Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại

Khi nào khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Khởi tố theo yêu cầu của người bị hại được quy định và hướng dẫn cụ thể tại Luật Tố tụng hình sự năm 2015 về trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

Khởi tố vụ án hình sự là quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm duy trì trật tự và công lý, không phụ thuộc vào ý muốn cá nhân và không ai có thể can thiệp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, xuất phát từ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, pháp luật quy định cho phép người bị hại lựa chọn quyền yêu cầu khởi tố hoặc không khởi tố vụ án.

Khi nào khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại

Nội dung cụ thể như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

Bộ luật hình sự năm 2015
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

2. Tư vấn các trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại?

Căn cứ theo Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, đối với các tội sau nếu không có các tình tiết nghiêm trọng mà chỉ thuộc vào khoản 1 các tội sau thì chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại:

  1. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác (Điều 134)
  2. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135)
  3. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136)
  4. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác (Điều 138)
  5. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
  6. Tội hiếp dâm (Điều 141)
  7. Tội cưỡng dâm (Điều 143)
  8. Tội làm nhục người khác (Điều 155)
  9. Tội vu khống (Điều 156)
  10. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226)

Đối với những vụ án rơi vào các trường hợp trên, nếu không có yêu cầu khởi tố người bị hại, thì cơ quan có thẩm quyền khởi tố không được khởi tố, trường hợp là người chưa thành niên hoặc là người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không thể hiện được ý chí của mình thì khi muốn khởi tố phải có sự đồng ý của người đại diện.

3. Chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự?

Theo đó, có hai chủ thể được yêu cầu khởi tố vụ án hình sự đó là:

  • Người bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra;
  • Người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết:

+  Người chưa thành niên (người dưới 18 tuổi) là những người chưa có đầy đủ năng lực hành vi để thể hiện quyền chủ thể của mình, họ chưa ý thức được một cách đầy đủ thiệt hại mà hành vi phạm tội gây ra cho họ cũng như cách bảo vệ lợi ích cho mình. Do đó, người đại diện hợp pháp của người bị hại  tham gia tố tụng là cần thiết và việc họ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự để bảo vệ quyền lợi cho người bị hại là hoàn toàn hợp lý.

+  Người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất là vì họ có nhược điểm mà vì đó họ không thể biểu hiện được đầy đủ yêu cầu của mình. Do đó, pháp luật quy định cho người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại.

Trong những trường hợp mà hành vi phạm tội vừa xâm phạm trật tự xã hội, vừa xâm phạm đến thể chất, sức khoẻ, danh dự của người bị hại. Những trường hợp này nếu khởi tố vụ án, lợi ích về mặt xã hội có thể không lớn mà còn có khả năng làm tổn thương thêm về mặt tinh thần cho người bị hại. Vì vậy, nhà làm luật đã xác lập một khả năng, điều kiện để người bị hại cân nhắc, quyết định có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý về mặt hình sự đối với hành vi phạm tội hay không. Với quy định đó, nhà làm luật tạo điều kiện cho người phạm tội có cơ hội thuận lợi để khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra, hạn chế việc gây thêm những tổn thất, mất mát về mặt tinh thần, danh dự không cần thiết có thể có đối với người bị hại.

Khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại phần lớn là các tội phạm xâm phạm đến nhân thân của con người. Xuất phát từ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, pháp luật cho phép họ được lựa chọn quyền yêu cầu khởi tố hoặc không khởi tố vụ án. Điều này cũng phù hợp với những nguyên tắc về tôn trọng quyền nhân thân của Bộ luật Dân sự, đó là nguyên tắc tự định đoạt.

4. Hình thức thể hiện khởi tố theo yêu cầu của người bị hại?

Người bị hại có thể gửi đơn yêu cầu khởi tố hoặc thể hiện ý kiến trong biên bản lời khai
Đã khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì sau đó người bị hại có quyền rút đơn không?

Trong trường hợp vụ án đã khởi tố, người bị hại vẫn có quyền rút đơn yêu cầu và cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định định đình chỉ vụ án trừ trường hợp bị cưỡng bức, ép buộc. Người bị hại có quyền rút đơn trước khi mở phiên tòa.

Người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố không có quyền yêu cầu lại trừ trường hợp họ rút đơn do bị cưỡng bức, ép buộc.

Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

» Mẫu Đơn rút yêu cầu khởi tố của người bị hại

» Luật sư bào chữa vụ án hình sự

Tư vấn khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại: