Tư vấn pháp luật lao động

Tư vấn pháp luật lao động bao gồm tư vấn về hợp đồng lao động, tiền lương, giải quyết tranh chấp trong quan hệ lao động và các quy định liên quan đến lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động, trong giải quyết tranh chấp vụ án lao động.

I. Tư vấn pháp luật lao động:

1. Tư vấn về hợp đồng lao động
Tư vấn về chủ thể giao kết hợp đồng; hình thức ký kết; các loại hợp đồng; các nội dung cơ bản của hợp đồng; quyền và nghĩa vụ của các bên đối với hợp đồng; hiệu lực của hợp đồng; quy định thời gian thử việc; lương thử việc; kết thúc giai đoạn thử việc.
Tư vấn quá trình thực hiện hợp đồng giữa các bên; các trường hợp được điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động; các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động, quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; trách nhiệm của bên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động…

2. Tư vấn về tiền lương
Tư vấn tiền lương; hình thức trả lương; cách xây dựng thang bảng lương; định mức lao động; tiền lương làm thêm giờ; tiền lương làm vào ban đêm và các quy định khác liên quan đến tiền lương.

3. Tư vấn thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến thời gian làm việc; thời gian nghỉ ngơi; nghỉ lễ; nghỉ việc riêng; nghỉ không hưởng lương…

4. Tư vấn kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Tư vấn thủ tục trình tự xử lý kỷ luật lao động; các hình thức xử ký kỷ luật lao động; những trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật sa thải; hỗ trợ soạn thảo và đăng ký nội quy lao động; trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại…

5. Tư vấn an toàn lao động, vệ sinh lao động
Các quy định pháp luật về an toàn lao động; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động; vệ sinh lao động; nghĩa vụ tuân thủ an toàn lao động của người sử dụng lao động, người lao động; tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quyền của người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…

6. Tư vấn một số quy định riêng đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động là người cao tuổi
Các nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với lao động nữ, các quy định đối với lao động nữ mang thai, chế độ nghỉ thai sản.
Các trường hợp được phép sử dụng lao động chưa thành niên, những trường hợp cấm sử dụng lao động chưa thành niên.
Các quy định pháp luật về việc sử dụng lao động là người cao tuổi.

7. Tư vấn quy định pháp luật về người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người nước ngoài làm việc ở Việt Nam
Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: tư vấn các quy định về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng…
Người nước ngoài vào làm việc ở Việt Nam: điều kiện tuyển dụng, làm việc tại Việt Nam, các trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động, hỗ trợ thủ tục xin giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động…

8. Tư vấn các quy định pháp luật khác có liên quan đến lao động:
Lao động giúp việc nhà, các chế độ bảo hiểm y tế, bảo biểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp, công đoàn….

II. Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lao động:
– Tư vấn luật lao động về cách thức giải quyết tranh chấp, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của các bên tranh chấp. Đưa ra những phương án cụ thể có lợi nhất trong quá trình đàm phán, thương lượng, hòa giải (nếu có).
– Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền.
– Hỗ trợ điều tra thu thập chứng cứ – tài liệu, đánh giá chứng cứ – tài liệu để trình trước Tòa.
– Soạn thảo đơn từ và các giấy tờ liên quan khác cho đương sự.
– Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ tại tòa án các cấp.
– Tham gia tố tụng tại Tòa án với tư cách là đại diện ủy quyền – nhân danh khách hàng thực hiện tất cả các phương án và cách thức theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng một cách tốt nhất tại các cấp tòa.

Tư vấn pháp luật lao động xin liên hệ:
Điện thoại: 0768236248 Chat Zalo

Doanh nghiệp hỏi: Công ty chúng tôi đang cần tư vấn các đầu mục về luật lao động như sau:

1) Khảo sát, đánh gía lại toàn bộ hợp đồng lao động của công ty và đưa ra hiện trạng hiện tại.
2) Đánh giá lại phòng nhân sự về công tác nhân sự trong công ty & đưa ra giải pháp cụ thể.
3) Các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân..
4) Xây dựng các quy chế, điều khoản trong lao động trong khuôn khổ của luật lao động .

Mong luật sư đóng góp ý kiến & gửi lại cho các gói dịch vụ liên quan đến những vấn đề tớ nêu trên nhé.

Luật sư tư vấn: Liên quan đến vấn đề doanh nghiệp trao đổi, luật sư có một số ý kiến như sau:

Rà soát các văn bản nội bộ về lao động trong công ty, luật sư hoàn toàn có thể hỗ trợ được. DN chuyển cho luật sư toàn bộ các mẫu văn bản về lao động hiện đang sử dụng trong công ty, thông tin về danh sách người lao động (anh cần nắm được số lượng người lao động, trình độ, công việc đảm nhiệm, độ tuổi, giới tính…). Trên cơ sở hiện trạng về lao động của công ty, chúng tôi sẽ lên lộ trình các công việc phải làm, thời gian cũng như chi phí.

Việc đánh giá phòng nhân sự và công tác nhân sự của công ty không phải là sở trường của luật sư vì điều này đòi hỏi chuyên môn về tư vấn quản lý. Tuy nhiên, nếu bên em cần hỗ trợ, luật sư có thể kết hợp với chuyên gia tư vấn nhân sự độc lập để thực hiện.

Theo ý kiến của chúng tôi , nếu DN chỉ đánh giá mỗi công tác của phòng nhân sự thì sẽ không hiệu quả và thực tế lắm. Nếu muốn đánh giá, em phải đánh giá trong tổng thể của toàn bộ công ty, như cơ cấu quản lý, triết lý kinh doanh, định hướng mục tiêu đã phù hợp hay chưa. Khi đã có được cái nhìn tổng thể về định hướng, mục tiêu kinh doanh của cả công ty rồi, lúc đó, mình sẽ đi đánh giá từng bộ phận một để xem bộ phận đó đã được bố trí đúng chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu nhân sự và làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình hay chưa, trong đó có bộ phận nhân sự.

» Tư vấn pháp luật lao động cho doanh nghiệp

Tư vấn pháp luật lao động: