Phân biệt nguyên đơn, bị đơn, bị can, bị cáo và bị hại

Để hiểu rõ bản chất các khái niệm nguyên đơn, bị đơn, bị can, bị cáo và bị hại trong vụ án như sau:

1. Nguyên đơn, bị đơn và bị hại.

Nguyên đơn và bị đơn là 2 khái niệm dùng để chỉ đương sự trong các vụ án tố tụng dân sự

Đương sự bao gồm cả cá nhân và cơ quan, tổ chức:

– Nguyên đơn là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định khởi kiện, hoặc cơ quan, tổ chức thực hiện việc khởi kiện.

– Bị đơn là người bị nguyên đơn khởi kiện, hoặc cơ quan, tổ chức bị khởi kiện.

– Bị hại là người, cơ quan, tổ chức bị gây thiệt hại trong vụ án tố tụng dân sự.

Trong nhiều trường hợp nguyên đơn trùng với bị hại, có trường hợp không trùng.

2. Bị cáo, bị can và bị hại.

Bị cáo, bị can, bị hại là khái niệm để chỉ những đối tượng của vụ việc tố tụng hình sự:

– Bị can dùng để chỉ người có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình vụ án đang được điều tra. Bắt đầu gọi là bị can tính từ khi cơ quan điều tra (công an, hải quan …) ra quyết định khởi tố vụ án hính sự. (Điều 49 Bộ luật Tố tụng Hình Sự)

– Bị cáo là người đã bị Tòa án quyết đinh đưa ra xét xử. (Điều 50 Bộ luật Tố tụng Hình Sự)

– Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra. (điều 51 Bộ luật Tố tụng Hình Sự)

» Luật sư tranh tụng vụ án dân sự

» Luật sư bào chữa tội hình sự