ.
– Địa điểm kinh doanh: Hộ kinh doanh chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm.
– Quy mô lao động: Sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

2. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Bước 1: Nộp Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

– Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
+ Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
+ Ngành, nghề kinh doanh;
+ Số vốn kinh doanh;
+ Số lao động;
+ Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
+ Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhân và xử lý hồ sơ.
Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
+ Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
+ Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định này;
+ Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Nếu không đủ điều kiện trên, trong 3 ngày, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo yêu cầu sửa đổi những cho đối tượng đăng ký.
+ Nếu sau 3 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Căn cứ pháp lý: Điều 66, 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

» Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Tư vấn thành lập hộ kinh doanh cá thể:

Cách tính thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, cửa hàng kinh doanh

Cách tính thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, cửa hàng kinh doanh

Hướng dẫn cách tính thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, hộ khoán, cửa hàng kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo luật thuế mới nhất, gồm: Thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN.

I. Cách tính thuế môn bài:

Kể từ ngày 1/1/2017 theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định: Mức thuế môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình:

Doanh thu bình quân năm Mức thuế môn bài cả năm
Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm 1.000.000 đồng/năm
Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm 500.000 đồng/năm
Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm 300.000 đồng/năm.

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có thay đổi doanh thu thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài.

– Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm.

– Nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 6 tháng cuối năm (tức là từ 1/7) thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm (tức là chỉ phải nộp 1/2).

Chú ý: Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhưng không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.

Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài, gồm:
1. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
2. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.
4. Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.

» Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Kỹ năng hỏi tại phiên toà hành chính của luật sư

Khởi kiện vụ án hành chính là một phương thức mới được áp dụng ở nước ta chỉ trong khoảng thời gian gần 10 năm trở lại đây. Đây là một bước phát triển đáng khích lệ nhằm tạo điều kiện cho người dân, cơ quan, tổ chức có thêm sự lựa chọn cơ quan tiến hành giải quyết vụ việc hành chính nhằm đảm bảo tính khách quan, minh bạch của pháp luật, đồng thời nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp và chính đáng của cá nhân, cơ quan, tổ chức được pháp luật bảo vệ.

Trong tố tụng hành chính dự kiến kế hoạch hỏi không chỉ đơn thuần giúp cho Luật sư có được vị thế chủ động trong phiên toà, mà còn giúp Luật sư có thể làm rõ hơn nội dung của vụ án qua việc hỏi.

Để bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ,Luật sư cần xây dựng và dự kiến kế hoạch xét hỏi một cách cẩn thận, phải biết lựa chọn đối tượng hỏi, nội dung hỏi, phương pháp hỏi… Kế hoạch hỏi không chỉ thể hiện trình độ, kinh nghiệm của luật sư mà còn thể hiện các kĩ năng của Luật sư khi nghiên cứu hồ sơ vụ án.

Trong số những công việc mà luật sư cần chuẩn bị trước phiên toà thì xây dựng kế hoạch xét hỏi là một công việc vô cùng quan trọng, đánh giá sự thành công hay thất bại của Luật sư trước phiên toà. Kỹ năng hỏi tại phiên toà hành chính của luật sư là vô cùng quan trọng. Việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về kỹ năng hỏi của luật sư trong phiên tòa sơ thẩm giải quyết các vụ án hành chính là rất cần thiết đối với những người làm nghề luật sư nói chung và những luật sư chọn hướng đi chủ yếu liên quan đến giải quyết các vụ án hành chính nói riêng. Bản thân tôi cũng muốn được nghiên cứu sâu về vấn đề này nên xin chọn đề tài “kỹ năng hỏi của luật sư tại phiên toà hành chính” để trình bày những gì đã được lĩnh hội trong quá trình học tập nghiên cứu.

I. KHÁI QUÁT CHUNG CÁC ĐẶC THÙ CỦA VỤ ÁN HÀNH CHÍNH CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI KỸ NĂNG VÀ HOẠT ĐỘNG TRANH TỤNG CỦA LUẬT SƯ

A. Về đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính đã được quy định cụ thể tại điều 28 Luật tố tụng hành chính như sau:

1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.

2. Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

3. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.

4. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh”.

Như vậy, tranh chấp cần được giải quyết trong các vụ án hành chính là quyết định hành chính, hành vi hành chính được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực quản lý nhà nước.

B. Một trong những đặc điểm nổi bật của thủ tục tố tụng hành chính là người khởi kiện là cá nhân có thể kiện cơ quan nhà nước hoặc cá nhân đã ra quyết định hành chính hoặc đã có hành vi hành chính trái pháp luật. Đối với một vụ án hành chính, hai bên chủ thể tranh chấp là chủ thể mang tính đặc thù của quan hệ hành chính. Người khởi kiện là cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc cán bộ, công chức cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi quyết định hành chính như kỷ luật buộc thôi việc, nên đã khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền. Người bị kiện là cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc bị khiếu kiện. Thực chất chủ thể này không hề giống với chủ thể trong các vụ án hình sự, khi một bên là nhà nước đứng ra buộc tội đối với bị cáo, cũng không giống như những vụ án phi hình sự khác với tư cách ngang bằng của các bên.

C. Trước đây, giai đoạn tiền tố tụng là một giai đoạn bắt buộc trong việc xác định điều kiện để khởi kiện và thụ lý cũng như đánh giá về các sự việc liên quan trong việc giải quyết một vụ án hành chính. Theo Điều 2 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính: “Trước khi khởi kiện để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức phải khiếu nại với cơ quan nhà nước, người đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính mà họ cho là trái pháp luật; trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại, thì họ có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của cơ quan Nhà nước, người đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính mà theo quy định của pháp luật có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đó hay khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền.” Theo quy định tại điều 103 Luật tố tụng hành chính thì cá nhân, cơ quan tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỉ luật buộc thôi việc mà không cần phải trải qua giai đoạn tiền tố tụng như trước đây. Đây là một điểm mới trong quy định của pháp luật, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn để các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính tại toà của mình.

D.Về thời hiệu khiếu nại, khởi kiện cũng như thời hạn để tòa án thụ lý giải quyết vụ việc tương đối ngắn.

Từ những phân tích trên có thể thấy sự đặc biệt trong việc giải quyết vụ án hành chính cũng như vai trò luật sư tham gia tranh tụng trong vụ án hành chính là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên sự thành công trong việc bảo vệ thân chủ của luật sư sẽ đạt được chỉ khi luật sư có những chuẩn bị tốt, thuần thục những kỹ năng tham gia tranh tụng ở cả giai đoạn trước và khi tham gia phiên tòa xét xử.

II. NHỮNG HOẠT ĐỘNG CẦN THIẾT, PHỤC VỤ KỸ NĂNG HỎI CỦA LUẬT SƯ TẠI PHIÊN TÒA HÀNH CHÍNH

Xét xử tại phiên toà sơ thẩm là giai đoạn quan trọng nhất, là khâu then chốt trong quá trình làm nhiệm vụ của Luật sư. Đây là khâu kết tinh các công sức của Luật sư từ việc chuẩn bị, tìm tòi các chứng cứ có lợi nhất cho người mà mình bảo vệ đến việc đứng ra bênh vực, bảo vệ quyền lợi cho họ một cách công khai. Kết quả của việc bảo vệ quyền lợi cho khách hàng sẽ được ghi nhận ở giai đoạn này. Vì vậy, Luật sư phải chuẩn bị thật tốt những công việc sau trước khi ra phiên toà.

  1. 1. Điều tra, xác minh và thu thập chứng cứ

Quá trình nghiên cứu và sử dụng chứng cứ là một quá trình rất quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị. Công việc này được tiến hành không chỉ khi thu thập đầy đủ các tài liệu chứng cứ mà luật sư cần từng bước xem xét, từ sơ bộ đến kỹ lưỡng các loại tài liệu trong hồ sơ. Việc nghiên cứu chứng cứ một  cách kỹ lưỡng giúp luật sư hệ thống được các tài liệu, sắp xếp chúng theo những tiêu chí nhất định nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi nhất cho luật sư trong quá trình bảo vệ khách hàng tại phiên tòa. Việc điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ của luật sư là tổng thể các hoạt động tham gia tố tụng của luật sư nhằm làm rõ các tình tiết của vụ án qua đó xác lập các căn cứ cần thiết, khách quan trong việc đưa ra các đề xuất giải quyết đúng đắn vụ án hành chính.

Mục đích của việc điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ là giúp luật sư làm rõ sự thật khách quan, diến biến các tình tiết của vụ án. Trường hợp luật sư được mời tham gia sau khi vụ án đã được tòa án thụ lý, các công việc này, kết hợp vối một loạt các hoạt động khác, sẽ giúp luật sư hệ thống từ đầu các tình tiết liên quan cũng như điều tra và thu thập thêm được những chứng cứ cần thiết. Đối với các luật sư tham gia giúp đỡ khách ngay từ khi trước khi khởi kiện, những công việc này vẫn rất cần thiết vì nó là sự bổ sung chứng cứ cho luật sư trong giải quyết vụ việc, củng cố các tài liệu, lý lẽ để đạt được hiệu quả tham gia tốt nhất tại phiên tòa. Các hoạt động này thực sự thiết yếu, đảm bảo chất lượng tham gia của luật sư trong cả quá trình tố tụng nói chung cũng như trong phiên tòa xét xử vụ án nói riêng.

  1. 2. Nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính

Việc nghiên cứu hồ sơ là một quá trình rất quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị phiên tòa xét xử. Công việc này được tiến hành không chỉ khi thu thập đầy đủ các tài liệu chứng cứ mà luật sư cần từng bước xem xét, từ sơ bộ đến kỹ lưỡng các loại tài liệu trong hồ sơ. Việc nghiên cứu hồ sơ một cách kỹ lưỡng tổng thể khi đã thu thập đầy đủ các tài liệu cần thiết giúp luật sư hệ thống được các tài liệu, sắp xếp chúng theo những tiêu chí nhất định nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi nhất cho luật sư trong quá trình bảo vệ khách hàng tại phiên tòa. Luật sư phải có những kỹ năng cần thiết như vừa đọc và vừa phải ghi lại những kết quả thu thập được vào tờ cứu. Trên cơ sở đó chọn ra những căn cứ bảo đảm cho tính hợp pháp và tính bất hợp pháp của người khởi kiện để phục vụ cho yêu cầu hợp pháp của người khởi kiện Hơn nữa, trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, luật sư có thể phát hiện các thiếu sót để bổ sung kịp thời đảm bảo có lợi nhất cho thân chủ của mình.

Luật sư trong quá trình nghiên cứu hồ sơ phải có sự nhận định, đánh giá bước đầu về diễn biến vụ án, xác định tính đúng sai và ý nghĩa của các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ đồng thời phát hiện những ưu, khuyết điểm, sai phậm của các hoạt động tố tụng trong giai đoạn trước (nếu có)

Việc đánh giá chứng cứ một cách toàn diện và đầy đủ thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử song trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, luật sư cần có những đánh giá bước đầu nhằm có được những nhận xét, kết luận nhất định, tạo tiền đề, định hướng cho những phương án bảo vệ thân chủ của mình. tạo cơ sở cho việc xây dựng luận cứ bảo vệ có đầy đủ những căn cứ, lập luận xác đáng mang tính thuyết phục cao để bảo vệ cho thân chủ của mình.

  1. 3. Lập đề cương bản hỏi, chuẩn bị bài luận cứ bảo vệ và các văn bản, tài liệu  sử dụng tại phiên tòa hành chính sơ thẩm

A .Lập đề cương bản hỏi:

Trước khi ra phiên toà, Luật sư phải dự kiến kế hoạch xét hỏi. Việc xây dựng kế hoạch xét hỏi giúp Luật sư hỏi có trọng tâm, xác định được những vấn đề cần làm rõ, không bỏ sót, không có những câu hỏi thừa hoặc vô nghĩa, không bị lúng túng trước sự trả lời của người bị hỏi. Tuỳ vào nội dung vụ án, các tình tiết được thể hiện trong hồ sơ, Luật sư dự kiến những người cần xét hỏi, thứ tự xét hỏi hỏi ai trước, ai sau; Dự kiến cách đặt câu hỏi; Nhất thiết những câu hỏi phải làm rõ các tình tiết của vụ án sao cho có lợi cho người mình bảo vệ. Câu hỏi phải rõ ràng, ngắn gọn, chính xác và không làm cho người được hỏi hiểu theo nhiều nghĩa. Tránh việc đặt câu hỏi quá chung chung, dài dòng hoặc không rõ đó là câu hỏi hay câu giải thích, vì hỏi như thế sẽ làm cho người bị hỏi không biết phải trả lời như thế nào. Nếu muốn yêu cầu người bị hỏi giải thích một số điểm trong lời khai đã khai tại cơ quan điều tra của họ, Luật sư chuẩn bị sẵn lời khai này, đánh dấu những điểm cần hỏi để luôn luôn chủ động khi xét hỏi.

Trong phần xét hỏi, luật sư cần chú ý xây dựng trước hệ thống các câu hỏi nhằm làm rõ thêm tính chất của vụ việc theo hướng bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình tại phiên tòa. Các câu hỏi cần tập trung vào những vấn đề có lợi nhất cho việc bảo vệ khách hàng hơn nữa luật sư cần chuẩn bị cả những tình huống thay đổi có thể xảy ra để có được những câu hỏi phù hợp diễn biến phiên tòa, ghi chép và tận dụng những câu trả lời của đối phương nếu thấy có lợi cho thân chủ của mình để chuẩn bị lấy đó làm lợi thế cho phần hỏi, đảm bảo có thể bảo vệ tốt nhất cho thân chủ.

B. Lập đề cương bản luận cứ bảo vệ:

Khi lập đề cương luận cứ bảo vệ cho đương sự, luật sư cần thể hiện được các nội dung chính mà mình sẽ đề cập đến trong phần tranh luận về vụ việc. Trong trường hợp này, không chỉ chuẩn bị luận điểm về diễn biến sự việc, tính hợp pháp, tính có căn cứ hay không của các quyết định, hành vi hành chính bị kiện,đưa ra các yêu cầu, luật sư cũng cần lường trước được các tình huống thay đổi tại phiên tòa để tránh bị bất ngờ tại phiên tòa gây ra hậu quả bất lợi cho khách hàng.

C. Lập đề cương các văn bản liên quan đến quá trình tố tụng:

Để có thể đảm bảo tốt nhất kết quả tại phiên tòa cũng như đảm bảo được đầy đủ hồ sơ tố tụng, Căn cứ vào nội dung vụ án và đề cương luận cứ đã viết, Luật sư chuẩn bị các tài liệu có liên quan để viện dẫn tại phiên toà…. Luật sư cũng cần đọc kỹ các văn bản, tài liệu này, đánh dấu những đoạn cần viện dẫn trích đọc để khi cần thì có thể sử dụng được ngay mà không phải mất thời gian tìm kiếm.

III. KỸ NĂNG THAM GIA XÉT HỎI TRONG PHIÊN TÒA

Xét xử tại phiên toà sơ thẩm là giai đoạn quan trọng, kết quả của việc bảo vệ quyền lợi cho đương sự sẽ được ghi nhận chủ yếu ở giai đoạn này. Các kỹ năng và ứng dụng trong quá trình hỏi tại phiên tòa hành chính là điều cần thiết đối với các luật sư tham gia trong vụ án. Có nắm vững các kỹ năng thì luật sư mới có thể ứng dụng được linh hoạt và mềm dẻo vào các tình huống trong quá trình hỏi để có thể bảo vệ được tốt nhất cho thân chủ mà mình đại diện.

1. khái niệm hỏi và sự tham gia của luật sư trong xét hỏi

a. Khái niệm:

Xét hỏi tại phiên tòa hành chính là một hành vi tố tụng quan trọng, được thực hiện tại phiên toà nhằm phát hiện, củng cố và kiểm tra các chứng cứ có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng vụ án. Xuất phát từ yêu cầu xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ. Khác với các Toà án thường, khi xét xử về dân sự thì xác định các quyền dân sự của công dân; khi xét xử về hình sự thì xác định trách nhiệm hình sự của bị cáo. Toà án hành chính không làm những việc đó, mà chỉ phán quyết về tính hợp pháp của quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan nhà nước hoặc nhân viên nhà nước dựa trên việc xem xét thẩm định đánh giá hồ sơ, chứng cứ. Do đó, việc xét hỏi đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của những người này, người làm chứng, người giám định ngay tại phiên toà là thủ tục cần thiết và luôn luôn có vị trí quan trọng trong quá trình xét xử vụ án. Điều 46, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính quy định thủ tục xét hỏi tại phiên toà. Thủ tục này cho phép việc xét hỏi được thuận tiện, khách quan và khoa học. Đối với người được hỏi thì ngoài cơ hội cung cấp trực tiếp cho hội đồng xét xử những chứng cứ có ý nghĩa để giải quyết đúng đắn vụ án, đây còn là dịp để họ trình bày ý kiến, bảo vệ những lợi ích thiết thực của mình hoặc của những người mà mình quan tâm.

b. Luật sư tham gia xét hỏi:

Giai đoạn xét hỏi tại phiên toà là giai đoạn điều tra công khai có sự tham gia của tất cả những người tham gia tố tụng. Trong giai đoạn này các chứng cứ được lần lượt công bố, phân tích, so sánh, nghiên cứu và tự thân nó bộc lộ giá trị chứng minh của chúng.

Luật sư cần phải có mặt tại phiên toà trong suốt thời gian xét xử, trừ trường hợp đặc biệt. Luật sư cần phải chú ý theo dõi quá trình Hội đồng xét xử tiến hành thủ tục xét hỏi tại phiên toà.

Về mặt thủ tục, Luật sư có quyền được đặt các câu hỏi để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình bằng cách thông qua các câu trả lời để khẳng định công khai những vấn đề cần phải làm sáng tỏ trong vụ án.

2. Những nguyên tắc khi tham gia xét hỏi của Luật sư

Trong giai đoạn xét hỏi, Luật sư phải nắm được trình tự tham gia xét hỏi, theo dõi những nội dung mà những người tiến hành tố tụng đã hỏi trước đó để xác định mình cần hỏi thêm những gì. Nguyên tắc chung, Luật sư hỏi về những vấn đề cần thiết mà những người xét hỏi trước đó chưa hỏi đến hoặc hỏi chưa rõ để làm lợi cho thân chủ của mình.

a. Ghi chép diễn biến của phiên toà

Khi theo dõi thủ tục xét hỏi tại phiên toà, Luật sư cần phải ghi chép đầy đủ lời trình bày của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người đại diện của đương sự, người đại diện của tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung. Khi nghe và ghi chép, Luật sư phải hết sức nhanh nhạy để phát hiện trong các lời khai của những người được hỏi những tình tiết có lợi cho thân chủ, những tình tiết có mâu thuẫn không phù hợp với thực tế khách quan hoặc các chứng cứ khác của vụ án, những tình tiết chưa được làm rõ để điều chỉnh nội dung, kế hoạch xét hỏi đã dự kiến và chuẩn bị các câu hỏi mới đối với những người tham gia tố tụng.

Qua các lời trình bày nếu thấy có sự mâu thuẫn hoặc có những tình tiết khác mà trước đó chưa được thể hiện trong hồ sơ nếu có lợi hoặc bất lợi cho thân chủ của mình hoặc cho bất kỳ một ngươời tham gia tố tụng nào thì Luật sư cũng phải lưu ý đến điểm mới đó để có cách phản bác lại hoặc sử dụng chúng nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình. Việc ghi chép phải bảo đảm nguyên tắc ngắn gọn, đầy đủ và làm nổi bật được những ý chính. Đối với những tình tiết đặc biệt cần phải ghi chép riêng biệt hoặc phải nhấn mạnh để dễ lưu ý khi xem xét lại. Bản ghi chép này là tiền đề để Luật sư đặt các câu hỏi cho thân chủ của mình hoặc cho những ngươời tham gia tố tụng khác để họ tự mình khẳng định công khai trước Toà những vấn đề cần được làm rõ.

Trong quá trình ghi chép cũng cần lưu ý chú ý phân tích cả những câu hỏi và câu trả lời của Hội đồng xét xử cũng như của những người tham gia tố tụng khác. Thông qua đó Luật sư có thể nắm được một phần về quan điểm của họ để có thể điều chỉnh bản luận cứ của mình hướng vào việc làm sáng tỏ các quan điểm của Hội đồng xét xử mà Luật sư đã dự đoán theo hướng có lợi cho thân chủ của mình. Ghi chép các quá trình xét hỏi tại phiên toà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc dùng chính những quan điểm đó để làm cơ sở phản bác của mình trong trường hợp cần thiết. Nếu có điều kiện, khi ghi chép Luật sư cần sử dụng các loại mực khác nhau để dễ ghi nhớ khi xem xét lại.

Cần bổ sung kịp thời những câu hỏi cần thiết sau khi đã nghe xét hỏi (ngoài những câu hỏi đã chuẩn bị trước khi mở phiên toà).

b. Luật sư tích cực tham gia thẩm vấn tại Tòa để làm rõ các điểm có lợi của khách hàng.

Luật sư cần xác định quan hệ pháp lý giữa người khởi kiện và người bị kiện. Khi chủ tọa dành cho quyền hỏi, Luật sư phải đặt những câu hỏi sắc bén, ngắn gọn, tập trung vào những vấn đề quan trọng của vụ án nhưng chưa được làm rõ sao cho sự trả lời của người được hỏi sẽ có lợi nhất cho người mà mình bảo vệ. Khi xét hỏi cần hỏi dứt khoát và xoáy sâu vào những mâu thuẫn nhằm đảm bảo có lợi cho thân chủ mình.

Khi đặt các câu hỏi Luật sư cần lưu ý chỉ nên đặt các câu hỏi đúng vào trọng tâm, ngắn gọn, dễ trả lời. Tránh đặt những câu hỏi quá dài, không đi vào trọng tâm hoặc vừa đặt câu hỏi vừa phân tích, bình luận làm lẫn lộn với phần tranh luận để Chủ toạ phiên toà phải nhắc nhở. Tuỳ từng trường hợp có thể sử dụng những loại câu hỏi thích hợp. Không bao giờ Luật sư vừa đặt các câu hỏi vừa tự mình giải thích các câu hỏi đó cũng như vừa gợi ý trả lời các câu hỏi đó. Trong những trường hợp khi các câu hỏi của Luật sư được các đương sự trả lời mà Luật sư thấy cần thiết phải nhấn mạnh thì đề nghị Hội đồng xét xử lưu ý và đề nghị thư ký phiên toà ghi nhận điều đó vào biên bản phiên toà. Những câu hỏi và câu trả lời mà Luật sư đã đặt ra và đươợc nghe trả lời trong quá trình thẩm vấn tại phiên toà đều có thể được Luật sư sử dụng để cập nhật và bổ sung cho bản luận cứ của mình. Trong trường hợp trong bản luận cứ Luật sư nhắc lại những câu trả lời của đương sự ngay tại phiên toà thì Luật sư cũng phải nhấn mạnh là điều đó đã được chính các đương sự tự mình khẳng định tại phiên toà hôm nay

c. Trợ giúp đương sự trong phần xét hỏi:

Trong phần xét hỏi này, Luật sư lưu ý đương sự (thân chủ) khi được hỏi cần phải trả lời rõ ràng, chuẩn xác đúng yêu cầu câu hỏi của chủ toạ, đặc biệt là trình bày một cách có hệ thống các ý kiến của mình có sự giải thích rõ ràng những vấn đề có liên quan đến yêu cầu khởi kiện, đến việc giải quyết vụ án. Luật sư cũng cần lưu ý thân chủ của mình khi đưa ra lời trình bày, các ý kiến, các tài liệu chứng cứ… cơ bản phải thống nhất với những ý kiến thống nhất trong các lần làm việc trước đó giữa luật sư và khách hàng.

3. Đặt câu hỏi trong phần xét hỏi tại phiên tòa

Luật sư có quyền đặt các câu hỏi để yêu cầu thân chủ của mình hoặc những ngơười tham gia tố tụng khác trả lời cho Toà án nhằm làm rõ những tình tiết quan trọng.

a. Đặt câu hỏi với đương sự là khách hàng:

Đối với thân chủ của mình, Luật sư nên đặt ra những câu hỏi rõ ràng để họ có cơ hội trình bày, lý giải trước Hội đồng xét xử.

Đối với các câu hỏi dành cho thân chủ của mình, Luật sư không nên đặt ra Luật sư không đặt câu hỏi phức tạp, về những vấn đề hóc búa mà trước đó Luật sư chưa có điều kiện trao đổi với thân chủ. Chỉ nên đặt những câu hỏi mà trước đó Luật sư đã trao đổi với thân chủ của mình, hai bên đã thống nhất về câu hỏi và câu trả lời. Thân chủ cũng đã được thông báo trước về ý định của Luật sư khi muốn mình trả lời những câu hỏi đó. Thực tiễn hành nghề của các Luật sư cho thấy Luật sư không nên hỏi thân chủ của mình quá nhiều. Tránh tình trạng Luật sư đặt câu hỏi quá khó làm cho người được Luật sư bảo vệ không biết trả lời thế nào hoặc trả lời lại không có lợi cho họ. Tránh làm cho thân chủ mất bình tĩnh, thiếu lòng tin vào mục đích bảo vệ của luật sư.

b. Đặt câu hỏi đối với đối thủ và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan khác:

Căn cứ vào bản kế hoạch hỏi đã chuẩn bị và sửa đổi bổ sung ngay tại phiên tòa, luật sư đặt câu hỏi cho những người tham gia tố tụng khác nhằm mục đích bảo vệ thân chủ của mình. Để có thể đặt được những câu hỏi có hiệu quả cao, luật sư cần xác định rõ mục đích của câu hỏi mình đưa ra (mục đích: thu nhận, xác nhận thông tin, chứng minh khách hàng của mình là đúng…)

Luật sư phải đặt những câu hỏi sắc bén, ngắn gọn, tập trung vào những vấn đề quan trọng của vụ án nhưng chưa được làm rõ sao cho sự trả lời của người được hỏi sẽ có lợi nhất cho người mà mình bảo vệ. Ngoài những câu hỏi trực tiếp, trong trường hợp đối tượng được hỏi chuẩn bị trước nội dung trả lời, Luật sư cần đặt ra câu hỏi từ xa, có tác dụng dẫn dắt, định hướng đến mục đích cuối cùng của việc hỏi.

c. Những điểm lưu ý, cần tránh khi tham gia đặt câu hỏi:

– Không đặt các câu hỏi có thể bị hiểu lầm.

– Không đặt các câu hỏi thiếu khiêm tốn, ngạo mạn, gây căng thẳng giữa# Luật sư của hai bên, giữa hai bên với nhau, với Toà án và với Viện kiểm sát, với những người tham gia tố tụng khác.

– Không dùng những lời lẽ quá nặng nề để chỉ trích nhau công khai tại phiên tòa mà luôn luôn đặt mục tiêu trong giai đoạn xét hỏi là tìm ra các căn cứ, lý giải các căn cứ đó để làm rõ các tình tiết của vụ án.

– Nên dùng những lời lẽ nhẹ nhàng, lịch sự khi đặt câu hỏi. Ví dụ: Cho phép tôi…, Tôi đề nghị… Xin được hỏi…

– Dùng các thuật ngữ luật học một cách chính xác. Không sử dụng các# thuật ngữ đời thường thay thế các thuật ngữ luật học. Các thuật ngữ luật học chính xác và chuẩn được xem là các thuật ngữ đã được các văn bản pháp luật sử dụng. Tuy nhiên ngôn ngữ diễn đạt phải dễ hiểu.

4. Kỹ năng đặt câu hỏi của luật sư

a. Nguyên tắc đặt câu hỏi:

Cách đặt câu hỏi (đưa ra câu hỏi) đối với người được hỏi cũng quan trọng như nội dung câu hỏi. Nghệ thuật sử dụng câu hỏi sẽ quyết định luật sư có thành công hay thất bại trong phần xét hỏi tại phiên tòa hành chính:

  • Đưa ra những câu hỏi mở trước, tạo ra sự chủ động cho người trả được hỏi.
  • Giữ cho câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu.
  • Một câu hỏi chỉ đề cập đến một vấn đề.
  • Kiểm tra xem người nghe có hiểu đúng  nội dung câu hỏi.
  • Kiên nhẫn trong quá trình hỏi.

Trong quá trình đặt câu hỏi, luật sư cũng cần chú ý đến tư thế, phong thái của mình, sao cho gây ấn tượng tốt với người được hỏi, với những người tiến hành tố tụng. Tránh có những cử chỉ không được thiện cảm như khoa trương cánh tay, đi lại mất trật tự khi chưa được phép của chủ tọa phiên tòa, chỉ tay vào người này, người khác khi nói, kể cả chỉ tay vào thân chủ của Luật sư. Điều này chỉ làm trò cười cho phòng xử án và không có hiệu quả.

– Phải bình tĩnh và nhẹ nhàng. Giọng nói cũng phải ung dung: nói đủ to để có thể nghe được. Phải tạo điều kiện dễ dàng để mọi người có thể nghe được, tất nhiên khi cần có thể điều chuyển giọng nói của mình để nhấn mạnh khi cần thiết, ngoài ra giọng nói còn có thể trở nên cương quyết, phẫn nộ, nghi ngờ, v.v… nếu nó cần phải như vậy.

– Để sự truyền đạt thông tin, đạt mục đích quá trình xét hỏi, không chỉ thể hiện chỉ là trên giấy tờ và lời nói, mà còn chủ yếu thể hiện ở cử chỉ và điệu bộ.

– Cần tránh bị lôi cuốn đặt mình vào vị trí của thân chủ dễ bị kích động sẽ không có lợi cho mình và chính thân chủ của mình

b. Các loại câu hỏi được luật sư sử dụng:

Tùy từng trường hợp cụ thể, luật sư sử dụng câu hỏi phù hợp sao cho đạt được hiệu quả tối đa của quá trình xét hỏi. Xin đưa ra một vài loại câu hỏi mà luật sư có thể sử dụng khi đặt câu hỏi:

* Câu hỏi bổ sung lời khai

Mục đích sử dụng câu hỏi này để làm rõ hơn về các tình tiết của vụ án đã được người tham gia tố tụng khai báo tại phiên toà nhưng chưa rõ. Câu hỏi này được dùng trong trường hợp thân chủ của mình đã trả lời câu hỏi của Hội đồng xét xử nhưng chưa làm rõ được các tình tiết của vụ án có lợi cho họ. Nguyên nhân có thể do họ mất bình tĩnh mà khai sai. Luật sư cần đặt câu hỏi để người này khai bổ sung những điểm chưa rõ hoặc còn sót. Cũng có thể đặt câu hỏi này với những người tham gia tố tụng khác khi thấy lời khai bổ sung của họ sẽ có lợi cho thân chủ của mình.

* Câu hỏi gợi mở

Mục đích của câu hỏi này để phục hồi trí nhớ, khơi dậy trong trí nhớ của người được hỏi mối liên tưởng về thời gian, sự việc nhờ đó họ có thể khai báo được chính xác tình tiết của vụ án.

* Câu hỏi vạch rõ sự gian dối

Câu hỏi này nhằm mục đích chỉ ra sự gian dối, tính không hợp lý trong lời khai của những người có quyền lợi đối lập với thân chủ của mình hoặc của người làm chứng. Câu hỏi này thường có hai phần: phần một nêu những chứng cứ hoặc sự việc đã được kiểm tra và xác định là đúng; phần hai nêu nội dung lời khai của người được hỏi có mâu thuẫn với các chứng cứ, sự việc đã đưa ra ở phần một và yêu cầu người này giải thích về sự mâu thuẫn đó để vạch rõ sự gian dối của lời khai.

Chú ý khi đặt câu hỏi gợi mở không được gợi ý cho người được hỏi trả lời mà chỉ nhằm giúp họ nhớ lại những gì đã biết nhưng do lâu ngày bị lãng quên.

PHẦN III: KẾT LUẬN

Các kỹ năng tham gia tố tụng hành chính của luật sư nói chung và kỹ năng hỏi của Luật sư trong phiên tòa hành chính sơ thẩm nói riêng trong vụ án hành chính có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong việc ngày càng hoàn thiện khả năng nghiệp vụ của luật sư; không chỉ trong việc tham gia các vụ án hành chính nói chung mà còn tham gia vào nhiều các hoạt động khác trong sự nghiệp hành nghề của luật sư. Để có được kỹ năng hỏi nói riêng và hầu hết các kỹ năng nói chung, Luật sư phải tham gia vào những khóa đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ để thu thập được các kỹ năng đó từ những người truyền đạt. Ngoài những luồng kiến thức về kỹ năng của Luật sư thu nạp từ trên, Luật sư cũng cần phải tự mình trau dồi những kiến thức ấy cho chính bản thân mình thông qua việc tham gia thực tế các phiên tòa hành chính. Không đơn thuần khi trở thành Luật sư là đã có thể có đầy đủ các kỹ năng để có thể trọ giúp pháp lý cho khách hàng của mình, Luật sư cần luôn luôn học tập các kinh nghiệm thực tế kết hợp với các kiến thức chuẩn về pháp lý.

Việc rèn luyện thành thạo kỹ năng ứng dụng vào trong quá trình hỏi tại phiên tòa hành chính là điều cần thiết đối với các luật sư tham gia trong vụ án. Có nắm vững các kỹ năng thì luật sư mới có thể ứng dụng được linh hoạt và mềm dẻo vào các tình huống trong quá trình hỏi để có thể bảo vệ được tốt nhất cho thân chủ mà mình đại diện.

Trong sự hội nhập hiện nay, việc nâng cao kỹ năng của luật sư trong các vụ án hành chính, đặc biệt đối với các luật sư trẻ không chỉ ở góc độ chuyên môn, kỹ năng hành nghề mà còn phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của luật sư với thân chủ của mình, được thể hiênh ngay từ khi tiếp xúc khách hàng, nghiên cứu hồ sơ và cả khi đã hoàn thành công việc của luật sư đằng sau phiên toà. Điều này chỉ có thể đạt được trên cơ sở tôn trọng truyền thống đạo đức của con người Việt Nam.

Sưu tầm

» Thủ tục giải quyết tranh chấp hành chính

Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai

Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai.

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG – BỘ NỘI VỤ – BỘ TÀI CHÍNH
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC

Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2015

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI TRỰC THUỘC SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Nghị định số 58/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Điều 1. Vị trí, chức năng

1. Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng thực hiện đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai và cung cấp thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được Nhà nước bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc và mở tài khoản theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Thực hiện việc đăng ký đất được Nhà nước giao quản lý, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Thực hiện việc cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận).

3. Thực hiện việc đăng ký biến động đối với đất được Nhà nước giao quản lý, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

4. Lập, chỉnh lý, cập nhật, lưu trữ và quản lý hồ sơ địa chính; tiếp nhận, quản lý việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.

5. Cập nhật, chỉnh lý, đồng bộ hóa, khai thác dữ liệu đất đai; xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai theo quy định của pháp luật.

6. Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; chỉnh lý bản đồ địa chính; trích lục bản đồ địa chính.

7. Kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất; kiểm tra, xác nhận sơ đồ nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do tổ chức, cá nhân cung cấp phục vụ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.

8. Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

9. Cung cấp hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

10. Thực hiện việc thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

11. Thực hiện các dịch vụ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật.

12. Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành và tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức

1. Lãnh đạo Văn phòng đăng ký đất đai

Văn phòng đăng ký đất đai có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), phù hợp với tiêu chuẩn chức danh theo quy định.

2. Cơ cấu tổ chức

a) Phòng Hành chính – Tổng hợp;

b) Phòng Kế hoạch – Tài chính (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định thành lập đối với Văn phòng đăng ký đất đai có từ 15 Chi nhánh trở lên);

c) Phòng Đăng ký và cấp giấy chứng nhận;

d) Phòng Thông tin – Lưu trữ;

đ) Phòng Kỹ thuật địa chính;

e) Các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là đơn vị hạch toán phụ thuộc; có con dấu riêng và được Nhà nước bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc theo quy định của pháp luật. Chi nhánh có Giám đốc, không quá 02 Phó Giám đốc và các bộ phận chuyên môn. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai và các Chi nhánh trực thuộc Văn phòng đăng ký đất đai; thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của Văn phòng đăng ký đất đai và Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, phù hợp với tiêu chuẩn chức danh theo quy định.

3. Biên chế, số lượng người làm việc của Văn phòng đăng ký đất đai được giao trên cơ sở đề án vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế, số lượng người làm việc của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 4. Cơ chế hoạt động

1. Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Nguồn kinh phí của Văn phòng đăng ký đất đai

a) Kinh phí do ngân sách địa phương đảm bảo, gồm:

– Kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký đất đai (sau khi đã cân đối với nguồn thu sự nghiệp) theo quy định hiện hành;

– Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

– Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

– Kinh phí khác.

b) Nguồn thu sự nghiệp, gồm:

– Phần tiền thu phí, lệ phí được để lại cho đơn vị sử dụng theo quy định của Nhà nước;

– Thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơn vị;

– Thu khác (nếu có).

c) Nội dung chi, gồm:

– Chi thường xuyên, gồm: chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho công tác thu phí, lệ phí của đơn vị, gồm: tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; dịch vụ công cộng; văn phòng phẩm; các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định;

– Chi hoạt động dịch vụ, gồm: tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; nguyên, nhiên, vật liệu; khấu hao tài sản cố định; sửa chữa tài sản cố định; chi các khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật; các khoản chi khác (nếu có);

– Chi không thường xuyên, gồm:

+ Chi thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao. Đối với nhiệm vụ có định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá được cấp có thẩm quyền ban hành thực hiện theo đơn giá đã được quy định và khối lượng thực tế thực hiện. Đối với nhiệm vụ chưa có định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá dự toán, thực hiện theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước và được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Chi khác.

Điều 5. Cơ chế phối hợp

1. Việc phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), cơ quan tài chính, cơ quan thuế và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo các nguyên tắc sau:

a) Bảo đảm thực hiện đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, kịp thời, công khai, minh bạch;

b) Xác định rõ cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp; trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; nội dung, thời hạn, cách thức thực hiện; chế độ thông tin, báo cáo;

c) Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế tổ chức hoạt động của từng cơ quan, đơn vị.

2. Cơ chế phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan tài chính, cơ quan thuế và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan thực hiện theo Quy chế phối hợp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành đảm bảo nguyên tắc theo quy định tại khoản 1 Điều này và hướng dẫn của liên Bộ: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất khi thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai.

Điều 6. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành từ ngày 19 tháng 5 năm 2015 và thay thế Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế và cơ chế tài chính của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Các quy định tại Điều 4 của Thông tư này được thực hiện đến khi có quy định mới về cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Quyết định thành lập Văn phòng đăng ký đất đai trên cơ sở hợp nhất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hiện có ở địa phương, bảo đảm không tăng biên chế; chuyển nguyên trạng kế hoạch, nhiệm vụ, kinh phí ngân sách nhà nước cấp và các nguồn vốn khác, tài sản, văn phòng làm việc, trang thiết bị, hồ sơ, tài liệu và thông tin dữ liệu có liên quan của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện về Văn phòng đăng ký đất đai;

b) Căn cứ hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này chỉ đạo việc thành lập, kiện toàn Văn phòng đăng ký đất đai phù hợp với yêu cầu công tác và đặc thù của địa phương.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các địa phương phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để thống nhất với Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính xem xét, giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH

Nguyễn Hữu Chí

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
BỘ NỘI VỤ

Trần Anh Tuấn

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Trần Hồng Hà

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Văn phòng Trung ương và các ban của Đảng;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nội vụ, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Cục Kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp;
– Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính;
– Công báo; Cổng TTĐTCP;
– Cổng TTĐT: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính;
– Lưu: VT, TCCB, PC, TCQLĐĐ, Bộ Tài nguyên và Môi trường (4b);
VT, TCBC, PC Bộ Nội vụ (3b);
VT, QLCS, PC Bộ Tài chính (3b).

» Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Phòng đăng ký đất đai

» Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất

Lời chia buồn đám tang

Lời chia buồn đám tang. Gia đình có người ra đi là nỗi đau không gì có thể bù đắp được. Việc gửi những lời chia buồn đám tang là những lời an ủi, động viên đối với gia đình có người mất để tiếp thêm động lực cho họ vượt qua giai đoạn khó khăn. Khi gửi lời chia buồn, chúng ta cần dựa vào hoàn cảnh thực tế để gửi gắm những lời an ủi cho họ. Việc sử dụng những lời chia buồn cần đúng đối tượng, hoàn cảnh, không lố lăng sẽ gây phản cảm. 

Lời chia buồn đám tang cảm động, thành kính và ý nghĩa

1. Cách gửi lời chia buồn đám tang

– Người mất là ai 

Để lựa chọn lời chia buồn phù hợp, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu người mất là ai, có quan hệ như thế nào đối với gia đình, người già hay còn trẻ. Đối với từng đối tượng, chúng ta có những lời chia buồn khác nhau

+ Đối với những người mất trẻ, đây là một nỗi mất mát quá lớn đối với gia đình, bạn nên dùng những lời động viên khích lệ gia đình vượt qua nỗi mất mát vì tương lai phía trước.

+ Đối với những người mất vì già cả, bệnh tật, chúng ta nên dành cho gia đình họ những lời cảm thông, sinh lão bệnh tử không ai tránh được.

– Gửi lời chia buồn bằng tấm lòng thành kính và trang trọng

Thời điểm gửi lời chia buồn là trong đám tang khi gia đình phát tang cùng với vòng hoa tang phù hợp với người khuất, vòng hoa cùng lời viếng là sự chia buồn trang trọng đối với gia đình người đã khuất.

– Lưu ý

Khi viết lời chia buồn bạn cần dùng những từ ngữ bày tỏ sự đồng cảm với những mất mát của họ, không nên nói rằng bạn hiểu cảm giác của họ, không nêu những nhật xét mơ hồ, bạn nên nói với họ rằng bạn rất bất ngờ và nuối tiếc khi nghe tin xấu, không nên hỏi họ quá nhiều câu hỏi vì trong lúc tang gia bối rối, họ không còn tâm trạng để trả lời bất kì câu hỏi nào. Giọng an ủi của bạn cần nhẹ nhàng, từ tốn, không nên quá sốt sắng, vồn vã, tiếng…vì không phù hợp với không khí của đám tang. 

2. Lời chia buồn đám tang cảm động

1. Là con người sinh ra ai cũng phải trải qua sinh lão bệnh tử. Xin chia buồn cùng gia đình. Mong rằng vong hồn của… sớm được siêu thoát về miền cực lạc.

2. Xin chia buồn cùng gia đình,hy vọng  gia đình sớm vượt qua nỗi đau này. Anh/ Chị cố gắng giữ gìn sức khoẻ để làm chỗ dựa cho gia đình nhé.

3. Thành kính phân ưu cùng gia đình. Em chia buồn với gia đình, sinh lão bệnh tử ai rồi cũng phải trải qua. Anh/ chị nén đau buồn để tiếp tục cuộc sống phía trước.

4. “Sinh ký tử quy”

Kính dâng hương hồn…

Thành kính phân ưu với gia quyến

5. Thay mặt tập thể anh em, tôi xin phép được chia buồn cùng gia đình. Xin phép gia đình cho tôi được thắp nén hương cầu cho linh hồn người đã khuất.

6. Có câu “Chính lúc chết đi là lúc vui sống muôn đời”. Gia đình hãy nén đau buồn cùng nhau động viên vượt qua khó khăn này.

7. Vòng hoa chia buồn này xin được gửi tới gia đình. Mong gia đình sớm vượt qua khoảng thời gian khó khăn này.

8. Cầu mong linh hồn…. trở về cõi vĩnh hằng. Lẵng hoa chia buồn này như một lời chia buồn cùng gia quyến.

9. Xin chia buồn cùng gia đình bác, ….đã bỏ cõi tạm về cõi vĩnh hằng, mong gia đình bớt đau buồn và cố gắng vượt qua.

10. Ai rồi cũng sẽ phải về cõi vĩnh hằng, xin được chia buồn cùng gia đình. Xin phép gia đình cho tôi được thắp nén hương tưởng nhớ…..

11. Em có thể hiểu được nỗi đau của anh /chị lúc này. Nhưng anh/ chị hãy cố gắng vượt qua nỗi đau này. Như vậy….mới yên tâm nhắm mắt.

12. Thành kính phân ưu cùng gia đình. Cầu mong cho linh hồn của …. sớm về miền cực lạc.

13. Với lời chia buồn sâu sắc nhất, với tấm lòng tiếc thương, ai rồi cũng sẽ phải ra đi, mong gia đình sớm vượt qua nỗi mất mát này.

14. Ai rồi cũng phải ra đi, tôi thay mặt tập thể…. xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình. Sự ra đi của…. là nỗi mất mát đối với gia đình và chúng tôi.

15. Em không biết nói lời gì hơn ngoài câu chia buồn sâu sắc đối với gia đình anh/ chị. Mong linh hồn… sớm siêu thoát và phù hộ cho gia đình anh/ chị.

 16. Nghe tin…. ra đi mà lòng tôi buồn vô hạn. Xin phép gia đình cho tôi được thắp nén hương cầu nguyện cho hương hồn… siêu thoát.

17. Sinh lão bệnh tử không ai có thể tránh khỏi, gia đình xin đừng quá đau lòng mà ảnh hưởng tới sức khoẻ. Xin kính viếng.

18. Thay mặt toàn thể anh em, xin gửi lời chia buồn tới gia đình.

19. Em xin chia buồn cùng gia đình anh/ chị. Trong giờ phút tang gia này, không ai không buồn, không đau lòng được.

20. Ai rồi cũng phải sang thế giới bên kia, mong gia đình sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này. Mong rằng… trên trời sẽ luôn phù hộ cho gia đình.

21. …. đã rời bỏ cõi tạm. Những kỉ niệm với…. luôn ở mãi trong trái tim tôi. Hôm nay tôi đến tiễn bạn nửa đường. 

3. Những lời chúc đám tang Phật Giáo

1. Đức Phật ơi, xin giúp đỡ anh/ chị trên bước đường vêg phương cực lạc và phù hộ cho gia đình anh/ chị.

2. Chia buồn cùng gia đình, xin được phép thắp một nén hương cho người đã khuất. Hi vọng Đức Phật sẽ soi sáng cho….

3. Thành tâm cầu nguyện linh hồn anh/ chị sớm về cõi Phật

4. Mong rằng Đức phật từ bi sẽ giang tay đón hương hồn anh/ chị về miền cực lạc.

5. Xin thành kính phân ưu với gia đình, anh/chị ấy đã buông bỏ bụi trần về với cõi Phật

4. Lời chia buồn đám tang Đạo Thiên chúa giáo

1. Được tin…. đã được Chúa gọi về. Thay mặt…. chúng tôi xin gửi lời chia buồn cùng anh/ chị và gia đình tang quyến. Nguyện xin Chúa hãy đón nhận linh hồn…. Cầu cho gia đình mau chóng vượt qua khó khăn này.

2. Cầu chúa phước lành phù hộ cho…sớm về cõi tiên đàng. Mong gia đình nén đau thương mà cố gắng vượt qua khoảng thời gian này.

5. Lời chia buồn đám tang bằng tiếng Anh

1. My deepest sympathy in your great loss – Xin chia buồn sâu sắc với sự tổn thất của bạn.

2. May the knowledge that your friends share your sorrow be a solace to you – Ước gì việc chia sẻ nỗi buồn của bạn là nguồn an ủi với bạn.

3. I am here for you if you need anything: anh sẽ luôn ở bên em nếu em cần bất kỳ điều gì

4. I was heartbroken by this sad new: trái tim tôi như tan vỡ vì tin buồn này.

5. I was told about it, I felt so sad: tôi đã biết chuyện đó, tôi đã rất buồn.

6. Thơ chia buồn đám tang 

1. Mà biết tin vẫn rớt u sầu

Định mệnh thế ai biết trước được đâu

Xin cầu cho hồn an nơi ấy.

2. Bạn ơi

Ai chẳng có

Một chỗ trống trong lòng

Bạn ơi! ai chẳng có

Một nấm đất ngoài đồng

Để thắp một nén hương

Vẩy một giọt nước mắt

Cho người đã ra đi

3. Có một ngày ta tan thành mây nước

Chẳng còn chi tồn tại trên đời

Để lại sau mình bao khoảng trống chơi với

Cho tất cả những người ta yêu quý.

4. Kiếp nhân sinh như gió thoảng qua

Sinh ra trong một kiếp con người

Sớm ở tối về là lẽ thường thôi

Thật ngon giấc nhé.

Trên đây là một số lời chia buồn đám tang. Hi vọng bạn có thể lựa chọn hoặc đóng góp được lời chia buồn phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.

» Cách viết phong bì phúng viếng?

Thủ tục thành lập công ty cổ phần

Thủ tục thành lập công ty cổ phần do công ty luật tư vấn tận tình cho khách hàng về công ty cổ phần, hồ sơ đăng ký thành lập, thủ tục và dịch vụ thành lập công ty cổ phần trọn gói.

Đặc điểm về thành lập công ty cổ phần.
Theo Luật Doanh Nghiệp 2014 thì công ty cổ phần có đặc điểm sau:
+ Đại diện Pháp Luật: 1 hoặc nhiều cá nhân
+ Cổ đông có thể là một tổ chức/cá nhân.
+ Số lượng cổ đông: tối thiểu là 3 người.
+ Có tư cách pháp nhân.
+ Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp.
+ Được phát hành cổ phiếu
+ Cổ đông có thể chuyển nhượng 1 phần hay toàn bộ cổ phần cho cổ đông khác trong công ty hoặc người ngoài công ty. Hay có thể yêu cầu công ty mua lại toàn bộ cổ phần của mình sau khi được các cổ đông chấp thuận.
+ Mô hình: Phải có Hội đồng cổ đông, Chủ tịch Hội đồng cổ đông, Giám đốc. Công ty Cổ Phần có trên 11 cổ đông phải có Ban kiểm soát.

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm.
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (do người đại diện theo pháp luật ký)
Dự thảo điều lệ công ty (phải có đầy đủ chữ ký của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập)
Danh sách cổ đông sáng lập
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của tất cả cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật:
+ Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
+ Nếu cổ đông sáng lập là tổ chức:
Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế).
Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân nêu trên của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng. (tham khảo nội dung ủy quyền tại Điều 96Luật Doanh nghiệp).
Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định Danh sách Ngành nghề kinh doanh cần vốn pháp định;
Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề Danh sách một số ngành nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề;
Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);

Giấy tờ cung cấp thành lập công ty cổ phần.
CMND/ hộ chiếu công chứng không quá 3 tháng của chủ sở hữu/ các cổ đông sáng lập.
Thông tin về tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở, vốn điều lệ, ngành nghề chính, đại diện pháp luật / các cổ đông.
Chứng chỉ bản sao công chứng nếu ngành nghề có điều kiện.

Thời gian thực hiện.
3 – 5 ngày (không tính ngày thứ 7, chủ nhật và ngày lễ). Thời gian có thể thay đổi tùy theo nhu cầu kinh doanh của thực tế.

» Tư vấn thành lập công ty cổ phần

Thủ tục thành lập công ty cổ phần:

Bài viết mới